Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân tích nhân vật Vũ Nương
a/ Số phận bất hạnh:
* Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:
- Nỗi vất vả của Vũ Nương: Một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già.
- Nỗi cô đơn tinh thần (phải vượt lên):
+ Cảnh sống lẻ loi.
+ Nỗi nhớ thương khắc khoải.
+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa.
* Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:
- Nguyên nhân (của nỗi oan):
+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.
+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.
+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử thách, bị lung lay.
+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.
- Hậu quả (của nỗi oan):
+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.
+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.
* Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung:
- Vũ Nương tuy được cứu sống, sống bất tử, giàu sang, đã được minh oan trên bến Hoàng Giang nhưng nàng không hạnh phúc thực sự:
+ Vẫn nhớ thương gia đình.
+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.
=> Nhận xét: Số phận Vũ Nương tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.
b/ Vẻ đẹp của Vũ Nương:
* Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến.
- Chi tiết Trường Sinh xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về” càng tô đậm hơn vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của nàng.
* Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:
- Đảm đang (khi chồng đi lính):
+ Một mình gánh vác gia đình.
+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu.
+ Nuôi dạy con thơ.
- Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):
+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…)
+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi.
+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy)
+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo.
* Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:
- Nết na, thủy chung:
+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép.
+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên.
+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình.
+ Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.
=> Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng.
- Giàu lòng vị tha:
+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ.
+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng.
+ Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình.
=> Nhận xét: Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.
3/ Đánh giá:
- Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo - xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản; nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và kì ảo; khắc họa nhân vật thông qua lời nói trần thuật, lời thoại; hành động…; Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương - một điển hình cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
- Qua đó, bày tỏ niềm trân trọng và cảm thương sâu sắc, tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa; tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, nhiều lễ giáo hà khắc, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ vào những bi kịch đớn đau.
Nguồn : https://tuhoc365.vn/qa/ve-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-cua-nguyen-du-co-y-kien-c/
a/ Số phận bất hạnh:
* Phải sống trong nỗi cô đơn, vất vả:
- Nỗi vất vả của Vũ Nương: Một mình gánh vác gia đình, nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già.
- Nỗi cô đơn tinh thần (phải vượt lên):
+ Cảnh sống lẻ loi.
+ Nỗi nhớ thương khắc khoải.
+ Nỗi lo lắng cho chồng đang chinh chiến nơi xa.
* Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng và phải tìm đến cái chết:
- Nguyên nhân (của nỗi oan):
+ Do lời nói ngây thơ của bé Đản.
+ Do Trường Sinh vốn đa nghi, hay ghen lại đang buồn vì mẹ mất.
+ Do chiến tranh gây ra 3 năm xa cách, niềm tin vào Vũ Nương ị thử thách, bị lung lay.
+ Có thể do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Vũ Nương và Trường Sinh, do xã hội phong kiến trọng nam, khinh nữ cho phép Trường Sinh được đối xử rẻ rúng, tàn tệ với vợ mình.
- Hậu quả (của nỗi oan):
+ Trường Sinh nghi ngờ, gạt đi lời thanh minh của Vũ Nương, mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi.
+ Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tận. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng.
* Phải sống không hạnh phúc thực sự dưới thủy cung:
- Vũ Nương tuy được cứu sống, sống bất tử, giàu sang, đã được minh oan trên bến Hoàng Giang nhưng nàng không hạnh phúc thực sự:
+ Vẫn nhớ thương gia đình.
+ Vẫn mong trở về dương thế mà không thể.
=> Nhận xét: Số phận Vũ Nương tiêu biểu cho phận bạc của biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, nặng nề lễ giáo, hà khắc.
b/ Vẻ đẹp của Vũ Nương:
* Mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất của người phụ nữ xã hội phong kiến.
- Chi tiết Trường Sinh xin mẹ “đem 100 lạng vàng cưới về” càng tô đậm hơn vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của nàng.
* Là người vợ, người mẹ đảm đang, người con dâu hiếu thảo:
- Đảm đang (khi chồng đi lính):
+ Một mình gánh vác gia đình.
+ Chăm sóc mẹ chồng già yếu.
+ Nuôi dạy con thơ.
- Hiếu thảo (khi mẹ chồng ốm):
+ Nàng hết lòng chăm sóc như với cha mẹ đẻ của mình (cơm cháo, thuốc thang, an ủi…)
+ Lễ bái thần phật cầu cho bà tai qua, nạn khỏi.
+ Lời trăng trối của bà trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương. (phút lâm chung bà cảm tạ công lao của nàng -> mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của xã hội phong kiến xưa thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Những lời cảm tạ của bà mẹ đã cho thấy Vũ Nương yêu thương bà thực lòng nên bà cũng yêu quý, biết ơn nàng thực lòng như vậy)
+ Bà mất: nàng lo tang ma chu đáo.
* Là người vợ nết na, thủy chung, giàu lòng vị tha:
- Nết na, thủy chung:
+ Khi mới cưới: nàng hết sức giữ gìn khuôn phép.
+ Ngày tiễn chồng ra trận, trong lời từ biệt ta thấy nàng không màng công danh phú quý, chỉ mong chồng trở về bình yên.
+ Ba năm xa chồng, Vũ Nương buồn nhớ khôn nguôi, nàng bỏ cả điểm trang, toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình, làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình.
+ Thậm chí, ngày Trường Sinh trở về, bị nghi ngờ, Vũ Nương chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.
=> Tấm lòng son sắt, thủy chung sáng ngời của nàng.
- Giàu lòng vị tha:
+ Khi bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi, Vũ Nương chỉ đau khổ, thanh minh mà chẳng hề oán hận, căm ghét chồng. Nàng vẫn bao dung với người chồng hẹp hòi, ích kỉ.
+ Sống dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ thương gia đình, quê hương. Việc nàng gửi vật làm tin chứng tỏ nàng vẫn sẵn sàng tha thứ cho chồng.
+ Khoảnh khắc gặp lại Vũ Nương không trách móc mà còn hết lời cảm tạ Trường Sinh. Lời nói ấy cho thấy Vũ Nương hoàn toàn tha thứ cho chồng. Trường Sinh đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận, day dứt vì sự hàm hồ, hẹp hòi, tàn nhẫn của mình.
=> Nhận xét: Vũ Nương trở thành hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thảo hiền, đức hạnh.
3/ Đánh giá:
- Bằng việc xây dựng tình huống truyện độc đáo - xoay quanh sự ngộ nhận, hiểu lầm lời nói của bé Đản; nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, kết hợp hài hòa yếu tố hiện thực và kì ảo; khắc họa nhân vật thông qua lời nói trần thuật, lời thoại; hành động…; Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương - một điển hình cho số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
- Qua đó, bày tỏ niềm trân trọng và cảm thương sâu sắc, tiếng nói bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa; tố cáo xã hội phong kiến nam quyền, nhiều lễ giáo hà khắc, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ vào những bi kịch đớn đau.
Tham khảo:
Mỗi thầy cô giáo đều là một người cha người mẹ thứ hai, là người mà ta phải hết mực tôn trọng. Đối với tôi, người giáo viên mà tôi nhớ về nhất chính là cô giáo dạy tôi năm lớp một. Bởi đã có lần tôi mắc khuyết điểm khiến cô buồn, và tôi cũng đã nhận ra sai lầm của mình cùng những bài học xoay quanh câu chuyện ấy.
Ngày đầu bước vào lớp một, tôi vẫn là cô bé non nớt rụt rè. Tôi không muốn đến trường, bởi ở đó tôi không được chơi, cũng không được thoải mái làm việc mà mình thích. Chính cô giáo chủ nhiệm đã giúp tôi cảm hoá được những điều ấy. Sự dịu dàng tận tâm của cô làm tôi phải cảm động. Mỗi lần tôi buồn hay chán học, cô gọi tôi lại để tâm sự như một người bạn, có khi cô lại dẫn tôi đi ăn để tôi thấy vui trở lại. Cô luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tâm trí tôi, mà tôi luôn nghĩ rằng sẽ không bao giờ để cô buồn. Vậy mà ngày hôm ấy, tôi đã mắc sai lầm như vậy.
Sáng hôm đó, cô đã nhắc là ngày mai sẽ làm bài kiểm tra môn toán. Đáng lẽ ra tôi đã phải chăm chỉ học bài trong buổi tối hôm trước. Nhưng tôi lại thản nhiên ngồi xem tivi, mặc kệ ngày mai có bài kiểm tra ấy. Và buổi sáng cũng đến, cô bước vào lớp phát đề cho cả lớp. Tiếng trống báo hiệu vang lên, cả lớp cặm cụi làm bài. Chỉ riêng tôi vẫn loay hoay với mấy bài toán ấy. Giá mà tối hôm qua tôi chịu học, tôi đã có thể dễ dàng giải quyết bài toán ấy. Nhưng những người xung quanh tôi đều đã làm được. Tôi vốn là học sinh giỏi trong lớp, tôi không thể thua kém ai được. Nhưng phải làm sao bây giờ? Tôi cúi gằm mặt xuống, thì chợt nhìn thấy quyển vở toán dưới ngăn bàn. Chỉ cần mở ra, tôi đã có thể làm được rồi. Hay là...
Tôi ngẩng đầu lên nhìn cô. Cô nhìn chúng tôi đầy âu yếm và tin tưởng. Liệu tôi có nên làm điều ấy không? Nếu bị cô phát hiện thì sao? Cô có gọi về cho bố mẹ không nhỉ? Nhưng nếu điểm kém, bố mẹ cũng sẽ mắng mình thôi. Nhưng ý nghĩ cứ chồng chéo lên nhau, khiến tôi chẳng thể phân định được phải trái đúng sai nữa.
Bàn tay tôi khẽ lần xuống ngăn bàn. Tôi rón rén lật từng trang sách, vừa lật vừa canh chừng mọi người. Có vẻ sẽ không ai biết chuyện này đâu, tôi thầm trấn an mình. Đến đúng chỗ cần, tôi cặm cụi chép lấy chép để, và nhanh chóng hoàn thành bài tập. Đến bây giờ, tôi còn làm xong trước cả lớp. Tôi đã nắm chắc điểm mười trong tay rồi. Tôi cười thầm ngồi nhìn các bạn. Vậy là đã xong rồi.
Tiếng trống trường vang lên, tôi xách cặp định về thì có một bàn tay đặt lên vai tôi. Cô và tôi ngồi đối diện với nhau. Tôi lo lắng hồi hộp đến nghẹt thở. Cô lấy bài kiểm tra từ trong cặp ra, mỉm cười với tôi:
- Chúc mừng em, bài của em đạt điểm cao nhất lớp. Nhưng liệu em có thấy xứng đáng với điểm số ấy không. Hôm nay, cô rất buồn, vì người học trò mà cô tin tưởng nhất lại gian lận như vậy. Em có biết rằng, làm như thế chính là đánh mất nhân cách của mình không?
Tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống, nước mắt chực trào ra. Tôi đã nhận ra lỗi lầm của mình thật rồi. Tôi ân hận quá, không phải vì không học bài, mà vì đã làm cô buồn. Chắc hẳn cô đã thất vọng về tôi lắm. Từ bây giờ, có lẽ cô sẽ không yêu thương tôi như trước nữa. Nước mắt tôi lăn dần.
- Em đừng buồn nữa. Cô sẽ tha thứ cho em lần này. Nhớ rằng đây sẽ là lần cuối cùng nhé!
Nụ cười ấy đã quay trở lại rồi, tôi vui vẻ gật đầu. Cô trò cùng về nhà trong buổi chiều đã tắt nắng.
Các bạn thấy đó, những kỉ niệm với thầy cô luôn là dấu ấn khó quên nhất, bởi ở đó ta học được muôn vàn những bài học hay, cách ứng xử đẹp. Lần mắc lỗi ấy, có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên!
tham khảo
Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống.
Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như sự tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.
Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại có điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành.
Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ.
Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh.
Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa.
Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất.
Em nhận ra rằng: Tình bạn chân thành là một tình bạn được xây dựng xuất phát từ lòng quý mến, đồng cảm, không chút vụ lợi, tính toán. Tình bạn đó có thể đem đến cho nhau niềm vui và hạnh phúc, đặc biệt là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.