K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Đoc đoạn và trả lời các câu hỏi ở dưới:
(1)Mở ra bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ), ta cảm nhận rõ tâm trạng uất ức căm hờn của
một anh hùng sa cơ thất thế. (2) Vị chúa sơn lâm vốn oai danh lừng lẫy, hành tung bí hiểm
đang lâm vào tình thế bi kịch – mất tự do – nên trong lòng chứa đầy tâm trạng căm uất:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

(3)Với thanh trắc dày đặc, âm hưởng câu thơ rắn đanh lại như một lời giận dữ. (4)Dùng
hình ảnh “khối căm hờn”, nhà thơ đã diễn tả nỗi hờn căm vì mất tự do như một khối đá to
lớn mà chúa sơn lâm đang phải gặm nhấm cho qua ngày đoạn tháng.
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

(5)Câu thơ có đến 6/7 tiếng toàn vần bằng thốt ra như một tiếng thở dài. (6) Ngôi nhân
xưng “ta” chứa đựng sắc thái kiêu hãnh, tự cao, biết rõ giá trị mình. (7)Nhưng dù có kiêu
hãnh đến đâu, dù có khinh bỉ lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ cùng lũ gấu, báo dở hơi, vô tư
lự đến đâu, hổ cũng phải thở dài nhẫn nhục, chấp nhận sự thật chịu thân phận “nhục nhằn,
tù hãm”. (8)Căm hờn và cay đắng nào bằng “oai linh rừng thẳm” bị biến thành “thứ đồ
chơi”, “trò lạ mắt” cho bọn tiểu nhân mắt bé giễu cợt, chiêm ngưỡng nỗi sa cơ của kẻ anh
hùng. (9)Chính vì thế mà khối uất ức, giận dữ ngày càng đè nặng lên tâm hồn chúa sơn
lâm. (10) Có thể nói, khổ thơ đầu tiên chất chứa sự hờn căm uất hận và nỗi nhục nhã mà
con hổ đang phải chịu đựng trong cũi sắt.
1. Xác định mô hình của đoạn văn trên?
2. Nêu vai trò của câu mở và câu kết trong đoạn văn trên.
3. Chỉ rõ những câu văn phân tích, đánh giá nghệ thuật của đoạn thơ đầu bài “Nhớ
rừng”.

Giúp ình với mình đang cần gấp!!

0