K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cả
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Ngữ văn
Tiếng anh
Lịch sử
Địa lý
Tin học
Công nghệ
Giáo dục công dân
Âm nhạc
Mỹ thuật
Tiếng anh thí điểm
Lịch sử và Địa lý
Thể dục
Khoa học
Tự nhiên và xã hội
Đạo đức
Thủ công
Quốc phòng an ninh
Tiếng việt
Khoa học tự nhiên
- Tuần
- Tháng
- Năm
-
DHĐỗ Hoàn VIP60 GP
-
50 GP
-
41 GP
-
26 GP
-
119 GP
-
VN18 GP
-
14 GP
-
N12 GP
-
H10 GP
-
10 GP
Phần đọc-hiểu thường chiếm 3/10 điểm đến 4/10 điểm trong bài kiểm tra môn ngữ văn nhưng hầu như học sinh thường rất hay mất điểm ở phần này, nên bài viết này sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể làm tốt phần đọc-hiểu của cả 3 khối: 10, 11, 12.
I. Những vấn đề chung về đọc hiểu văn bản:
1. Văn bản:
- Là sản phẩm, là phương tiện của hoạt động giao tiếp.
- Các loại văn bản:
+ Văn bản liền mạch: là một đoạn văn, một phần, một bài, một chương...văn bản hoàn chỉnh, liền mạch (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, vb nghệ thuật, báo chí, khoa học)
+ Văn bản không liền mạch: là các dạng văn bản kết hợp nhiều hình thức thể hiện, nhiều kí hiệu khác nhau... không được kết cấu bằng những đoạn văn liền mạch, chẳng hạn: Biểu đồ và đồ thị, Bảng biều và ma trận, Sơ đồ, Thông tin tờ rơi, Hoá đơn, chứng từ
2. Đọc hiểu văn bản:
a) Mục đích:
Đọc hiểu văn bản là hành động giải mã văn bản, thường hướng tới các mục đích sau đây:
+ Thu thập, chiết xuất thông tin
+ Phân tích, lí giải văn bản
+ Phản hồi và đánh giá
b) Cấu trúc bài đọc hiểu:
- Phần 1: Ngữ liệu: đoạn văn bản, văn bản: liền mạch/không liền mạch
- Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp --cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
c) Lưu ý khi làm bài tập đọc hiểu:
+ Khi đọc hiểu văn bản, cần chú ý đặc trưng thể loại, nắm được từ ngữ then chốt, câu chủ đề, các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trọng tâm,...
+ Nên đọc yêu cầu của câu hỏi trước khi đọc văn bản
Khi trả lời:
+ Đối với câu hỏi TNKQ: cẩn trọng khi lựa chọn phương án trả lời
+ Đối với câu hỏi thu thập thông tin: cần trả lời ngắn gọn, có thể gạch đầu dòng.
+ Đối với câu hỏi phân tích, đánh giá, lí giải: trả lời ngắn gọn, đầy đủ với nhiều nhất các phương án có thể, bày tỏ được chủ kiến riêng, có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không viết chung chung, mơ hồ.
II. Các dạng đọc hiểu văn bản.
1. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản
- Đề tài: đối tượng được đề cập đến trong văn bản
Dạng câu hỏi: Văn bản đề cập đến điều gì?
Hãy xác định đề tài của văn bản.
- Chủ đề: Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản
+ Dạng câu hỏi: Xác định nội dung chính của văn bản/ Văn bản đề cập đến điều gì?/ Hãy xác định chủ đề của văn bản, Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản (đối với thơ),...
+ Cách làm:
* Đối với văn bản phi nghệ thuật (khoa học, báo chí,...): xác định từ then chốt, câu chủ đề à liên kết thông tin à khái quát thông tin à xác định nội dung chính
* Đối với văn bản nghệ thuật: chú ý đến ý nghĩa những hình ảnh, từ ngữ đắt, câu hay, biện pháp tu từ (thơ), nhân vật, chi tiết đặc sắc, giọng điệu của văn bản,..--> xác định chủ đề
- Tư tưởng: Điều mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản (thường là văn bản nghệ thuật)
+ Dạng câu hỏi: Qua văn bản, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?/ Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc/ bài học mà anh/ chị rút ra?...
+ Cách làm: Chú ý đến ý nghĩa hàm ẩn của vb, cảm nhận chiều sâu văn bản để xác định
- Đặt nhan đề cho văn bản
Cách làm: + thể hiện được nội dung chính
+ hình thức ngắn gọn, hấp dẫn
2. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu nhận diện, phân tích các phương diện về nội dung, hình thức của văn bản
a) Yêu cầu nhận diện các phương thức biểu đạt
Dạng câu hỏi - cách làm
- Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản : chỉ nêu một phương thức biểu đạt chính
- Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản : nêu từ hai phương thưc biểu đạt trở lên.
dài vậy