K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Bu lông (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp boulon /bulɔ̃/), tức đinh vít còn được gọi là bu-loong, -loong,  lon,  một sản phẩm cơ khí được sử dụng để lắp ráp, ghép nối các chi tiết lại thành một khối, là chi tiết kẹp chặt, thường có dạng thanh trụ, một đầu có mũ 6 cạnh ngoài hoặc trong (chìm), một đầu có ren (gọi  vít ...

31 tháng 12 2021

giúp mình với mọi người

10 tháng 1 2022

Tham khảo

 bọ ngựa chữa viêm họng; tò vò giúp giải độc tiêu sưng, chữa thổ tả, sốt rét; giòi ruồi có tác dụng chống nhiễm trùng vết thương

10 tháng 1 2022

mik ko hiểu câu hỏi của bn lắm ý bn là sâu bọ nào lm thuốc chữa bệnh hay công dụng của các sâu bọ lm thuốc chữa bệnh.

9 tháng 11 2016

Xương có hai đặc tính (tính chất) cơ bản: mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể.

- Xương có hai tính chất trên là nhờ vào thành phần hóa học. Xương được cấu tạo từ 2 chất chính: một loại chất hữu cơ gọi là cốt giao và một số chất vô cơ (chủ yếu là các muối can-xi) hay còn gọi là chất khoáng. Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo.

8 tháng 11 2016

Tính chất của xương là: Chất khoáng làm cho xương bền,chắc còn chất cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo cho xương.

21 tháng 1 2022

Mình vừa giại rồi đó ặ :))))

Tham khảo

https://hoc24.vn/cau-hoi/vi-sao-thanh-dong-mach-day-hon-thanh-cua-tinh-mach-giup-minh-voi.329960747948

14 tháng 11 2021

Tham khảo:

Lời giải đáp cho câu hỏi tại sao tim hoạt động ngày đêm mà không mệt mỏi chính là nằm ở trong cách thức hoạt động của tim: Cơ tim có sự dẻo dai giúp tim hoạt động bền bỉ hơn. Tim hoạt động được do điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật. Lượng máu nuôi tim rất nhiều (chiếm 10% lượng máu trong cơ thể)

14 tháng 11 2021

tham khao

Cơ tim có sự dẻo dai giúp tim hoạt động bền bỉ hơnTim hoạt động được do điều khiển bởi hệ thần kinh thực vậtLượng máu nuôi tim rất nhiều (chiếm 10% lượng máu trong cơ thể)Chu kì co dãn cơ tim đồng đều: Chu kì tim hoạt động đều có thời gian cao, nghỉ xen kẽ nhau. Nhờ đó mà tim hoạt động đồng đều và liên tục.

+ Chu kì co dãn của tim là khoảng 0.8s + Pha co tâm nhĩ: 0,1s (thời gian nghỉ là 0,7s) + Tâm thất co: 0,3s (thời gian nghỉ là 0,5s) + Pha dãn chung: 0,4s (thời gian nghỉ là 0,4s) + Nhịp tim bình thường bằng 75 chu kì trong thời gian 1 phút. Nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi tim luôn dồi dào. Có thể thấy khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động của tim gần như bằng nhau.

29 tháng 3 2019

Cấu tạo của thận gồm: ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn thận, ở đây có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu; vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm; phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron). Đây vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của thận. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm có cầu thận và ống thận.

Cấu tạo của thận trong cơ thể

Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman. Bowman là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi có dạng khối hình cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch sang nang.


Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron).

Ống thận gồm ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle. Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể thận.

29 tháng 3 2019

Mỗi quả thận dài khoảng 10 - 12.5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng khoảng 170g, có một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bởi vỏ xơ. Ở bờ lõm có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan.Thận gồm 2 vùng: vùng ngoài cùng là phần vỏ (có màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm) dày khoảng 7 - 10mm, vùng kế tiếp là phần tủy và một khoang rỗng được gọi là bể thận hay tháp thận.

Liên quan ThậnThận phảiThận trái

Phía trước -Đầu trên: tuyến thượng thận.
-Bờ trong: tá tràng, tĩnh mạch chủ bụng.
-Mặt trước đại tràng lên, gan, ruột
-Đầu trên: tuyến thượng thận.
-Mặt sau dạ dày, đuôi tụy, lách, góc đại tràng trái và đại tràng xuống, ruột.
Phía sau Xương sườn XII chia làm 2 tầng:
-Tầng ngực ở trên: liên quan chủ yếu với xương sườn XI, XII, cơ hoành, góc sườn hoành của màng phổi.
-Tầng thất lưng ở dưới: liên quan vớ các khối cơ ở lưng
Phía trong -Cơ thắt lưng và phần bụng của thần kinh giao cảm.
-Bó mạch tuyến thượng thận, bó mạch thận, phần trên niệu quản, tĩnh mạch chủ dưới bên phải và ĐMC bụng bên phải
21 tháng 10 2018

Đáp án : C.

26 tháng 10 2019

Bước 1: Rửa tay sạch lại bằng xà phòng diệt khuẩn và nước sạch

Điều đầu tiên bạn nên làm sau khi bị đứt tay là phải rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ vi trùng đang ở trong hoặc bám xung quanh vết thương, đảm bảo vết thương sạch sẽ và an toàn nhất.

Bất kỳ loại xà phòng nào, kể cả không phải xà phòng diệt khuẩn vẫn có khả năng giết chết các loại vi khuẩn khác nhau.


Bước 2: Lau khô khu vực xung quanh vết thươngLưu ý, bạn không nên thổi vào vết thương dù nó có thể khiến bạn dễ chịu vì sẽ làm nguy cơ nhiễm khuẩn gia tăng.


Bước 3: Bóp động mạch chính trong trường hợp máu chảy quá nhiềuDùng khăn mềm sạch hoặc giấy khô lau khô vùng nước ẩm xung quanh vết thương. Bạn không nên lau trực tiếp lên vết thương vì điều đó sẽ làm bạn đau đớn. Việc lau khô xung quanh vết thương là để bước sau dính băng dễ dàng hơn.

Nếu máu không ngừng chảy với áp lực trực tiếp, hãy ấn vào động mạch cung cấp máu đến khu vực của vết thương. Điểm áp lực của cánh tay là bên trong của cánh tay ngay trên khuỷu tay và ngay dưới nách. Điểm áp lực của chân là phía sau đầu gối và ở háng. Giữ ngón tay phẳng lên vị trí cần bóp mạch, bàn tay kia tiếp tục tạo áp lực trên các vết thương.

Bước 4: Bôi thuốc làm lành vết thương

Bôi một chút thuốc mỡ có tác dụng sát trùng và làm dịu vết thương và làm lành vết thương nhanh hơn vào chỗ bị thương.

Với những vết thương nhỏ như đứt tay, cào xước… thì kem đánh răng là sự lựa chọn hiệu quả. Trong kem có các thành phần làm se da, làm dịu mát da của bạn, vì thế bôi kem đánh răng lên chỗ bị đứt tay sẽ cầm được máu và giảm đau xót chỗ vết thương vô cùng hữu hiệu.


Bước 5: Băng vết thươngNgoài ra, bạn cũng có thể lấy 1 viên đá lạnh trong tủ lạnh để chườm trực tiếp lên vết thương, đá có tác dụng làm các mao mạch xung quanh vết thương co lại, giúp máu ngừng chảy tức thì.

Băng lại vết thương sẽ làm cho vết thương không có nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn nên đặt băng cẩn thận trên vết thương và phải chắc chắn rằng phần đệm của băng dán nằm bao trọn vết thương để đảm bảo vi trùng không có cơ hội thâm nhập. Sau đó dùng tay nhẹ nhàng dán băng lại cho kín.

Với cách làm này, vết thương nhẹ sẽ lành nhanh chóng trong 1-2 ngày. Với vết thương nặng, dài ngày, bạn cần thay băng dán ngày 1 lần và đảm bảo giữ vệ sinh khu vực này sạch sẽ, an toàn nhất.

Nếu vết thương quá sâu, chảy máu nhiều, gây đau đớn, bạn phải chú ý vệ sinh và sơ cứu ban đầu sau đó băng bó rồi đưa đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của vết thương và chỉ định xem có cần khâu vết thương hay không. Bởi có những vết thương phải khâu mới có thể đảm bảo an toàn. Sau khi khâu vết thương phải tuân thủ nghiêm ngặt quá trình chăm sóc, vệ sinh để vết thương nhanh khỏi.Lưu ý: Không nên băng quá chặt khiến cho vết thương bị bó buộc trong môi trường chật chội dễ sinh ra vi khuẩn. Việc băng vết thương quá chặt còn làm cho vùng đó bị bó chặt nên tuần hoàn máu kém, dẫn đến thâm tím, nặng hơn còn mất đi cảm giác và hoại tử. Dù băng kín nhưng bạn vẫn phải chú ý vệ sinh và thay băng hàng ngày để vết thương được khô thoáng và sạch sẽ nhé.

26 tháng 10 2019

mọi người ơi giupz mình nhanh nhanh với!!!!!!

17 tháng 10 2018

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ tuần hoàn máu ở người

17 tháng 10 2018

* Sơ đồ:

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ tuần hoà n máu ở người

28 tháng 3 2021

1,
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.

2, * Các tác nhân gây hại:

+ Vi khuẩn: - gây viêm tai mũi họng

                     - gây viêm đường tiết niệm

+ Thiếu Oxi

+ Các độc tố (Hg, Axen, Mật cá trắm,...)

+ Sỏi (muối kết tinh)

* Cách phòng tránh:

- Thường xuyên dữ vệ sinh cho cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu: Để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm các cơ quan bên ngoài (tai, mũi, họng) sau đó gián tiếp gây viêm cầu thận, ống thận, ống dẫn nước tiểu, ...

- Khẩu phần ăn uống hợp lí (ko quá mặn, chua, có nhiều chất tạo sỏi): Tránh để thận làm việc quá nhiều, tránh các chất tạo sỏi , tạo ĐK cho quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra theo chiều hướng có lợi cho cơ thể

- Ko ăn thức ăn ôi thiu: Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu nói riêng, cho toàn cơ thể nói chung

- Uống đủ nước: Tạo ĐK thuận lợi cho quá trình lọc máu diễn ra liên tục, bình thường.

- Đi tiểu ngay khi buồn tiểu (ko nên nhịn tiểu): Tạo ĐK thuận lợi cho quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục, hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái

3, Vì:

- lạm dụng kem phấn để trang điểm thì kem phấn sẽ bịt kín lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn làm cho da ko thể bài tiết đc, có thể gây hại đến da như: Viêm da, lở loét da,...

- lông mày ngoài chức năng làm đẹp còn có tác dụng ngăn ko cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt, ngoài ra nhổ bỏ lông mày có thể gây tổn thương đến da, Tạo ĐK cho các vi khuẩn gây hại cho da

4, Vì:

Dây TK tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước (rễ sau là rễ cảm giác và rễ trước là rễ vận động)