K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: A

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi: 8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi:

8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?
1
11 tháng 6 2019

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:

- Tính cụ thể:

   + Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí

   + Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)

   + Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách

- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã (nghĩ gì đấy Th. ơi?; Đáng trách quá Th ơi)

- Tính cá thể

   + Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy...
Đọc tiếp
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” đã thấy được rồi… Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến – như là tất yếu vậy […]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít […]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất cả có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngya trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.    Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến ngày nay […].    Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được…    Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các cụ bà già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng […], cả tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya […], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú […]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tô thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối…cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.    “Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời… (Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”, trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000). Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
1
3 tháng 5 2017

- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

    + Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

    + Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

    + Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

    + Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

    + Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

    + Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô...
Đọc tiếp

a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :

- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?

- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.

b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :

(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô ấy uống nước giải khát X.

(Quảng cáo một loại nước giải khát)

(2)

A : – Mình vừa chụp ảnh Hương đấy.

B : – Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy!
(Hương xuất hiện)…

A : – Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy.

Gợi ý :

- Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa ? Có đảm bảo tính thông tin không ?

- Quảng cáo (2) có quá lời không ? Đã thực sự thuyết phục chưa ?

Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt :

- Nội dung thông tin

- Tính hấp dẫn

- Tính thuyết phục

1
21 tháng 2 2019

- Tạo ra được sự hấp dẫn, các văn bản được trình bày có tính thẩm mĩ cao: nhiều màu sắc, bố cục hình ảnh hấp dẫn, chữ viết đẹp, nhiều cỡ chữ khác nhau…

- Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu:

    + Từ ngữ: có nhiều từ chỉ tính chất gây ấn tượng mạnh với người dùng: chính hãng, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giáo sư, bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, nhanh, chính xác…)

    + Về câu: Thường xuyên dùng các câu đặc biệt, không đủ thành phần

b, Nhận xét quảng cáo (1), (2)

    + QC (1) nước giải khát: hai dòng, không nêu được tính ưu việt của sản phẩm

- QC (2) kem da trắng: quảng cáo quá đà, sử dụng nhiều từ ngữ khiến người nghe phải nghi ngờ chất lượng sản phẩm

c, yêu cầu viết quảng cáo

- Về nội dung thông tin: bằng cách này hay cách khác, nội dung thông tin phải rõ ràng để người nghe, người đọc có thể dễ dàng tiếp thu

- Tính hấp dẫn: nghệ thuật trình bày, tác động lên thị giác, thính giác người đọc, người nghe, người đọc

- Về tính thuyết phục: từ ngữ chính xác, thuyết phục được người nghe, người xem

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.Người chiến sĩ nào...
Đọc tiếp

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích?

1
25 tháng 9 2017

Nêu hai biện pháp tu từ :

- Lặp cấu trúc (điệp ngữ).

- Đối lập (tương phản).

Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng mình không làm được. Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó, nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi...
Đọc tiếp

Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng mình không làm được. Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó, nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Hãy nhớ rằng thành công trong cuộc sống luôn đi kèm với những câu khẳng định như: “Tôi có thể” hoặc “Tôi sẽ làm được”, và hành động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng ngồi đó chờ đợi mộng tưởng biến thành sự thật. Khi đã nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn cũng không phải tiếc nuối. Thất bại khiến bạn không chỉ rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà bạn đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn làm được. Điều quan trọng là bạn phải xem xét các khả năng để tạo ra cơ hội chứ không phải lãng phí thời gian để mổ xẻ những trách nhiệm của mình.

Nêu nội dung của đoạn trên

0