Hồ Xuân Hương là nữ sĩ nổi tiếng, một hiện tượng văn học cá tính bậc nhất của văn học Việt Nam trung đại. Nhận xét về sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, thi sĩ Dimutrova đã khẳng định “Hồ Xuân Hương là một trong những hiện tượng văn học độc đáo nhất của Việt Nam”. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương tập trung bút lực đến một đối tượng đặc biệt là những người phụ nữ – những người chịu nhiều bất công, đau khổ trong xã hội xưa bằng sự đồng cảm sâu sắc cùng sự trân trọng với những giá trị tốt đẹp, với khát khao hạnh phúc chân chính. Tự tình II là bài thơ Hồ Xuân Hương viết về thân phận nhỏ bé cùng thân phận dang dở của chính mình, nhưng qua những tâm sự ấy người đọc lại thấy đươc những thân phận chung của rất nhiều phụ nữ trong xã hội đương thời.
Tự tình II được mở đầu với hai câu thơ tả cảnh ngụ tình, từ sự hoang vắng, tịch mịch của không gian, nhân vật trữ tình xuất hiện với những tâm sự, suy tư chất chồng về sự nhỏ bé của bản thân và sự lỡ làng của duyên phận:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Trong không gian vắng lặng, tịch mịch của đêm khuya, những con sóng lòng như cồn cào, cuộn xoáy trong lòng nữ sĩ những trăn trở, thao thức về thân phận lỡ làng, tình duyên dang dở. Âm thanh tiếng trống canh dồn vang lên như một dấu hiệu thông báo thời gian trôi qua. Âm thanh tiếng trống trong đêm không làm lòng người thôi khắc khoải mà dường như càng làm đậm thêm nỗi buồn, sự lạc lõng giữa cuộc đời. “Hồng nhan” là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ những người con gái đẹp. Tuy nhiên hồng nhan được nhắc đến trong câu thơ lại được đặt trong tương quan với nước non, đặc biệt là động từ trơ được đảo lên đầu câu lại gợi ấn tượng về sự nhỏ bé, lạc lõng của thân phận người phụ nữ trước cuộc đời rộng lớn.
Tâm trạng chất chứa những suy tư, bế tắc khôn nguôi nhưng người phụ nữ ấy lại chẳng có lấy một người để giãi bày những tâm sự mà phải tìm đến rượu như một cách để thoắt li với thực tại đau khổ:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Đối diện với thân phận hẩm hiu, tình duyên dang dở nữ sĩ đã muốn mượn rượu giải sầu, muốn say để quên đi tất cả nhưng dường như càng uống càng tỉnh. “Say lại tỉnh” gợi ra trạng thái say – tỉnh bất phân, hơi rượu không làm cho nữ sĩ quên đi mà càng khắc sâu nỗi đau về thân phận. Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là vầng trăng sắp tàn khi ngày đến, trạng thái khuyết chưa tròn cũng như tình duyên dang dở, lỡ làng của duyên phận.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Trong hai câu luận, tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng hệ thống những động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” để thể hiện sự đối chọi của thiên nhiên. Những đám rêu muốn thoát ra khỏi sự bức bối của mặt đất để hướng về bầu trời rộng lớn, những hòn đá muốn đâm toạc chân mây để tìm đến sự tự do. Nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng vô cùng hiệu quả để hiện sự bất bình, bức bối của tác giả trước tình sự bất công của số phận đồng thời thể hiện khát khao vượt thoát khỏi hoàn cảnh, hướng đến ánh sáng của tự do, hạnh phúc.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Mùa xuân của đất trời đến – đi theo quy luật tuần hoàn, xuân đi rồi xuân lại đến nhưng tuổi xuân của con người lại khác một khi trôi đi thì không bao giờ quay lại nữa. Càng cay đắng hơn, xót xa hơn khi người phụ nữ dùng cả tuổi xuân của mình để chờ mong, khát cầu một hạnh phúc dù là nhỏ bé, đơn giản nhưng chờ cả tuổi xuân hạnh phúc khát cầu ấy cũng chẳng thể trọn vẹn. “Ngán” là trạng thái của nhà thơ Hồ Xuân Hương trước sự mất mát của tuổi xuân nhưng không thể một lần chạm đến hạnh phúc, tình duyên vốn mong manh, nhỏ bé “mảnh tình” cũng không được trọn vẹn mà phải san sẻ càng khiến cho độc giả thêm xót xa về thân phận hẩm hiu của kiếp chồng chung, lẽ mọn.
Có thể nói, Tự tình 2 là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tâm hồn, tài năng và phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện được sự ý thức sâu sắc của người phụ nữ trước hoàn cảnh éo le, bất công của số phận, tuy nặng trĩu nỗi buồn nhưng không hề bi lụy, ấn tượng đọng lại cuối cùng trong lòng người đọc lại là sự mạnh mẽ của tâm hồn người phụ nữ khi khát khao vượt thoát ra khỏi hoàn cảnh, hướng đến một cuộc sống tươi sáng hơn.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ nổi tiếng, một hiện tượng văn học cá tính bậc nhất của văn học Việt Nam trung đại. Nhận xét về sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương, thi sĩ Dimutrova đã khẳng định “Hồ Xuân Hương là một trong những hiện tượng văn học độc đáo nhất của Việt Nam”. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, Hồ Xuân Hương tập trung bút lực đến một đối tượng đặc biệt là những người phụ nữ – những người chịu nhiều bất công, đau khổ trong xã hội xưa bằng sự đồng cảm sâu sắc cùng sự trân trọng với những giá trị tốt đẹp, với khát khao hạnh phúc chân chính. Tự tình II là bài thơ Hồ Xuân Hương viết về thân phận nhỏ bé cùng thân phận dang dở của chính mình, nhưng qua những tâm sự ấy người đọc lại thấy đươc những thân phận chung của rất nhiều phụ nữ trong xã hội đương thời.
Tự tình II được mở đầu với hai câu thơ tả cảnh ngụ tình, từ sự hoang vắng, tịch mịch của không gian, nhân vật trữ tình xuất hiện với những tâm sự, suy tư chất chồng về sự nhỏ bé của bản thân và sự lỡ làng của duyên phận:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Trong không gian vắng lặng, tịch mịch của đêm khuya, những con sóng lòng như cồn cào, cuộn xoáy trong lòng nữ sĩ những trăn trở, thao thức về thân phận lỡ làng, tình duyên dang dở. Âm thanh tiếng trống canh dồn vang lên như một dấu hiệu thông báo thời gian trôi qua. Âm thanh tiếng trống trong đêm không làm lòng người thôi khắc khoải mà dường như càng làm đậm thêm nỗi buồn, sự lạc lõng giữa cuộc đời. “Hồng nhan” là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ những người con gái đẹp. Tuy nhiên hồng nhan được nhắc đến trong câu thơ lại được đặt trong tương quan với nước non, đặc biệt là động từ trơ được đảo lên đầu câu lại gợi ấn tượng về sự nhỏ bé, lạc lõng của thân phận người phụ nữ trước cuộc đời rộng lớn.
Tâm trạng chất chứa những suy tư, bế tắc khôn nguôi nhưng người phụ nữ ấy lại chẳng có lấy một người để giãi bày những tâm sự mà phải tìm đến rượu như một cách để thoắt li với thực tại đau khổ:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Đối diện với thân phận hẩm hiu, tình duyên dang dở nữ sĩ đã muốn mượn rượu giải sầu, muốn say để quên đi tất cả nhưng dường như càng uống càng tỉnh. “Say lại tỉnh” gợi ra trạng thái say – tỉnh bất phân, hơi rượu không làm cho nữ sĩ quên đi mà càng khắc sâu nỗi đau về thân phận. Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn là vầng trăng sắp tàn khi ngày đến, trạng thái khuyết chưa tròn cũng như tình duyên dang dở, lỡ làng của duyên phận.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Trong hai câu luận, tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng hệ thống những động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” để thể hiện sự đối chọi của thiên nhiên. Những đám rêu muốn thoát ra khỏi sự bức bối của mặt đất để hướng về bầu trời rộng lớn, những hòn đá muốn đâm toạc chân mây để tìm đến sự tự do. Nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng vô cùng hiệu quả để hiện sự bất bình, bức bối của tác giả trước tình sự bất công của số phận đồng thời thể hiện khát khao vượt thoát khỏi hoàn cảnh, hướng đến ánh sáng của tự do, hạnh phúc.
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Mùa xuân của đất trời đến – đi theo quy luật tuần hoàn, xuân đi rồi xuân lại đến nhưng tuổi xuân của con người lại khác một khi trôi đi thì không bao giờ quay lại nữa. Càng cay đắng hơn, xót xa hơn khi người phụ nữ dùng cả tuổi xuân của mình để chờ mong, khát cầu một hạnh phúc dù là nhỏ bé, đơn giản nhưng chờ cả tuổi xuân hạnh phúc khát cầu ấy cũng chẳng thể trọn vẹn. “Ngán” là trạng thái của nhà thơ Hồ Xuân Hương trước sự mất mát của tuổi xuân nhưng không thể một lần chạm đến hạnh phúc, tình duyên vốn mong manh, nhỏ bé “mảnh tình” cũng không được trọn vẹn mà phải san sẻ càng khiến cho độc giả thêm xót xa về thân phận hẩm hiu của kiếp chồng chung, lẽ mọn.
Có thể nói, Tự tình 2 là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tâm hồn, tài năng và phong cách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Bài thơ thể hiện được sự ý thức sâu sắc của người phụ nữ trước hoàn cảnh éo le, bất công của số phận, tuy nặng trĩu nỗi buồn nhưng không hề bi lụy, ấn tượng đọng lại cuối cùng trong lòng người đọc lại là sự mạnh mẽ của tâm hồn người phụ nữ khi khát khao vượt thoát ra khỏi hoàn cảnh, hướng đến một cuộc sống tươi sáng hơn.