Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
Dưới triều đại nhà Đường, Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á do:
- Chính sách đối nội.
+ Cử người cai quản các địa phương.
+ Mở khoa thi chọn người tài.
+ Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, khuyến khích sản xuất.
=>Đất nước ổn định, kinh tế- văn hoá phát triển rực rỡ
- Chính sách đối ngoại: gây chiến tranh xâm lược, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.
Đáp án cần chọn là: D
Vì dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc đạt được sự phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội.
Tham Khảo:
https://loigiaihay.com/su-thinh-vuong-cua-trung-quoc-duoi-thoi-duong-duoc-bieu-hien-o-nhung-mat-nao-c82a13588.html
Tham khảo!
C1:
Những cuộc phát kiến địa lí lớn:
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong.
- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
-C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.
+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.
Ý nghĩa:
- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.
- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Tại sao nói dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á ? Nêu một số điểm về :
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền (lấy ruộng chia cho nhân dân)
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim
- Đối nội:
+ Bộ máy nhà nước được củng cố
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương
+ Mở nhiều khoa thi chọn nhân tài
+ Thực hiện phép quân điền
- Đối ngoại:
+ Bành trướng thế lực
+ Xâm chiếm Nội Mông, Triều Tiên, An Nam (Giao Chỉ)
Bởi những lí do sau:
1. Về chính trị:
- Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. Vua thông qua 2 biện pháp: Cắt cử quan lại đi trấn giữ các địa phương và mở khoa thi cử để tuyển chọn quan lại => tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn
- Đối ngoại: Vua mở các cuộc chiến tranh đi xâm lăng, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kì mà lãnh thổ Trung Quốc được bành trướng nhất
2. Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện 1 chính sách mới rất tiến bộ: chính sách quân điền ( lấy ruộng chia cho nhân dân)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đồng thời được phát triển với nhiều sản phẩm nổi tiếng: gốm sứ, tơ lụa , luyện kim
3. Về văn hóa:
- Văn hóa thời đường phát triển rực rỡ về nhiều mặt.
Đặc biệt là trong văn học, thơ Đường để lại khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ( ~ 50 nghìn bài ) , đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật làm thơ và có ảnh hưởng lớn tới nền văn học của nhiều nước khác
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa
=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh , phát triển.
C1. Thời Đường (618-907) được coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của phong kiến Trung Quốc vì nó đánh dấu một giai đoạn phát triển văn hóa, kinh tế và chính trị đáng kể. Có một số lý do chính để giải thích sự thịnh vượng của thời Đường:
1. Cải cách hành chính: Thời Đường thực hiện nhiều cải cách hành chính, bao gồm sự tách biệt giữa quyền lực quân sự và quyền lực dân sự, cải cách thuế và hệ thống quản lý đất đai. Điều này giúp tạo ra một hệ thống quản lý hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
2. Phát triển kinh tế: Thời Đường chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Nông nghiệp, thương mại và công nghiệp đều được khuyến khích và phát triển. Sự phát triển của hệ thống giao thông, như đường sông và đường bộ, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và trao đổi hàng hóa.
3. Sự ủng hộ và khuyến khích của triều đình: Triều đình Đường đã đặt sự phát triển kinh tế và văn hóa là ưu tiên hàng đầu. Họ khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, bao gồm văn hóa, nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Sự ủng hộ này đã tạo ra một môi trường thịnh vượng cho sự phát triển của xã hội.
C2. Kinh tế thời Minh-Thanh (1368-1912) có một số điểm mới so với thời Đường:
1. Thương mại quốc tế: Thời Minh-Thanh chứng kiến sự mở cửa và phát triển thương mại quốc tế. Trung Quốc đã trở thành một trung tâm thương mại quan trọng trong khu vực và thế giới, thúc đẩy trao đổi hàng hóa và văn hóa với các quốc gia khác.
2. Sự phát triển của nông nghiệp: Thời Minh-Thanh chứng kiến sự phát triển của nông nghiệp, đặc biệt là trong việc sử dụng phân bón và công nghệ canh tác tiên tiến. Điều này đã tăng năng suất nông nghiệp và cung cấp nguồn lực cho sự phát triển kinh tế.
3. Sự đa dạng hóa kinh tế: Thời Minh-Thanh đã chứng kiến sự đa dạng hóa kinh tế, với sự phát triển của các ngành công nghiệp như dệt may, sản xuất gốm sứ, chế tạo kim loại và thủ công mỹ nghệ. Điều này đã tạo ra sự phát triển kinh tế đa ngành và đa dạng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thời Minh-Thanh cũng đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề như chiến tranh, thảm họa tự nhiên và sự suy thoái chính trị, điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của thời kỳ này.
cảm un nha