Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép tu từ so sánh trong đoạn trích trên là "con sông như dòng sữa mẹ" và "ôm ấp như lòng mẹ". Qua đó, tác giả cho thấy vai trò của dòng sông như một người mẹ nuôi dưỡng quê hương trưởng thành trong tình yêu vô bờ bến. Đồng thời khiến dòng sông trở thành một sự vật gần gũi với con người gây ấn tượng với người đọc. Chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn ta thấy được tình yêu thương, sự trân trọng của tác giả với dòng sống qua hương.
Người thi sĩ không bộc lộ cảm xúc bằng những câu nói thông thường mà bộc theo cách rất riêng: gợi và tả. Ví dụ như đoạn thơ:
"Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ôm ấp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày."
Bằng bút lực nghệ thuật của mình, Hoài Vũ dùng phép tu từ so sánh vào câu thơ đầu ví con sông như dòng sữa mẹ diễn đạt nên sự gắn bó, thân thiết của sự vật quê hương với ông. Đọc giả cảm nhận được rõ hơn con sông ấy là người bạn, nuôi lớn tuổi thơ của ông. Chưa dừng lại ở đó, tác giả kết hợp phép nhân hóa "ôm ấp" và so sánh con sông với lòng người mẹ làm hay hơn hình ảnh sông bao la. Từ đó làm giàu giá trị gợi hình cho câu thơ, sức diễn đạt tăng cao hấp dẫn đọc giả hiểu về tình cảm chân thành của nhà thơ dành cho sự vật quê hương mình.
✿Tuệ Lâm☕
trong đoạn thơ của nhà thơ Hoài Vũ, dòng sông quê hương hiện lên thật đẹp và quý giá qua những hình ảnh và cảm xúc sâu lắng. Dòng sông được so sánh với "dòng sữa mẹ," một hình ảnh đầy ắp sự yêu thương và chăm sóc. Sự so sánh này không chỉ nhấn mạnh vai trò quan trọng của dòng sông trong việc nuôi dưỡng cây cối, mà còn gợi lên hình ảnh của sự trìu mến và ấm áp từ người mẹ. Nước sông “xanh ruộng lúa, vườn cây” cho thấy sự phong phú và sức sống mãnh liệt mà dòng sông mang lại cho đất đai. Sự tươi tốt của đồng ruộng và vườn cây nhờ vào nguồn nước từ sông chứng tỏ sự cần thiết của nó trong cuộc sống nông nghiệp. Hình ảnh “ăm ắp như lòng người mẹ” tiếp tục nhấn mạnh sự bao la và đầy đặn của tình yêu thương mà dòng sông trao tặng cho quê hương. Dòng sông không chỉ chở nặng phù sa mà còn mang theo sự quan tâm và lo lắng của mẹ đối với con cái, như “chở tỉnh thương trang trải đêm ngày.” Vẻ đẹp của dòng sông chính là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và tình cảm con người, vừa nuôi dưỡng, vừa biểu lộ tình cảm sâu sắc. Dòng sông quê hương không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn là biểu tượng của sự ấm áp và yêu thương, đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây.
Tham khảo:
Bằng biện pháp so sánh, tác giả Hoài Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương. Con sông có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người: nó hàng ngàyhiền hòa, cần mẫn đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa, vườn cây thêm tốt tươi như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho chúng ta. Bởi vậy ta càng yêu quý và trân trọng dòng sông quê hương hơn
- Đầu tiên cần xác định những biện pháp nghệ thuật:
- Biện pháp so sánh "con sông như dòng sữa mẹ"
Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn thơ gây ấn tượng với người đọc
+ Cho thấy vai trò của dòng sông quê hương như một người mẹ cung cấp dinh dưỡng nuôi lớn những đứa con trưởng thành.
- Kết nối với câu sau: Dòng sông mang đến màu xanh của ruộng lúa và vươn cây => dòng sông mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân sống ở gần sông
- Nghệ thuật so sánh "ăm ắp như lòng người mẹ" + "chở" tình thương trang trải ngày đêm:
+ Khẳng định dòng sông chính là người mẹ thứ hai của những con người sống tại nơi đó. Dòng sông không chỉ cho con người cuộc sống đủ đầy về vật chất mà còn cả tình yêu thương vô bờ bến như nước sông không bao giờ cạn
=> Khẳng định lại vấn đề: Bằng những hình ảnh thơ gần gũi, kết hợp sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật, tác giả đã cho chúng ta thấy mối liên kết gắn bò không rời của con người đối với dòng sông quê hương. Dòng sông luôn có một vị trí quan trọng trong trái tim tác giả..
Thơ ca là một phần hiện hữu lại sắc đẹp tuyệt mĩ mà đơn giản của thiên nhiên. Ta thấy điều đó ở bài thơ "Vàm Cỏ Đông" của nhà thơ Hoài Vũ, nổi bật ở đoạn thơ:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Bằng biện pháp so sánh, tác giả gợi hình ảnh con sông một vẻ đẹp đáng quý thân thiết và gắn bó với con người ta như dòng sữa mẹ, như lòng người mẹ. Từ đó ta cảm được rằng con sông có ý nghĩa rất to lớn, gần gũi với mọi người. Không phải sự vật vô tri vô giác, từ tình cảm của mình dành cho con sông nhà thơ nhân hóa sông bằng hành động "chở tình thương trang trải đêm ngày". Khoảng thời gian lặp đi lặp lại liên tục, con sông quê vẫn luôn giúp đỡ mọi người mưu sinh, sống tốt hơn bằng tình thương của mình ở trong lòng sông. Khép lại, đoạn thơ trên có giá trị nội dung tình cảm nhà thơ dành cho sông quê rất sâu sắc đi đôi cùng giá trị nghệ thuật so sánh, nhân hóa giàu sức gợi hình.
✿Tuệ Lâm☕
Nếu như ai cũng có một dòng sông thì chắc sẽ chạnh lòng thương nhớ khi đọc bài thơ “Vàm Cỏ Đông” của nhà thơ Hoài Vũ. Bởi dòng sông quê hương không những là nơi nô đùa, ngụp lặn của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát cho ruộng lúa, nương khoai, cho những khu vườn bạt ngàn cây trái như chính dòng sữa ngọt ngào của mẹ nuôi dưỡng các con từ thửa lọt lòng. Không những thế mà dòng nước ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người.
@.@
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời.
+ Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người
+ Mật độ xuất hiện đậm đặc của các tính từ, động từ: trắng, xanh, son, rỏ, nháy, uốn, thoa, nằm...)
- Hiệu quả: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê.
Chúc bạn học tốt !!!
Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh "Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa" và biện pháp nhân hóa qua các từ "nháy", "uốn","nằm". Biện pháp nghệ thuật so sánh đã thành công đặc tả vẻ đẹp của giọt sương sớm tựa như một giọt sữa của mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho cảnh vật ngày mới. Biện pháp nhân hóa khiến mọi sự vật đều có linh hồn. Qua đó tác giả cho thấy sự sống mới đang rục rịch phát triển mạnh mẽ. Hai nghệ thuật trên kết hợp trong cùng một đoạn thơ tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
Phép tu từ so sánh trong đoạn trích trên là "con sông như dòng sữa mẹ" và "ôm ấp như lòng mẹ". Qua đó, tác giả cho thấy vai trò của dòng sông như một người mẹ nuôi dưỡng quê hương trưởng thành trong tình yêu vô bờ bến. Đồng thời khiến dòng sông trở thành một sự vật gần gũi với con người gây ấn tượng với người đọc. Chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn ta thấy được tình yêu thương, sự trân trọng của tác giả với dòng sống qua hương.
Thơ ca không phải phương tiện để bộc lộ cảm xúc mà còn để lưu giữ lại cái đẹp của thiên nhiên, cuộc đời. Như đoạn thơ:
"Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ôm ấp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày."
Từ câu thơ đầu nhà thơ đã sử dụng phép tu từ so sánh hình ảnh con sông với dòng sữa mẹ làm tăng nên giá trị gợi hình, giá trị diễn đạt hay hơn đồng thời thể hiện chân thành tình cảm của Hoài Vũ với nhữn giá trị quê hương mình. Đến câu thơ thứ ba, tác giả vừa sử dụng phép nhân hóa "ôm ấp" vừa dùng phép so sánh "như lòng người mẹ" càng làm cho hình ảnh con sông trở nên gần gũi, thân thiết, gắn bó và sinh động hơn. Đồng thời gợi cho người đọc cảm nhận xúc động về những giá trị mà thiên nhiên ban tặng, tình cảm mà ta được nhận lấy.
✿Tuệ Lâm☕