Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời.
+ Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người
+ Mật độ xuất hiện đậm đặc của các tính từ, động từ: trắng, xanh, son, rỏ, nháy, uốn, thoa, nằm...)
- Hiệu quả: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê.
Chúc bạn học tốt !!!
Khung cảnh thiên nhiên buổi bình minh đẹp biết bao. Hình ảnh của sương, nắng, núi, đồi hiện lên trước mắt ta vô cùng lung linh, huyền ảo. Hình ảnh so sánh trong câu thơ mang nhiều cảm xúc, thiết tha và gửi gắm bao tình yêu của thi nhân. Mỗi khung cảnh đều sống động, tươi đẹp, tràn ngập sức sống. Bức tranh thiên nhiên ngày mới luôn ngập tràn niềm vui, ngập tràn hứng khởi. Từ "núi, đồi, nắng, sương" đều như thức tỉnh sau một đêm dài và làm ta thấy háo hức, ngập tràn sức sống chào đón bình minh.
c1: về biện pháp tu từ giúp cho câu thơ có nhịp điệu.
c2: biện pháp tu từ là so sánh
mik làm giúp bn câu b nha!
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Hình ảnh mặt trời trong câu thơ trên của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:trong bài thơ đã quen thuộc "Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ " đã sử dụng biện pháp ẩn dụ. Người so sánh ở đây chính là em bé con người mẹ Tà-ôi. Mặt trời bây giờ không còn là biểu tượng của chân lí hay sức sống mãnh liệt của cây bắp trên đời mà là biểu tượng của sự sống, tình yêu vĩnh cửu, niềm tin của người mẹ đối với đứa con của mình.
Chúc bn học tốt !
GỢI Ý:
a)+ Biện pháp so sánh: “ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa”: Hình ảnh giọt sương “ rỏ” xuống được so sánh như “ giọt sữa”. Gợi dáng vẻ, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết… của giọt sương ban mai.
+ Biện pháp nhân hoá: Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“ nằm”: Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm, làm duyên làm dáng muốn hoà vào dòng người đi chợ tết.
+ Ẩn dụ: “chiếc áo the xanh” : ngầm thể hiện sắc màu của cỏ cây hoa lá mọc trên núi, gợi sức sống tràn trề của mùa xuân.
+ Từ ngữ giàu hình ảnh, các tính từ chỉ màu sắc: trắng, tía, xanh, đỏ ( son), hồng
( bình minh) và các động từ nháy, uốn, thoa, nằm…: Góp phần tạo nên một bức tranh rộn rịp những hình sắc tươi vui.
- Các biện pháp nghệ thuật đã tạo nên bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ đầy sức sống của thiên nhiên, gợi được cả cái náo nức, vui vẻ của thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp. Đoạn thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tha thiết của nhà thơ…
b)Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con. Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà - ôi cũng hết sức bình dị, một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời .
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, sương trắng như giọt sữa của người mẹ thiên nhiên ban tặng cho đời.
+ Nhân hóa: tia nắng nháy, núi uốn mình - áo the, đồi thoa son-nằm, tạo cho cảnh vật thiên nhiên như mang hồn con người
+ Mật độ xuất hiện đậm đặc của các tính từ, động từ: trắng, xanh, son, rỏ, nháy, uốn, thoa, nằm...)
- Hiệu quả: tạo bức tranh sinh động, tươi tắn, có hồn và rực rỡ, đầy sức sống của cảnh trí thiên nhiên; gợi cuộc sống thanh bình, yên ả, tươi đẹp của đồng quê.
Chúc bạn học tốt !!!
Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh "Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa" và biện pháp nhân hóa qua các từ "nháy", "uốn","nằm". Biện pháp nghệ thuật so sánh đã thành công đặc tả vẻ đẹp của giọt sương sớm tựa như một giọt sữa của mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho cảnh vật ngày mới. Biện pháp nhân hóa khiến mọi sự vật đều có linh hồn. Qua đó tác giả cho thấy sự sống mới đang rục rịch phát triển mạnh mẽ. Hai nghệ thuật trên kết hợp trong cùng một đoạn thơ tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.