Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lập dàn ý:
Phần 1.Mở bài:. Giới thiệu cây non + quang cảnh nơi trồng cây non
- Nơi em trồng cây non em có rộng không? trồng những cây gì?
- Cây non nằm ở đâu? Nó ở đó bao lâu rồi?
Phần 2. Thân bài:
- Miêu tả bao quát cây no
- Cao đến đâu, nó nhỏ như thế nào?
- Thân cây có dài không? - Lá của cây thế nào? có màu gì?Ngày qua ngày, cây có thay đổi gì không?
- Em chăm sóc cho cây như thế nào?
- Phần 3. Kết bài: Kỉ niệm với cây non và cảm nghĩ của em về cây.
Bài này mik tự làm, đúng yêu cầu,nếu đc bạn k cho mik nha.
CHÚC BẠN HOK TỐT!
Đề 1:tả về người thân
Bài làm
"MẸ"tiếng gọi giản dị mà thân thương biết mấy.mẹ tôi mang 1 cái tên rất đẹp......mẹ là 1 công nhân mẹ có rất nhiềurất nhiều đồng nghiệp và họ đều yêu quý mẹ.tôi cũng vậy
Năm nay,mẹ .....tuổi.dáng người mẹ nhỏ nhắn nên ai cũng khen mẹ trẻ và đẹp,bố con tôi nhất trí trao cho mẹ danh hiệu hoa khôi.làn da mẹ trắng,mịn màng nhiều khi em thầm ước giá mình có làn da trắng mịn như mẹ.thường ngày mẹ mặc những bộ quần áo giản dị và gọn gàng nhìn mẹ thật trẻ trung và năng động.khuôn mặt mẹ tròn như vầng trăng đêm rằm trông thật hiền từ,phúc hậu.mái tóc xõa ngang vai mượt mà óng ả làm mẹ càng trở lên quyến rũ.vầng trán cao và rộng khiến khuôn mặt mẹ thêm sáng.ẩn sau hàng lông mi dài và cong là đôi mắt sâu thẳm dịu hiền đến khó tả,thấm đượng sự bao dung sâu kín.đôi mắt ấy luôn đổ heo mỗi khi tôi ốm,luôn lấp lánh hạnh phúc mỗi khi tôi vui.cũng đôi mắt ấy chứa tran biết bao tình yêu thương,sự động viên,an ủi mỗi khi tôi vấp ngã.mẹ có đôi môi hồng luôn mỉm cười kheo ra hàm răng trắng bóc đều như hạt bắp.tôi yêu nhất là đôi bàn tay gầy gầy xương xương của mẹ mà mền mại ấm áp đến vô cùng.
Tuy công vc bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian chăm sóc tôi chu đáo.ko chỉ là người mẹ mà còn là cô giáo thứ2 của tôi . Khi tôi ko hiểu bài mẹ luôn tận tình giảng dạy.mẹ dạy tôi bao nhiêu điều hay lẽ phải.mỗi khi tôi ốm nặng,mẹ ngồi thức suốt đêm lúc xoa đầu những lúc như vậy mẹ gầy đi 2 mắt thâm cuồng nhìn mẹ tôi thấy thương lắm.tính mẹ tôi rất hiền môi khi tôi mắc lỗi mẹ ko đánh mắng mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở.đôi khi sự im lặng của mẹ là hình phạt nặng nề nhất của em.mẹ luôn thân thiện và hòa nhã nên ai cũng quý mẹ.
Mẹ ko chỉ là người thầy đáng quý mà còn là người bạn để tôi chia sẻ niềm vui nỗi buồn.trong sâu thẳm trái tim tôi,tôi thầm nghĩ mẹ là tất cả .mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi.tôi sẽ cố gắng hc tập thật tốt để mẹ vui lòng
Your client issued a request that was too large. That’s all we know.
I/ Mở bài
- Giới thiệu buổi sáng trong công viên
- Khởi đầu ngày mới bằng việc tập thể dục là thói quen rất tốt cho sức khỏe. Sáng nào cũng vậy, em cùng bố ra công viên chạy bộ. Nhờ vậy, em mới được ngắm nhìn cảnh sắc tuyệt đẹp của công viên vào buổi sáng.
II/ Thân bài
a. Tả khung cảnh thiên nhiên
- Mới sáng sớm nên không khí nơi đây thật trong lành. Em khoan khoái mở căng lồng ngực cảm nhận mùi hương dịu nhẹ của thiên nhiên.
- Mặt trời chưa ló rạng nhưng từ phía xa xa đã le lói vài ánh nắng yếu ớt đang muốn xuyên thủng lớp mây trắng để chiếu xuống trần gian.
- Đường chân trời vẫn còn phớt một màu hồng nhạt.
- Gió nhè nhẹ thổi cuốn theo hương hoa thơm ngát.
- Cây cối trong công viên như bừng tỉnh sau một đêm dài. Cành lá rung rinh vui tươi đón chào ngày mới.
- Chim chóc truyền cành hót líu lo bài ca vui tươi báo hiệu ngày mới bắt đầu.
- Dải hoa được trồng cạnh tượng đài cũng lấp lánh dưới giọt sương sớm. Hoa hồng, hoa cúc, hoa hướng dương đang phô ra dáng vẻ đẹp nhất của mình.
- Hồ nước giữa công viên ánh lên sắc xanh của bầu trời. Những gợn sóng nhỏ lăn tăn như đang chơi trốn tìm. Vài chú cá thỉnh thoảng lại nhảy lên đớp mấy cái bong bóng nước một cách thích thú
b. Tả hoạt động con người
- Công viên buổi sáng đông đúc, náo nhiệt và ồn ào.
- Ở phía trước tượng đài là các ông các bà cao tuổi đang tập dưỡng sinh.
- Phía bên kia là nhóm người trẻ đang cùng nhau tập bài thể dục buổi sáng.
- Dọc theo con đường nhựa xuyên suốt công viên là những người chạy bộ buổi sáng để rèn luyện sức khỏe.
- Ở đó còn có cả những người đạp xe với chiếc xe địa hình và chiếc mũ bảo hiểm trông thật mạnh mẽ và khỏe khoắn.
- Có người đến công viên vào buổi sáng chỉ để tận hưởng không khí trong lành và tươi mát. Họ ngồi trên ghế đá thư thái đọc sách, họ ngồi trên bãi cỏ lặng lẽ ngắm mặt hồ trong như gương.
- Bên phía khu vui chơi, đoàn tàu xe lửa, vòng quay ngựa gỗ, nhà phao,.. đã được chuẩn bị sắn sàng để trẻ em đến vui chơi.
III/ Kết bài
- Nêu cảm xúc về buổi sáng trong công viên.
- Buổi sáng trong công viên đẹp và thanh bình biết bao. Khung cảnh công viên buổi sáng giúp em có một tâm trạng vui vẻ, một sinh khí dồi dào để bước vào ngày mới.
1. Mở bài
- Ngày nghỉ bao giờ hai an hem tôi cũng được bố mẹ dẫn đi chơi công viên.
- Công viên ngày chủ nhật thật đông
2. Thân bài
- Công viên ở phía nam thành phố, rất rộng, chu vi đến bốn, năm cây số.
- Tả quang cảnh bao quát: cây to bóng mát được phân bố đều; các loại cây đẹp được trồng theo khu vực; hoa trồng theo bồn; các tượng đài, ghế đá, khu vực giải khát, ki - ốt hàng hóa, các khu vui chơi … được bố trí hợp lí.
- Tả chi tiết vài loại cây cối: cây đa Bác Hồ, hàng cây hoa ban Tây Bắc, một bồn hoa đẹp nhất.
- Các khu vui chơi của trẻ em: đu quay, tàu bay, tàu hỏa, trò chơi cảm giác mạnh lên trời, vào hầm sâu, lao xuống nước, bể bơi, bóng nước, đi ca nô ra đảo …
- Khu giải trí của người lớn: các trò chơi ten – nít, cầu lông, cờ tướng.
3. Kết bài
- Sau một buổi vui chơi ở công viên tôi thấy thật thoải mái và khỏe người.
- Công viên là một không gian thiên nhiên đẹp, đem lại không khí trong lành, rất cần cho con người.
Miin
Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 1
1) Mở bài:
Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.
2) Thân bài:
- Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.
- Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.
- Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.
- Mặt số màu trắng.
- Quanh mặt số có viền màu đen.
- Có bốn kim.
• Kim giờ to, ngắn.
• Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ.
• Kim giây bé nhất.
• Kim báo thức màu xanh nhạt
- Phía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.
- Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.
- Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.
- Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.
3) Kết bài:
- Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.
- Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấc
- Không để thời gian trôi đi vô ích.
Lập dàn ý miêu tả Cái đồng hồ báo thức số 2
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức. Từ đó “bác đồng hồ” đã trở thành người bạn thân thiết của cả gia đình em.
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
+ Của nước nào sản xuất? Loại nào?
Đó là chiếc đồng hồ báo thức Nhật Bản, loại chạy bằng pin, hình tròn, đường kính khoảng 15cm.
- Tả từng bộ phận:
+ Vỏ đồng hồ làm bằng gì? Mép ra sao? Còn mới nguyên hay đã bị trầy xước?
Vỏ đồng hồ làm bằng nhựa cao cấp màu xanh. Mép ngoài là một đường viền mạ kền sáng loáng.
+ Mặt đồng hồ: chữ số chỉ ngày, giờ, phút ra sao? Kim đồng hồ: mấy kim? Khác nhau như thế nào?
Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ, bên trên ghi các con số từ số một đến số mười hai.. Trên mặt đồng hồ còn có ba cây kim dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Đó là kim chỉ giờ, chỉ phút và chỉ giây.
Mặt sau đồng hồ có hai núm tròn nhỏ màu đen: núm điều chính giờ, núm hẹn giờ báo thức.
+ Vì sao chiếc đồng hồ là bạn thân trong gia đình em?
Nhờ đồng hồ mà cả gia đình em làm việc có giờ giấc.
Bản thân em, học tập và sinh hoạt theo một nề nếp quy định (giờ nào việc nấy).
Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em rất quý chiếc đồng hồ, thường xuyên giữ gìn, lau chùi cẩn thận
Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 3
I. Mở bài : Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)
- Nhân dịp đầu năm học mới
- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức
II. Thân bài:
1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu
- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..
- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
- Có bốn cây kim: kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
- Phía sau có một cái hộp màu đen chứa bộ máy chính.
III. Kết bài:
- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.
Dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức số 4
(1). Mở bài: Chiếc đồng hồ để báo thức đó em được nội tặng nhân ngày sinh nhật.
(2). Thân bài:
- Đồng hồ nhỏ nhắn hình khối vuông.
- Võ gỗ màu trắng ngà, đế võ màu nâu.
- Phần trên của mặt đồng hồ:
+ Màu vàng nhạt
+ Viền hoa khô.
- 4 kim chạy vòng quanh:
+ Kim giờ to, thấp, chạy chậm.
+ Kim phút nhỏ và dài hơn.
+ Kim giây bé nhất, chạy nhanh hơn cả.
+ Riêng kim báo thức màu xanh nhạt.
- Góc trái của mặt đồng hồ gắn hình chú gà trống.
- Đồng hồ chạy bằng pin.
- Tiếng kim chạy tích tắc, tích tắc.
- Báo thức bằng bản nhạc rộn rã.
(3). Kết bài:
- Chiếc đồng hồ là vật không thể thiếu trong gia đình em. Nội tằng đồng hồ là nhắc em không để thời gian trôi đi vô ích.
Dàn ý bài tập làm văn số 2 lớp 6 đề 1: Kể về việc tốt mà em đã làm
Mở bài:
- Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
- Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
- Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
- Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
- Có người khác chứng kiến hay không?
- Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
- Em có vui khi làm công việc đó?
- Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Bài văn mẫu 1: Kể về việc tốt em đã làm
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Bài văn mẫu 2: Kể về việc tốt em đã làm
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.
Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.
Bài văn mẫu 3: Kể về việc tốt em đã làm
Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.
Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.
Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.
Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.
Cây ổi ở đầu vườn
Vườn nhà em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây ổi trồng ở đầu vườn.
Nhìn từ xa cây ổi như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, chắc khoẻ mọc thẳng. Cái gốc của cây to hơn thân, sần sùi. Cái rễ của cây như những con giun cắm sâu xuống đất để hút chất dinh dưỡng, vận chuyển ngược lên nuôi cây. Cái lá của cây to, mượt, những đường gân nổi rõ nét. Lá ổi mùa xuân có màu tươi dịu, khi sang mùa đông thì có màu xanh đậm. Khi có gió thổi qua, tiếng lá xào xạc như muốn nói với em điều gì đó.
Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm. Hạt của nó bé và tập trung vào giữa quả. Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin. Thỉnh thoảng, có vài chú chim sơn ca hay đến để bắt những con sâu và cất tiếng hót líu lo. Cây ổi chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn cho chúng em quả để ăn.
Em rất thích cây ổi, hằng ngày em sẽ chăm sóc nó cẩn thận. Cây ổi là người bạn thân thiết nhất của em. Và khi nào lớn lên, em sẽ nhớ mãi những kỉ niệm về nó.
Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm
Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin
Có lẽ với chúng ta cây xoài thân thương và ích lợi đã rất quen thuộc phải không ạ. Cây xoài không chỉ là một cây ăn quả mà còn là loại cây gắn bó với tôi thời ấu thơ, nó gợi về trong tôi những tình cảm hồn nhiên trong sáng một thời.
Cây xoài là loại cây ăn quả thân gỗ. Cây xoài khá cao và to lớn, tuy nhiên có nhiều loại xoài khác nhau. Xoài thái, xoài đường, xoài keo, xoài mít, xoài hồng...Cây xoài thường cao khoảng từ 2 mét trở lên, cũng có những cây thân thấp. Lá xoài nhỏ và dài. Quả xoài khi chưa chín màu xanh, vị chua chua giòn giòn khi ăn xoài xanh chấm bột canh cũng rất thú vị. Nhưng khi chín, xoài thường mềm có màu vàng và những đốm đen ở vỏ, mùi xoài thơm rất ngậy, rất dậy mùi và khi ăn cảm giác mềm ngọt ở đầu lưỡi rất tuyệt. Cây xoài thích hợp với khí hậu nóng ẩm gió màu ở Việt Nam, vì thế chúng ta có lợi thế và đưa xoài trở thành mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị.
Cây xoài có rất nhiều công dụng và giá trị sử dụng khác nhau. Xoài khi chín có thể đem xay sinh tố, ép hoa quả, làm kem hay mứt xoài rất thích. Ngoài ra, xoài còn được sản xuất để xuất khẩu sang các nước khác như món xoài sấy khô, xoài ép, xoài dầm tương ớt, xoài nấu với các món ăn thêm vị ngọt và màu sắc rất bắt mắt. Các nghiên cứu cho thấy, xoài cung cấp một nguồn dinh dưỡng vitamin làm đẹp da và rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Đặc biết, xoài không giấm được bằng các loại thuốc bảo quản hay thuốc hóa học độc hại vì khi làm vậy xoài sẽ bị thối, chính vì thế người nông dân thường giấm bằng đất đèn, nhờ đó độ an toàn khi ăn xoài cũng khá cao hơn so với các loại hoa quả khác.
Cây xoài trong đời sống bình thường là thế, với riêng tôi cây xoài còn gắn với những kỉ niệm về người ông quá cố. Trong vườn nhà tôi cũng có trồng một cây xoài do chính tay ông vun xới, những năm được mùa xoài sai lủng lẳng, nặng trĩu cành, đi qua những quả xoài va vào đầu rất thích. Đó là những buổi chiều tôi hay bê rổ và ông hái trái chín cho tôi ăn. Hương vị đồng quê, cây nhà lá vườn mộc mạc thật thích thú. Nó cũng gắn liền hình ảnh người ông luôn chăm lo, vun xới và đưa tôi những trái ngọt. Giờ ông đã đi xa, nhưng mỗi lần nếm hương vị của xoài tôi lại gợi nhớ về người ông đáng kính năm nào.
Dàn ý (gợi ý)
+ Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)
Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.
+ Thân bài:
+ Tả hình dáng của em bé:
Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...
+ Tả hoạt động, sở thích của em bé:
- Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.
- Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...
- Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.
- Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.
- Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.
+ Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Mấy ngày nay trời oi bức. Cả thành phố chìm trong không khí ngột ngạt, nóng nực. Bỗng đâu một luồn gió mát lạnh thổi qua báo hiệu trời sắp mưa to.
2. Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
*Lúc sắp mưa:
- Mây đen bao phủ khắp bầu trời.
- Gió mang hơi nước mát lạnh.
*Lúc bắt đầu mưa:
- Mưa bắt đầu rơi lẹt đẹt, xiên xẹo theo làn gió.
- Mưa nặng hạt dần, tuôn xối xả, trắng xóa.
- Sấm chớp liên hồi trên bầu trời đen kịt.
- Nước chảy lênh láng, ngập sân, ngập ngõ, ngập đường phố.
- Cây cối đu đưa, tha hồ tắm mưa.
- Người đi đường chạy vào mái hiên trú mưa.
- Những người mặc áo mưa chạy xe vút qua.
- Lũ chim ướt lướt thướt, đứng dưới tán lá lớn trú mưa.
*Lúc mưa tạnh:
- Mưa ngớt rồi tạnh hẳn. Bầu trời quang đãng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ.
- Lũ chim lại nô đùa, bay ra bay vào.
- Cây lá sạch bóng, xanh mát như có ai vừa lau chùi.
- Đường phố lại bắt đầu huyên náo. Tiếng xe chạy ầm ầm.
- Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.
+ Cửa hàng, cửa hiệu mở cửa, bày bán. Tiếng loa đài rộn vang.
3. Kết bài :
- Cơn mưa xua đi cái nóng ngột ngạt, làm con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhiều.
- Cơn mưa thật đáng yêu phải không các bạn?
1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:
- Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.
2. Thân bài:
*Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.
- Mưa xối xả, dữ dội.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.
- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.
- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…
- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.
*Sau cơn mưa:
- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.
- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.
3. Kết bài:
- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.
- Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.
Bạn tham khảo bài này nhoa! Chúc bạn một buổi tối vui vẻ ~! ❤‿❤
I. Mở bài
-Trong số những đồ dùng học tập em yêu thích nhất là đồ dùng nào? (Cái cặp sách)
-Cái cặp đó là ai mua cho? Nhân dịp nào? (Mẹ mua cho em một chiếc cặp nhân dịp năm học mới).
II. Thân bài
- Tả khái quát về hình dáng bên ngoài của chiếc cặp sách
-Chiếc cặp có hình chữ nhật
-Cặp có màu xanh nước biển. Được làm bằng vải rất dày
- Tả từng bộ phận của cặp.
a. Bên ngoàii
-Các viền xung quanh của cặp có màu xanh
-Nắp cặp cũng có in hình siêu nhân, được bọc bên ngoài bằng một lớp nilon dày
-Khóa cặp được làm bằng nhựa có màu xanh
-Phía bên dưới khóa cặp có ghi dòng chữ “Haimi”
-Quai cặp được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có khoen sắt
-Trên nắp cặp có một quai xách màu xanh cong cong trông rất đẹp
-Hai bên cạnh của cặp có hai cái túi lưới nhỏ, màu đen
b. Bên trong
-Cặp có ba ngăn
+Ngăn nhỏ nằm ngoài cùng, có khóa để kéo
+Còn hai ngăn to
-Vải lót bên trong mỗi ngăn có màu đen
-Ngăn ngoài cùng dùng để đựng dụng cụ học tập như: bút, thước, tẩy,…
-Hai ngăn to dùng để đựng sách vở
- Cách em sử dụng và bảo quản cặp sách
-Mỗi lần đi học về em thường để cặp vào bàn học một cách cẩn thận
-Em luôn giữ cho cặp được sạch sẽ
-Em luôn xếp sách vở vào cặp một cách cẩn thận. Chiếc cặp sách như người bạn ngày ngày cùng em tới lớp.
III. Kết bài
-Em rất thích chiếc cặp của em
-Em sẽ luôn giữ gìn chiếc cặp cẩn thận vì đó là chiếc cặp mẹ mua cho em
1) Mở bài: Chiếc cặp được bố mua cho vào đầu năm học mới.
2) Thân bài:
a) Bao quát:
- Chiếc cặp hình khối hộp chữ nhật.
- Chất liệu là một loại vải bố rất dày.
b) Chi tiết:
• Bên ngoài:
- Các cạnh của cặp được viền bằng một loại vải da màu nâu sẫm.
- Nắp cặp màu xanh, viền xung quanh.
- Khoá cặp bằng sắt bóng loáng.
- Mặt trước cặp có trang trí hình chú gấu Misa ngộ nghĩnh.
- Mặt sau màu xanh thẫm hơn mặt trước.
- Có vân chìm, sờ vào nghe ram ráp.
- Hai quai đeo được lót xốp rất êm, mỗi đầu quai có khoen sắt.
- Phía trên nắp cặp là một quai xách cong cong như chiếc cầu vồng bé tí.
• Bên trong:
- Có ba ngăn, một ngăn rộng, hai ngăn nhỏ.
- Ngăn lớn nhất đựng sách vở, ngăn nhỏ đựng đồ dùng học tập.
- Các ngăn được lót bằng vải ni lông rất bền.
3) Kết bài:
- Chiếc cặp là bạn đồng hành với em.
- Cặp giúp em bảo quản sách vở, đồ dùng.
- Em giữ gìn cặp cẩn thận để dùng được bền lâu
1. Mở bài
Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).
- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)
Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…
2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)
Đoạn 1: Tả bao quát
+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)
+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).
+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…
Đoạn 2: Tả chi tiết
+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)
+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…
+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).
+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…
+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).
Đoạn 3: Tả bổ sung
+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…
+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…
+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).
- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…
Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó