K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2017

Từ láy vần eo :

+ eo éo

+ èo èo

+ èo ẽo

+ eo sèo

Từ láy vàn êu :

- êu êu

- lêu lêu

- lếu tếu

5 tháng 10 2017

eo:leo nheo

êu :lêu nghêu 

Từ láy có vần "eo": eo xèo, cheo leo, béo bở

Từ láy có vần "êu": lêu nghêu, lếu tếu

Từ láy có vần "iêu": chiều chuộng, liêu xiêu, tiêu điều

2 tháng 7 2023

Đặt câu:

- Với 5 từ láy âm:

+ Bạn ấy hay cười khúc khích trong lớp.

+ Quê em có cánh đồng lúa mênh mông.

+ Cô gái này có nét cười duyên dáng.

+ Cậu ấy thích làm bộ ngơ ngác như chú nai.

+ Lan là cô bạn xinh xắn nhất lớp tôi.

- Với 5 từ láy vần:

+ Em bé đó chạy lon ton lại chỗ mẹ.

+ Chợ vãn thì xung quanh đìu hiu.

+ Bà cụ có tướng đi lom khom.

+ Khuôn mặt mới thức của bạn ấy trông rất lờ đờ.

+ Lòng tôi chợt thấy bồi hồi khi nhớ về ngày đầu tiên đi học.

- Với 5 từ láy hoàn toàn:

+ Cậu ấy có cái lắc tay trông xinh xinh.

+ Cơn mưa ào ào suốt hai giờ đồng hồ.

+ Xa xa đằng kia là ngọn núi mà bạn đang tìm.

+ Nước mắt nó đang sắp rưng rưng.

+ Thác đổ ầm ầm ngày này qua ngày khác.

2 tháng 7 2023

Từ láy âm:

Tôi luôn lo lắng cho kì thi sắp tới

Mùa xuân, ánh đèn giăng ngoài đường sáng lung linh 

Cô giáo luôn sẵng sàng giúp đỡ học sinh

Hà luôn xếp sách vở ngay ngắn sau khi học xong

Ánh đèn đom đóm sáng lập lòe

Từ láy vần: 

Tụi nó xô làm thằng bé lảo đảo xém ngã

Tôi khéo léo xếp quần áo để chuẩn bị đi du học

Những mảnh kính li ti văng khắp nơi

Bà ta luôn lanh chanh với mọi người

Dáng người mẹ tôi mảnh khảnh giống hệt bà ngoại

Từ láy hoàn toàn:

Từ đầu ngõ đã nghe thấy tiếng con bé Mai lanh lảnh gọi bà

Tôi nhắn tin mà anh ta dửng dưng như không

Các bé đều ngoan ngoãn nên các cô cũng nhàn

Mưa ào ào trút xuống ướt hết đống thóc đang phơi

Tiếng khóc the thé của đứa trẻ nghe não lòng

11 tháng 11 2018

- từ láy rất không có khả năng là danh từ.vì: 
từ láy nếu là 2 tiếng thì thường là một tiếng có nghĩa còn tiếng còn lại không có nghĩa, hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa. mà danh từ thì phải có nghĩa ở tất cả các tiếng trong câu. vậy 

từ láy khó có khả năng là danh từ .

- Còn là động từ thì mình nghĩ không thể được..

- Non nước , nước non là từ ghép .

- Nói năng , ăn uống là từ ghép .

* Hok tốt !

# Miu

 . 

4 tháng 10 2021

2 từ đơn : vở , bút

2 từ phức : quyển vở , nhanh nhảu

2 từ ghép : quyển vở , quyển sách

2 từ láy chỉ âm đầu giống nhau : nhanh nhảu , nhanh nhẹn

2 từ láy chỉ vần giống nhau : ầm ầm , lướt thướt 

Câu 1: Từ “thoang thoảng” là từ láy được xếp vào nhóm nào?A. Từ láy bộ phậnB. Từ láy toàn bộC. Cả A và B đều đúngD. Cả A và B saiCâu 2: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận?A. Xanh xanh, tưng bừng, đẹp đẽ, thoăn thoắt, om om.B. Bừng bừng, eo óc, í ới, ủn ỉn, loanh quanh, xanh xanh.C. Xanh xanh, xinh xinh, đèm đẹp, lao xao, cao cao.D. Xinh xắn, tưng bừng, đì đùng, hì hục, lan man.Câu 3: Từ láy là gì?A. Từ...
Đọc tiếp

Câu 1: Từ “thoang thoảng” là từ láy được xếp vào nhóm nào?
A. Từ láy bộ phận
B. Từ láy toàn bộ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B sai
Câu 2: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ láy bộ phận?
A. Xanh xanh, tưng bừng, đẹp đẽ, thoăn thoắt, om om.
B. Bừng bừng, eo óc, í ới, ủn ỉn, loanh quanh, xanh xanh.
C. Xanh xanh, xinh xinh, đèm đẹp, lao xao, cao cao.
D. Xinh xắn, tưng bừng, đì đùng, hì hục, lan man.
Câu 3: Từ láy là gì?
A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành
B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau
C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vầ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào đều là từ láy?
A. Thịt thà, chùa chiền, ngào ngạt
B. Cây cỏ, hòa hoãn, mũm mĩm
C. Róc rách, réo rắt, mai một
D. Nho nhỏ, xanh xao, vàng vọt
Câu 5:  Cấu tạo của chủ ngữ trong câu: Những đám mây trắng đang lững lờ trôi.” là gì?
A. Danh từ                                                    B. Động từ
C. Cụm đại từ                                               D. Cụm danh từ
Câu 6: Hoán dụ là gì?
A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?
                  Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
                  Một khối óc lớn đã ngừng sống.
A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể                           B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng
C. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng                       D. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể
Câu 8: Ý nào dưới đây nêu đúng nhất khái niệm về mở rộng chủ ngữ?
A. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm đại từ.
B. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm danh từ.
C. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm động từ.
D. Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết, người nói, chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm tính từ.

 

3
18 tháng 3 2022

1. B

2. D

3. C

4. D

5. A

6. C

7. A

8. C

 

1b

2a

3c

4d

5d

6c

7a