K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

Đáp án

Câu cảm thán – hành động bộc lộ cảm xúc

16 tháng 11 2018

Đáp án

Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:

   - Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!

→ Kiểu câu cảm thán. (0.5đ)

→ Hành động bộc lộ cảm xúc. (0.5đ)

Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau.a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.b) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng...
Đọc tiếp

Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau.

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

b) Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.

 

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ!

(Nam Cao, Lão Hạc)

d) Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Tựa nhau trông xuống thế gian cười.

(Tản Đà, Muốn làm thằng Cuội)

1
18 tháng 12 2019

a, Trợ từ "lấy" có tác dụng nhấn mạnh mức tối thiểu, tới việc đã rất lâu không nhận được bất cứ một lá thư, lời hỏi thăm, sự quan tâm của mẹ.

b, Trợ từ "nguyên" nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ "đến" nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

c, Trợ từ "cả" biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

d, Trợ từ "cứ" biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:a) Tiếng chó sủa vang các xóm.Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:- Bác trai đã khá rồi chứ ?- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu,...
Đọc tiếp

Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:

a) Tiếng chó sủa vang các xóm.

Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai đã khá rồi chứ ?

- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. 

- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.

- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!

Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

b) Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo  đền Tổ quốc!

(Sự tích Hồ Gươm)

c) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. […]

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

- Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.

(Nam Cao, Lão Hạc)

1
21 tháng 7 2017

a, Đoạn trích Tắt đèn

   - Bác trai đã khá rồi chứ? - hành động hỏi

   - Cảm ơn cụ… mỏi mệt lắm – hành động trình bày

   - Này, bảo bác ấy… cho hoàn hồn – hành động điều khiển, hứa hẹn.

   - Vâng, cháu cũng… tới giờ rồi còn gì. – hành động hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

   - Thế thì phải giục… kéo vào rồi đấy! – hành động điều khiển.

  b, Đoạn trích Sự tích Hồ Gươm.

   - Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. – hành động trình bày.

   - Chúng tôi nguyện đem… báo đền Tổ Quốc! – hành động hứa hẹn.

  c, Đoạn trích Lão Hạc

   - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! – hành động trình bày

   - Cụ bán rồi? – hành động hỏi.

   - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. – hành động trình bày

   - Thế nó cho bắt à? – hành động hỏi

   - Khốn nạn… dốc ngược nó lên – Hành động bộc lộ cảm xúc xen hành động trình bày.

1-    Bài tập 3: Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói và hành động nói của các câu in đậm dưới đây:a-                “Hoa tay thảo những nét              Như phượng múa rồng bay.”       b-    “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi ngựa thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha...
Đọc tiếp

1-    Bài tập 3: Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói và hành động nói của các câu in đậm dưới đây:

a-                “Hoa tay thảo những nét

             Như phượng múa rồng bay.”

       b-    “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi ngựa thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.”

                                                    (“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn)

1
16 tháng 7 2021

a, Câu trần thuật

Mục đích: Dùng để tả

b, Câu trần thuật

Mục đích: Dùng để tả

1-    Bài tập 3: Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói và hành động nói của các câu in đậm dưới đây:a-                “Hoa tay thảo những nét              Như phượng múa rồng bay.”       b-    “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi ngựa thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha...
Đọc tiếp

1-    Bài tập 3: Xác định kiểu câu phân theo mục đích nói và hành động nói của các câu in đậm dưới đây:

a-                “Hoa tay thảo những nét

             Như phượng múa rồng bay.”

       b-    “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi ngựa thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.”

                                                    (“Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn)

1
21 tháng 7 2021

Câu này em hỏi 1 lần rồi còn gì?

a, Câu trần thuật

Mục đích: Dùng để tả

b, Câu trần thuật

Mục đích: Dùng để tả

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới         Chuyện người ăn xin Một gười ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

         Chuyện người ăn xin

 Một gười ăn xin già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi mắt tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

 Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không còn gì để cho ông cả

 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười

_ Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi

 Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, cũng vừa nhận được cái gì đó của ông

1. Những chi tiết nào thể hiện cahs ứng xử của cậu bé đối với người ăn xin? Nhận xét về những hành động và lời nói của cậu bé?

2. Qua câu chuyện, theo em cả ông lão và cậu bé đều nhận được điều gì từ nhau?

3. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

4. Trong xã hội, thấy có những cách đối xử với người ăn xin như thế nào? Nêu ý kiến của em vè những cách đối xử ấy ( viết khoảng 5 cau văn )

4

Vẽ hai đường thẳng có dạng chéo ( không thể thẳng vì đường thẳng kéo dái mãi mãi . Nếu vẽ thẳng 2 đường đó thì chỉ có 1 đường thẳng duy nhất ) , chỉ có 1 điểm chung là giao điêm của 2 đường thẳng đó.

19 tháng 9 2018

1) - Từ tôi lục hết đến ... nắm chặt bàn tay run rẩy của ông .

    - Cậu bé tui Ko có gì nhưng vẫn có gắng giúp ông lão những gì mình có thể làm !