Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1
- Các loại tuyến nội tiết là: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục.
- Tuyến ngoại tiết là: tuyến sinh dục, tuyến mồ hôi, tuyến tụy...
Câu 2
Tác dụng:
- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.
Tôi giải được 3 câu còn lại rồi ! Cảm ơn nhiều nha !!! Mà hình như bạn là giáo viên.. gọi là thầy hay cô nhỉ.
C1: Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng các chất độc hại và một số chất dư thừa do đưa vào cơ thể quá liều lượng.
C2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu.
- Thận có 2 quả, mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
+ Cầu thận: thực chất là một búi mao mạch dày đặc;
+ Nang cầu thận: thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận;
+ Các ống thận.
C3 da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế.
C4: Cấu tạo nơron: gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục, trên sợi trục có bao miêlin, tận cùng sợi trục có cúc xinap.
- Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
C5: Hệ thần kinh được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh – nơ ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao).
* Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:
- Hệ bài tiết gồm:
+, Thận
+, Ống dẫn nước tiểu
+, Bóng đái
+, Ống đái
- Thận gồm 2 quả, mỗi quả có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
* Qúa trình hình thành nước tiểu:
- Qúa trình lọc máu ở cầu thận tạo ra nước tiểu đầu.
- Qúa trình hấp thụ lại diễn ra ở ống thận.
- Qúa trình bài tiết các chất cặn bã để tạo thành nước tiểu chính thức.
REFER
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
-Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái,ống đái
Nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu ?
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.
- Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận. Thận gồm 2 quả. Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.
+ Cầu thận thực chất là 1 túi mao mạch dày đặc, khoảng 50 mao mạch xếp song song thành 1 khối cầu thận nằm trong nang cầu thận.
Trình bày vai trò của bài tiết với cơ thể sống ?
+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.
+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định nên hoạt động trao đổi diễn ra bình thường
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.
- Vai trò của hệ bài tiết:
+ Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.
+ Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định →\rightarrow→hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
em tk:
Lớp màng lọc của thận nhân tạo đc chế tạo mô phỏng cấu trúc bộ phận nào của hệ bài tiết nước tiểu?
⇒ Vách mao mạch cầu thận
Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
⇒ Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong (cân bằng nội môi).
Nước tiểu đầu:
+Nồng độ các chất hòa tan: loãng
+Chất cặn bã: ít
+Các chất dinh dưỡng: nhiều
Nước tiểu chính thức:
+Nồng độ các chất hòa tan: đặc
+Chất cặn bã: nhiều
+Các chất dinh dưỡng: ít
1. Cấu tạo của thận:
- Thận gồm 2 quả thận. Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
Chức năng của thận:
- Lọc máu và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:
- Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu gồm có thận,ống dẫn nước tiểu,bóng đái và ống đái.
2. Cấu tạo của da:
- Da gồm 3 lớp: lớp biểu bì,lớp bì,lớp mỡ dưới da.
- Chức năng của da: Bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây hại của môi trường. Nhận biết các kích thích của môi trường. Bài tiết mồ hôi và điều hòa thân nhiệt.
Biện pháp vệ sinh da:
- Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Tránh làm da bị bỏng hoặc xay xát.
- Chế độ ăn uống lành mạnh.
3. Cấu tạo của hệ thần kinh:
- Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. Bộ phận trung ương bao gồm não bộ và tủy sống. Bộ phận ngoại biên bao gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.
Chức năng của hệ thần kinh:
- Hệ thần kinh vận động (cơ - xương): Điều khiển sự hoạt động của cơ vân, là hoạt động có ý thức
- Hệ thần kinh sinh dưỡng (cơ trơn, cơ tim): Điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản, là hoạt động không có ý thức.
* Cấu tạo thận nhân tạo:
- Hệ thống màng lọc chứa máu với áp lực cao
- Dịch nhân tạo
- Máy bơm
* Chức năng: Lọc máu và loại bỏ các chất thải trong máu ra khỏi cơ thể
* Nếu bệnh nhân bị suy thận mà không được chạy thận nhân tạo thì có thể bị chết sau vài ngày do nhiễm độc những chất thải của cơ thể chính mình
* Thành phần cơ bản, quan trọng nhất của thận nhân tạo là hệ thống màng lọc được con người chế tạo mô phỏng cấu trúc của vách mao mạch cầu thận
* Cầu thận Thực chất là 1 búi mao mạch dày đặc và nằm trong cơ quan nang cầu thận của hệ bài tiết nước tiểu.
1.
Thận có hình dẹp của một hạt đậu, chiều dài khoảng 10cm, bề ngang khoảng 5cm và dày khoảng 2,5 cm.
Khi sinh ra, mỗi người thường có hai trái thận. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 4000 người thì một người tạo hóa chỉ trao cho một trái thận, và họ vẫn sống khỏe mạnh. Thận trái hay bị thiếu, nam giới một thận nhiều hơn nữ giới. Một số rất ít người khác có tới ba trái thận mà không gặp khó khăn gì.
Thận nằm ở hai bên cột sống, dựa vào các bắp thịt lưng ở phần trên của bụng và được che trở ở phía trên bằng hoành cách mô và xung quanh bằng các xương sườn. Thận được neo vào thành bụng để khỏi di động. Ðôi khi, dây neo lỏng lẻo, thận lắc lư vô hại trong bụng.
Mỗi thận được bọc trong một bao xơ và gồm có một lớp vỏ bên ngoài và phần tủy ở bên trong. Thành phần hoạt động chính yếu của thận là cả triệu những đơn-vị-thận (nephron) ở trong vỏ và tủy thận. Ðây là một hệ thống những ống lọc tuy nhỏ li ti nhưng có khả năng gạn lọc rất tinh vi, công hiệu mà chỉ tạo hóa mới tạo ra được.
Dưới con mắt thường, đơn-vị-thận nom giống như những hạt cát. Khi nhìn qua kính hiển vi, chúng có hình dáng của những con sâu, đầu to với nhiều ống vòng soắn suýt lấy nhau (cuộn tiểu cầu-glomerulus) và một thân đuôi dài, rỗng ruột. Cuộn tiểu cầu là nơi lọc sơ bộ các chất thải trong máu vào các tiểu quản (tubule) của thận. Mỗi ngày, cả một tấn máu được hai trái thận liên tục thanh lọc. Khả năng này nhiều gấp đôi nhu cầu của cơ thể. Vì thế, khi một trái thận bị suy thì trái thận khỏe mạnh còn lại có đủ sức làm việc nhiều hơn để giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Nhiệm vụ của thận
Với cả triệu những đơn vị thận để thanh lọc máu, thận có những nhiệm vụ quan trọng như sau:
a-Thải ra khỏi cơ thể những phần tử cặn bã của sự chuyển hóa thực phẩm, những chất độc hại, muối khoáng dư thừa...Nếu không được loại ra ngoài, các chất này sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho nhiều cơ quan, bộ phận con người, đôi khi đưa tới tử vong.
Ure là chất thải chính của sự tiêu hóa chất đạm và được sản xuất ở gan, chuyển sang máu rồi được thận bài tiết ra ngoài cơ thể. Số lượng trung bình của ure trong máu là từ 8-25mg/100cc. Trên mức độ này là có hại cho cơ thể, một tình trạng mà khoa học gia Hy lạp khi xưa gọi là “Nước tiểu máu”(uremia).
b-Duy trì mức độ nước trong cơ thể cố định dù là nước luôn luôn ra, vào cơ thể theo nhịp điệu khác nhau, lúc nhiều lúc ít. Nếu nhiệm vụ này bị rối loạn, nước sẽ được giữ lại, đưa tới phù nước dưới bàn chân, hoặc ứ nước trên vùng bụng.
Mỗi ngày có khoảng từ 160 tới 180 lít nước chạy qua thận nhưng chỉ có từ 1- 1.5 lít được thải ra ngoài (nước tiểu). Khoảng 98% nước được thận tái hấp thụ, đưa trở lại máu.
c-Giữ lại các huyết bào và các chất dinh dưỡng trong huyết tương như acid amine, chất đạm, glucose, khoáng chất..
c-Ðiều hòa sự cân bằng giữa acid và kiềm trong các dung dịch cơ thể. Chất acid đến từ thực phẩm, kiềm từ các loại thuốc như thuốc chống acid bao tử....
d-Duy trì sự cân bằng của các khoáng chất như potassium, sodium... Nếu chỉ hơi cao là potassium đã đủ làm cho tim ngưng đập
đ-Sản xuất các chất kích thích tủy tạo hồng huyết cầu, như chất erythropoietin
e-Giữ huyết áp bình thường. Rất nhiều trường hợp cao huyết áp là hậu quả của thận suy.
Cấu tạo của thận gồm: ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn thận, ở đây có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu; vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm; phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.
Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron). Đây vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của thận. Mỗi đơn vị chức năng thận gồm có cầu thận và ống thận.
Cấu tạo của thận trong cơ thểCầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman. Bowman là một túi bọc quản cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ. Quản cầu Malpighi có dạng khối hình cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song. Ngăn cách giữa nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch sang nang.
Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ 1,2 triệu đơn vị thận (nephron).
Ống thận gồm ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle. Dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, nó có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể thận.
Mỗi quả thận dài khoảng 10 - 12.5 cm, rộng 5–6 cm, dày 3–4 cm và nặng khoảng 170g, có một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bởi vỏ xơ. Ở bờ lõm có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan.Thận gồm 2 vùng: vùng ngoài cùng là phần vỏ (có màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm) dày khoảng 7 - 10mm, vùng kế tiếp là phần tủy và một khoang rỗng được gọi là bể thận hay tháp thận.
Liên quan ThậnThận phảiThận trái
-Bờ trong: tá tràng, tĩnh mạch chủ bụng.
-Mặt trước đại tràng lên, gan, ruột
-Mặt sau dạ dày, đuôi tụy, lách, góc đại tràng trái và đại tràng xuống, ruột.
-Tầng ngực ở trên: liên quan chủ yếu với xương sườn XI, XII, cơ hoành, góc sườn hoành của màng phổi.
-Tầng thất lưng ở dưới: liên quan vớ các khối cơ ở lưng
-Bó mạch tuyến thượng thận, bó mạch thận, phần trên niệu quản, tĩnh mạch chủ dưới bên phải và ĐMC bụng bên phải