Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
• Một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khỏe con người:
- Có chế độ dinh dưỡng cân đối (không ăn quá nhiều, không ăn quá ít), phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tính chất công việc.
- Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Cần đảm bảo vệ sinh khi ăn uống (rửa tay sạch trước khi ăn).
- Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.
- Bảo vệ môi trường sống, không sử dụng hóa chất độc hại,…
• Tác dụng của các biện pháp trên:
- Giúp cơ thể có đủ nguyên liệu để xây dựng tế bào, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể; có đủ năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
- Phòng tránh được các bệnh đường tiêu hóa như giun, sán, ngộ độc thực phẩm,…
-Tuyên truyền bằng khẩu hiệu ví dụ như là ''Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng''
-Vẽ tranh tuyên truyền chống thực phẩm bẩn
- Biện pháp tưới nhỏ giọt, biện pháp tưới phun, biện pháp tưới ngầm, biện pháp tưới rãnh/tưới theo líp, biện pháp tưới ngập
- Một số phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, bón đa dạng các loại phân...
Trẻ bị suy dinh dưỡng
-Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
-Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể trẻ
Trẻ bị thừa cân
-Có chế độ ăn bổ sung hợp lí, đúng thời điểm
-Cần theo dõi và điều chỉnh kịp thời những chuyển biến của trẻ
Trẻ bị tiêu chảy:
-Giữ vệ sinh cơ thể trẻ và vệ sinh môi trường
-Ăn chín uống sôi
Tham khảo:
– Giữ sạch nguồn nước: Không chăn thả gia súc, đổ rác gần nguồn nước, không phóng uế bậy, không thải hóa chất trực tiếp vào nguồn nước, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
– Tiết kiệm nước, tránh lãng phí khi sử dụng nước như: Kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây, …
– Ứng dụng tốt các giải pháp để xây dựng các loại cầu tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoại, hai ngăn, thấm dội nước). Phân gia súc thu gom đưa vào hố ủ hợp vệ sinh cách xa nguồn nước.
– Rác thải sinh hoạt và chất thải khác cần phân loại trước khi đưa vào nơi chứa có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như ở nơi công cộng đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.
– Có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông sau khi đã được xử lý. Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo quy định trước khi thải ra cộng đồng.
Tên bệnh | Nguyên nhân | Tác hại | Biện pháp phòng tránh |
Béo phì | Do chế độ ăn uống quá nhiều bột đường, chất béo; lười vận động; do béo phì;… | Dẫn đến một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, rối loạn cơ xương khớp, ung thư,… | Hạn chế lượng năng lượng dung nạp vào từ chất bột đường, chất béo; tăng khẩu phần trái cây và rau quả; tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên. |
Giun sán | Do thiếu vệ sinh trong ăn uống; ăn đồ sống mang ấu trùng giun sán;… | Đau bụng, người gầy yếu, da xanh | Ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; hạn chế ăn thức ăn sống;… |
Ngộ độc thực phẩm | Ăn phải thực phẩm ôi thiu, còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật | Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói,… | Không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;… |
- Một số biện pháp được sử dụng để bảo quản lương thực, thực phẩm là: bảo quản lạnh, bảo quản khô, bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao, bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp.
- Hiện tại, gia đình em đang áp dụng những biện pháp bảo quản: Bảo quản lạnh (bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh), bảo quản khô (đối với các loại hạt ngũ cốc), bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp (bảo quản bằng hút chân không).