Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
S. Exupery từng nói: “Nếu trái đất hình vuông thì chúng ta sẽ có các góc cạnh để ẩn náu nhưng vì nó hình cầu nên chúng ta phải đối mặt với cuộc đời”.Thật vậy, cuộc sống xung quanh ta có bao giờ luôn đi qua mà không vướng phải những sóng gió, những gian nan, thử thách.Con người có bao giờ sống mà chỉ luôn đi qua những giây phút bình yên. Cho nên, có những lúc ta cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối trước thế giới rộng lớn này. Ấy là lúc ta cần tìm cho mình một “đôi vai”-một điểm tựa trong cuộc sống, một đôi vai để ta gánh vác trách nhiệm khó khăn của chính bản thân mình trong cuộc sống.
Thượng đế thật vĩ đại khi đã cố công nhào nặn, đẽo gọt tỉ mỉ, cần mẫn từng chi tiết một để tạo nên những sinh linh bé nhỏ mà hoàn thiện phù hợp với những mục đích khác nhau của loài người. Trong những chi tiết ấy mà thượng đế ban tặng, chúng ta phải cảm ơn Người đã ban cho chúng ta một đôi vai.Ta hãy thử lắng mình để để ý những người xung quanh ta: tôi nhìn bạn, tôi nhìn những người Châu Âu, nhìn những người Châu Phi,… cuối cùng tôi nhìn lại tôi và mỉm cười mãn nguyện thì ra tôi cũng như mọi người bình thường khác “tất cả chúng ta đều có một đôi vai”. Như thế, rất đỗi giản dị mà thôi, đôi vai là một bộ phận của cơ thể con người song dường như đôi vai là nơi duy nhất có độ phẳng, có sức chịu đựng cao, có thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể, là điểm tựa vững chắc cho toàn bộ cơ thể. Có lẽ vì thế mà nó trở thành điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Thử tưởng tượng nếu một ngày ta không có đôi vai, cái gì sẽ nâng đỡ ta, ta biết dựa vào đâu nếu như cần một điểm tựa vững chắc? Có lẽ vì thế mà đôi vai trở nên cao cả và giá trị biết bao nhiêu…
Hình ảnh “đôi vai” làm tôi nhớ đến một câu chuyện trước đây tôi từng đọc ở trên một trang mạng xã hội nào đó mà một cậu bé đã chia sẻ như sau : Mẹ cậu đã ra một câu đố : “Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?”
Ngày nhỏ, cậu đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”
Vài năm sau, cậu đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố cậu.Mẹ lại nhìn cậu âu yếm nói : Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.
Rồi một ngày bà nội yêu quý của cậu qua đời.Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Cậu đã thấy bố khóc gục đầu vào vai mẹ và khóc.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh cậu thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”.Cậu bé như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi cậu lúc này bởi đơn thuần cậu chỉ nghĩ đó là trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt cậu , mẹ cậu liền bảo: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là đôi vai”
Cậu hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hở mẹ?”
Mẹ cậu lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có th ể dựa vào khi họ khóc.Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống.Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”
Dòng chia sẻ cũng như mẩu chuyện mà cậu bé trong truyện muốn gửi gắm đến chúng ta như một món quà tặng của cuộc sống về hình ảnh “đôi vai”.Trong cuộc sống của con người, “đôi vai” có thể được hiểu là một điểm tựa, một chỗ dựa về tinh thần hoặc vật chất.Có một “đôi vai” chắc chắn, ổn định để tựa vào, con người sẽ dễ có một cuộc sống đẹp. Đó là đôi vai mang những tình yêu thương,sự sẻ chia, điểm tựa vững chắc. Đó là đôi vai sờn bạc mẹ phải gồng mình trong mưa nắng, gió rét song rất đỗi ấm áp để con dù có “đi trọn kiếp con người” vẫn ghi nhớ cái bờ vai ấy mãi trong tim. Đó là đôi vai của người cha cõng con lên để vui đùa khi con còn nhỏ, cho con được nhìn lên phía trước từ đôi vai ấy để con cảm nhận được sắc màu cuộc sống khi lên cao, là đôi vai để con tựa vào chạy ào tới mà vít, mà hôn tới tấp kể cho cha nghe những chuyện ở trường, ở lớp; có cả những chuyện vui và cả những chuyện buồn, cha sẽ lắng nghe con nói và tưởng tượng lại một thời ấu thơ của cha tha hồ nghịch ngợm ,vui đùa và mỉm cười một cách lặng lẽ, cha sẽ lau nước mắt cho con khi con bị điểm kém, bị cô phê bình… Đó là đôi vai của của những người bạn thực sự mà ta cần tựa mình vào để trút bầu tâm sự có những lúc vui sẵn sàng ôm nhau nhảy cẫng lên mà hò hét, có những lúc buồn đôi vai ấy như một chiếc khăn mềm mại lau đi những giọt nước mắt. Đó còn là đôi vai của một người đàn ông sẵn sàng che chở, bao bọc những người con gái mà họ yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả những lúc mà mọi người đều dời bỏ cô ấy mà đi bởi ai đó đã từng nói: “Hãy yêu người phụ nữ khi họ cần đến tình yêu đó nhất”…Thì ra, bờ vai nhiều khi chẳng phải cái gì lớn lao mà ngay ở bên cạnh ta song hành cùng cuộc đời ta. Đó là những người thân thương, bình dị như cha mẹ, bạn bè, thầy cô… Đó là những người sống cùng ta, chia ngọt sẻ bùi, thấu hiểu ta.Nhân vật Nhĩ trong “bến quê” của Nguyễn Minh Châu cả một đời đi lại nhiều nơi mới nhận ra cái “bến” của cuộc đời anh là Liên-một người vợ lặng thầm, tần tảo.Trong cuộc sống, có những lúc rơi vào bế tắc và tuyệt vọng, “nơi dựa” lúc ấy chính là động lực cho con người đứng lên mà không chịu khuất phục. Hay Nguyễn Sơn Lâm quê ở Quảng Ninh, từ khi sinh ra, bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh đã bị dị tật ở hệ xương, chân tay mềm yếu, cứ gượng đứng dậy là lại ngã sõng xoài, khiến đầu và mặt luôn sây sát, nhiều khi bật cả máu. Nhìn ánh mắt buồn tủi của con trai, mẹ anh không kìm nổi lòng mình. Bà cố gắng sưu tầm sách báo nói về những tấm gương vượt khó và hằng đêm lại kể cho con nghe với hy vọng xua tan mặc cảm tật nguyền ở Lâm. Sơn Lâm cũng nhờ thế mà có thêm niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Thử tượng tượng rằng nếu như Sơn Lâm vào lúc ấy không có điểm tựa là người mẹ thì không biết cuộc đời của anh sẽ ra sao? Liệu anh có thể trở thành một vị giám đốc tài ba và ưu tú không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Sau những đổ vỡ, cơ cực, những thất bại đắng cay, “chỗ dựa” chính là nơi lắng lại tâm hồn mình, nhận ra mục đích cuộc sống của mình thực sự là gì.Một đứa trẻ sẽ là một chỗ dựa cho người thiếu phụ không phải chỉ là nó là một phần của chị mà còn khi nhìn vào đứa trẻ chị nhìn thấy tương lai của mình, nhìn thấy bản thân mình như được tái sinh lần nữa.Chỗ dự của chúng ta đâu chỉ là nơi ta đến khi mỏi mệt, nó còn tiếp thêm sức mạnh để ta tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương và dâng hiến cho đời.Có một chỗ dựa trong cuộc sống để mà sẻ chia, đồng cảm những lúc khó khăn, mỏi mệt sẽ là điều vô giá bởi nhà bác học Ác-si-mét đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái đất lên”.Nhưng cuộc sống vẫn luôn cần ta phải tự đứng vững trên đôi chân của mình. “Nơi dựa” chỉ là điểm dừng chân của con người để tìm lấy một bến bờ bình yên trong tâm hồn, “chỗ dựa” kjông thể là nơi hoàn toàn dựa vào để lệ thuộc hay thoái lui trước cuộc sống nhiều gian nan.
“Đôi vai”còn phải gánh vác những trọng trách mọi công việc khó khăn vất vả thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình như: chính phủ dùng vai của mình gánh vác những việc hệ trọng quốc gia, những lãnh đạo công ty thì dùng “vai” của mình chống đỡ chịu đựng trước những hệ luỵ thành bại trong chuyện làm ăn; “đôi vai” của những người lính bảo vệ Tổ quốc nơi biên ải xa xôi ngày đêm canh giữ bảo vệ hoà bình cho đất nước… và gần gũi hơn là “đôi vai” của cha mẹ trong việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, “đôi vai” của thầy cô gánh vác sự nghiệp “trồng người” cao cả của nhân loại, ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai xây dựng đất nước tươi đẹp…Gần nhất, đó chính là “đôi vai” của chính chúng ta, “đôi vai” có cứng, sức vai có bền thì mọi gian truân đều có thể vượt qua, khi ta có trách nhiệm thì đôi vai chúng ta sẽ vững vàng, cứng cáp vượt qua mọi khó khăn cho dù khó khăn ấy có gan lì đến đâu và hiển nhiên khi ta làm chủ tất cả, “đôi vai” nặng trĩu kia sẽ rũ bỏ được tất cả, làm chủ mọi biến động, cuộc đời chắc chắn sẽ “xuôi chèo mát mái”, “nhân định thắng thiên”.Lúc này, “đôi vai” của ta đã giữ được dáng đi thẳng không chịu khuất phục gục ngã trước cuộc đời và số phận, ta thật xứng đáng là một người con của dân tộc mang trong mình dòng máu Lạc hồng vì đã kế thừa và phát huy cốt cách truyền thống của con người Việt Nam.
Ngoài ra, “đôi vai” còn thể hiện số phận của con người trong cuộc sống. Đó là đôi vai phải gánh chịu số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ khi bị thực dân phong kiến bóc lột, đó là đôi vai của người phụ nữ khi phải gánh vác trên vai cuộc sống gia đình đầy lo toan như trong “thương vợ” của Tú Xương thì người vợ không chỉ phải lo toan việc ăn no mặc ấm của năm đứa con mà còn phải nuôi cả một ông chồng với những thói ăn chơi vì bất mãn trước thời cuộc:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều lúc con người sống cô độc khép chặt mình trong những ngôi nhà kín mít, sống mà không cần đến nhau, chỉ cần một chiếc ti vi, một chiếc máy vi tính…là có thể tách ra cuộc sống của mọi người xung quanh.Và khi đó con người phải chăng đang bị cầm tù trong sự cô đơn của chính mình? Rõ ràng thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi đôi vai làm điểm tựa con người sẽ rơi vào trạng thái chông chênh, vô định.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người có “đôi vai” vững chắc dễ tự đắc, ảo tưởng về vai trò của mình đối với người khác dẫn đến lối sống ích kỉ, lợi dụng kiếm chác, đầy toan tính với những người cần bờ vai của mình, cần hiểu rằng: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên đôi vai của người khác.Kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Đây là một hành vi đáng lên án và cần loại bỏ.
Tôi luôn mong mọi người được hạnh phúc như tôi, có một tổ ấm để trở về, có một người mẹ luôn động viên và thấu hiểu mình khi tôi buồn, khi tôi vấp ngã,…Chỗ dựa chỉ đơn giản thế thôi nhưng thiếu nó tôi chẳng thể nào thành người. Tôi cũng hi vọng rằng mình cũng sẽ là bờ vai vững chắc được mọi người xung quanh tin tưởng để tựa vào mỗi khi họ sung sướng, buồn đau.. để tôi cảm nhận được cảm giác của những người cho tôi bờ vai tựa vào khi tôi gục ngã. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển con người càng có thêm nhiều mối quan hệ song ai cũng cần cho mình một bờ vai để tựa, một bờ vai để gánh vác trách nhiệm của mình trong cuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra. Hãy trân trọng những bờ vai quanh ta sẵn sàng để ta tựa vào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và xây dựng cho mình một “đôi vai” cứng cáp, có sức chịu đựng bạn nhé!
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
Bố mẹ thích so sánh con vs con nhà ngta thì bố mẹ mang con nhà ngta về mak nuôi ! Con k đc như con nhà ngta đâu. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh mak sao bố mẹ cứ thk ik so sánh thế !! Tuy con k đc điểm cao như mong đợi nhg ít ra bố mẹ cx phải an ủi động viên con chứ, đằng này bố mẹ lại đem con ra so sánh,bố mẹ có bt lm thế là ảnh hưởng đến tâm lí của con k?? Bố mẹ k hiểu con j hết!!
Từ bé đến giờ, trong lòng tôi nó là một đứa bạn thân nhất
-> Trạng ngữ chỉ thời gian
Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, Hổ Chủ tịch đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Cô đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
giai thich cau noi co tai ma khong co duc la nguoi vo dung
Cậu nói của HỒ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp.
Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.
Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.
Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi củà người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn cố tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tàj thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.
Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.
Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.
Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.
2 ,
Nhắc đến M. Gorki ta không chỉ nhắc đến sự vĩ đại của một nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa mà còn nhớ đến một tấm gương sáng chói trong việc tự học thành tài. Trên con đường tự học đầy gian khổ của nhà văn, sách là người bạn lớn thân thiết và gắn bó. Nhà văn từng nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới". Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều có ích. Sách là những suy nghĩ, những ước mơ, hoài bão, những tình cảm mà con người muốn được cùng chia sẻ. Sách thật sự kỳ diệu và từ xa xưa, con người đã biết đến sự kỳ diệu đó.
Khi nền văn hoá chưa tiến bộ, máy in chưa ra đời, thậm chí cả giấy bút cũng chưa có, con người đã nghĩ ra một điều gì đó tương tự như "sách". Người Ai Cập cổ đại cũng dùng đất sét để ghi những lưu trữ cần thiết. Người Trung Quốc thì dùng mực viết lên các thẻ tre. Người Pháp thì lại dùng các tấm da dê... Đó chính là những hình thức đầu tiên của sách. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của sách, họ cần sách để giữ lại những kinh nghiệm sống, những câu chuyện lịch sử... để truyền lại cho đời sau.
Ngày nay, khi nghề in đã vô cùng phát triển, hàng ngàn cuốn sách ra đời nhưng con người vẫn không mất đi hứng thú khi lật lại những trang sách cổ. Họ tìm tòi ý nghĩa của các hình vẽ, các loại chữ cổ để biết được thêm về đời sống ngày xưa. Bây giờ, ngôn ngữ của các nước khác nhau đều được mọi người biết đến, yêu thích và học hỏi; thì các cuốn sách lại càng được quý trọng. Không phải vì ngẫu nhiên mà một quyển sách lại được dịch ra nhiều thứ tiếng, đó là để mọi người hiểu nhau hơn, biết đến các tập tục, các kinh nghiệm... của nước bạn. Dường như sách đã vượt qua mọi không gian, mọi thời gian gắn kết mọi người với nhau.
Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới! Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tận. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.
Trên thực tế, có những trang sách được cả triệu triệu người biết đến. Đó là những trang sách của Galilê giúp con người hiểu biết thêm về trái đất. Sách của Đácuyn càng làm rõ hơn về các loài sinh vật, sách của Êđixơn nói vể các hiện tượng vậy lý, về bóng đèn, đầu xe hoả... mà sau này ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Sách của Mác, Lênin đã giúp cho con người nhận thức được tầm quan trọng của tự do, đã phần nào đóng góp trong những cuộc cách mạng nổ ra giành lại hòa bình dân tộc. Ta đọc thơ V. Hugô, Lý Bạch. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du... để biết được cuộc sống xưa kia và tâm tư tình cảm của tác giả. Đọc truyện cổ Grim, truyện cổ tích Anđécxen, truyện ngụ ngôn La Phôngten để thấy được cách suy nghĩ của con người đổng thời rút ra bài học quý giá.
Học sinh ngày nay, bạn đồng hành đi học là sách vật lý, sách văn học, sách toán, sách kỹ thuật... đủ để cho thấy sách không thể thiếu trong đời sống. Sách cho con người tri thức, sách là hành trang cho con người bước vào đời. Có sách vật lý thì học sinh mới biết đến Galilê, Ampe, biết được vận tốc, gia tốc, có sách địa lý mới biết được các nước trên thế giới. Có sách lịch sử mới biết được nguồn gốc con người... Niềm vui khi được đi học của mỗi học sinh đã cho thấy sách đã mở rộng những chân trời mới mà ai cũng muốn được khám phá.
Sách là ước mơ, là khát vọng của con người. Sách đã trả lời biết bao nhiêu câu hỏi: Ta là ai? Ta là gì? Ta có quan hệ gì với hàng triệu con người khác? Ta ước mơ gì? Ta có khát vọng gì? Sách nói lên mơ ước của con người, giúp người đọc hiểu được cái sai, cái đúng, biết được đâu là hạnh phúc, đâu là bất hạnh, chỉ dạy cho con người cách sống sao cho có nghĩa, dạy cho con người mơ ước đến những điều tốt đẹp hơn cho mình và cho cả cộng đồng.
Vậy là những cuốn sách đã rất có ích cho con người. Và điều mà M. Gorki muốn gửi gắm qua câu nói đó là hãy không ngừng đọc sách vì sách là kho báu vô cùng kỳ diệu của con người.
Trước khi đọc một cuôn sách ta phải quý trọng, nâng niu từng trang sách. Từ một cuốn sách bị quăn mép cho đến cả một tủ sách không bị quăn một cuốn nào đều là thái độ cùa người đọc với cuốn sách. Một con người mà không đọc sách hay không ham mê đọc sách là một điều không thể được, có những người biết đọc, biết viết thì lại không hề có hứng thú với những cuốn sách, còn những con người không biết đọc, biết viết thì lại nâng niu từng trang sách mà họ mơ ước sẽ đọc được. Đọc sách thì cũng phải biết tập trung, đừng đọc khi đầu còn đang suy nghĩ vẩn vơ về những thứ khác. Phải tập trung thì ta mới hiểu một cuốn sách. Đọc sách thì phải biết hành động theo sách chứ chỉ đọc thì hàng trăm, hàng nghìn cuốn cũng đều trở nên vô dụng. Ta thấy rằng đọc sách là một cách tự bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần cho mọi người. Nhưng cũng cần lưu ý đến cách chọn sách. Phải chọn những cuốn sách tốt, sách hay, chớ nên đọc những cuốn sách xấu.
Thế nào là sách tốt? Đó là một cuốn sách có thể giúp con người hiểu biết thật đúng đắn về cuộc sống để chúng ta hiểu biết mà có thái độ yêu ghét đúng đắn. Những cuốn sách đó phải khiến con người gần lại với nhau hơn. Chúng ươm mầm cho những tài năng tương lai. Chúng nuôi dưỡng, khích lệ những khát vọng vô cùng cao thượng. Sách còn khiến cho tâm hồn con người ngày càng phong phú và trong sáng như bầu trời xanh ngắt không gợn mây. Đó mới là sách tốt.
Còn sách xấu? Những cuốn sách này đã đưa ra những lời lẽ xảo trá để con người không thể biết được cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này nhưng lại bôi nhọ các dân tộc khác. Đó còn là những cuốn sách phản động, gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để lừa bịp dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. Thừa cơ đó chúng có thể đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. Vì vậy khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này.
Sách là kiến thức, đọc sách là một cách bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần, một việc mà ta nên làm. Nhưng không phải sách nào cũng đọc được, ta phải biết chọn sách cho phù hợp với mình, phải biết chọn sách tốt để đọc. Nếu chọn đúng loại sách, sách sẽ đem lại những điều ta cần biết, cần học hỏi, giúp ta sống đẹp hơn. Đọc sách là để rút ra những kinh nghiệm. Ngoài biết cách chọn sách, ta còn phải biết cách đọc. Vậy đọc như thế nào cho đúng? Đọc mà khòng biết vận dụng thì cũng chẳng có ích gì. Vì thế không chỉ đọc, ta còn phải biết ứng dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày. Như thế đọc sách mới có ý nghĩa.
Lênin nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Sách đã trở thành vô cùng quan trọng đối với con người. Không có sách thì con người sẽ không có kiến thức, văn minh nhân loại sẽ lụi tàn. Sách có giá trị to lớn và gắn liền với sự phát triển của đời sống hàng ngày.
3 , Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
"Cha sinh mẹ dưỡng", nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đà phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm được. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng. Nóc nhà che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội "trọng nam khinh nữ" xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay cũng vô cùng quan trọng.
Công lao sinh dưỡng của mẹ lại càng to lớn: "Nghĩa mẹ như mức trong nguồn chảy ra". Đây là một hình ảnh so sánh rất đẹp, rất hay. Bởi lẽ, nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hy sinh của mẹ dành cho con.
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng: Nuôi con cho được vuông tròn / Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong”. Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ: "Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: Chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ; Chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ "hiếu", dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao từ mấy nghìn năm trước nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.
1)
Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...
2)
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
3)
Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.
4)Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.
S. Exupery từng nói: “Nếu trái đất hình vuông thì chúng ta sẽ có các góc cạnh để ẩn náu nhưng vì nó hình cầu nên chúng ta phải đối mặt với cuộc đời”.Thật vậy, cuộc sống xung quanh ta có bao giờ luôn đi qua mà không vướng phải những sóng gió, những gian nan, thử thách.Con người có bao giờ sống mà chỉ luôn đi qua những giây phút bình yên. Cho nên, có những lúc ta cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối trước thế giới rộng lớn này. Ấy là lúc ta cần tìm cho mình một “đôi vai”-một điểm tựa trong cuộc sống, một đôi vai để ta gánh vác trách nhiệm khó khăn của chính bản thân mình trong cuộc sống.
Thượng đế thật vĩ đại khi đã cố công nhào nặn, đẽo gọt tỉ mỉ, cần mẫn từng chi tiết một để tạo nên những sinh linh bé nhỏ mà hoàn thiện phù hợp với những mục đích khác nhau của loài người. Trong những chi tiết ấy mà thượng đế ban tặng, chúng ta phải cảm ơn Người đã ban cho chúng ta một đôi vai.Ta hãy thử lắng mình để để ý những người xung quanh ta: tôi nhìn bạn, tôi nhìn những người Châu Âu, nhìn những người Châu Phi,… cuối cùng tôi nhìn lại tôi và mỉm cười mãn nguyện thì ra tôi cũng như mọi người bình thường khác “tất cả chúng ta đều có một đôi vai”. Như thế, rất đỗi giản dị mà thôi, đôi vai là một bộ phận của cơ thể con người song dường như đôi vai là nơi duy nhất có độ phẳng, có sức chịu đựng cao, có thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể, là điểm tựa vững chắc cho toàn bộ cơ thể. Có lẽ vì thế mà nó trở thành điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Thử tưởng tượng nếu một ngày ta không có đôi vai, cái gì sẽ nâng đỡ ta, ta biết dựa vào đâu nếu như cần một điểm tựa vững chắc? Có lẽ vì thế mà đôi vai trở nên cao cả và giá trị biết bao nhiêu…
Hình ảnh “đôi vai” làm tôi nhớ đến một câu chuyện trước đây tôi từng đọc ở trên một trang mạng xã hội nào đó mà một cậu bé đã chia sẻ như sau : Mẹ cậu đã ra một câu đố : “Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?”
Ngày nhỏ, cậu đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”
Vài năm sau, cậu đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố cậu.Mẹ lại nhìn cậu âu yếm nói : Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.
Rồi một ngày bà nội yêu quý của cậu qua đời.Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Cậu đã thấy bố khóc gục đầu vào vai mẹ và khóc.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh cậu thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”.Cậu bé như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi cậu lúc này bởi đơn thuần cậu chỉ nghĩ đó là trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt cậu , mẹ cậu liền bảo: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là đôi vai”
Cậu hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hở mẹ?”
Mẹ cậu lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có th ể dựa vào khi họ khóc.Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống.Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”
Dòng chia sẻ cũng như mẩu chuyện mà cậu bé trong truyện muốn gửi gắm đến chúng ta như một món quà tặng của cuộc sống về hình ảnh “đôi vai”.Trong cuộc sống của con người, “đôi vai” có thể được hiểu là một điểm tựa, một chỗ dựa về tinh thần hoặc vật chất.Có một “đôi vai” chắc chắn, ổn định để tựa vào, con người sẽ dễ có một cuộc sống đẹp. Đó là đôi vai mang những tình yêu thương,sự sẻ chia, điểm tựa vững chắc. Đó là đôi vai sờn bạc mẹ phải gồng mình trong mưa nắng, gió rét song rất đỗi ấm áp để con dù có “đi trọn kiếp con người” vẫn ghi nhớ cái bờ vai ấy mãi trong tim. Đó là đôi vai của người cha cõng con lên để vui đùa khi con còn nhỏ, cho con được nhìn lên phía trước từ đôi vai ấy để con cảm nhận được sắc màu cuộc sống khi lên cao, là đôi vai để con tựa vào chạy ào tới mà vít, mà hôn tới tấp kể cho cha nghe những chuyện ở trường, ở lớp; có cả những chuyện vui và cả những chuyện buồn, cha sẽ lắng nghe con nói và tưởng tượng lại một thời ấu thơ của cha tha hồ nghịch ngợm ,vui đùa và mỉm cười một cách lặng lẽ, cha sẽ lau nước mắt cho con khi con bị điểm kém, bị cô phê bình… Đó là đôi vai của của những người bạn thực sự mà ta cần tựa mình vào để trút bầu tâm sự có những lúc vui sẵn sàng ôm nhau nhảy cẫng lên mà hò hét, có những lúc buồn đôi vai ấy như một chiếc khăn mềm mại lau đi những giọt nước mắt. Đó còn là đôi vai của một người đàn ông sẵn sàng che chở, bao bọc những người con gái mà họ yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả những lúc mà mọi người đều dời bỏ cô ấy mà đi bởi ai đó đã từng nói: “Hãy yêu người phụ nữ khi họ cần đến tình yêu đó nhất”…Thì ra, bờ vai nhiều khi chẳng phải cái gì lớn lao mà ngay ở bên cạnh ta song hành cùng cuộc đời ta. Đó là những người thân thương, bình dị như cha mẹ, bạn bè, thầy cô… Đó là những người sống cùng ta, chia ngọt sẻ bùi, thấu hiểu ta.Nhân vật Nhĩ trong “bến quê” của Nguyễn Minh Châu cả một đời đi lại nhiều nơi mới nhận ra cái “bến” của cuộc đời anh là Liên-một người vợ lặng thầm, tần tảo.Trong cuộc sống, có những lúc rơi vào bế tắc và tuyệt vọng, “nơi dựa” lúc ấy chính là động lực cho con người đứng lên mà không chịu khuất phục. Hay Nguyễn Sơn Lâm quê ở Quảng Ninh, từ khi sinh ra, bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh đã bị dị tật ở hệ xương, chân tay mềm yếu, cứ gượng đứng dậy là lại ngã sõng xoài, khiến đầu và mặt luôn sây sát, nhiều khi bật cả máu. Nhìn ánh mắt buồn tủi của con trai, mẹ anh không kìm nổi lòng mình. Bà cố gắng sưu tầm sách báo nói về những tấm gương vượt khó và hằng đêm lại kể cho con nghe với hy vọng xua tan mặc cảm tật nguyền ở Lâm. Sơn Lâm cũng nhờ thế mà có thêm niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Thử tượng tượng rằng nếu như Sơn Lâm vào lúc ấy không có điểm tựa là người mẹ thì không biết cuộc đời của anh sẽ ra sao? Liệu anh có thể trở thành một vị giám đốc tài ba và ưu tú không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Sau những đổ vỡ, cơ cực, những thất bại đắng cay, “chỗ dựa” chính là nơi lắng lại tâm hồn mình, nhận ra mục đích cuộc sống của mình thực sự là gì.Một đứa trẻ sẽ là một chỗ dựa cho người thiếu phụ không phải chỉ là nó là một phần của chị mà còn khi nhìn vào đứa trẻ chị nhìn thấy tương lai của mình, nhìn thấy bản thân mình như được tái sinh lần nữa.Chỗ dự của chúng ta đâu chỉ là nơi ta đến khi mỏi mệt, nó còn tiếp thêm sức mạnh để ta tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương và dâng hiến cho đời.Có một chỗ dựa trong cuộc sống để mà sẻ chia, đồng cảm những lúc khó khăn, mỏi mệt sẽ là điều vô giá bởi nhà bác học Ác-si-mét đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái đất lên”.Nhưng cuộc sống vẫn luôn cần ta phải tự đứng vững trên đôi chân của mình. “Nơi dựa” chỉ là điểm dừng chân của con người để tìm lấy một bến bờ bình yên trong tâm hồn, “chỗ dựa” kjông thể là nơi hoàn toàn dựa vào để lệ thuộc hay thoái lui trước cuộc sống nhiều gian nan.
“Đôi vai”còn phải gánh vác những trọng trách mọi công việc khó khăn vất vả thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình như: chính phủ dùng vai của mình gánh vác những việc hệ trọng quốc gia, những lãnh đạo công ty thì dùng “vai” của mình chống đỡ chịu đựng trước những hệ luỵ thành bại trong chuyện làm ăn; “đôi vai” của những người lính bảo vệ Tổ quốc nơi biên ải xa xôi ngày đêm canh giữ bảo vệ hoà bình cho đất nước… và gần gũi hơn là “đôi vai” của cha mẹ trong việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, “đôi vai” của thầy cô gánh vác sự nghiệp “trồng người” cao cả của nhân loại, ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai xây dựng đất nước tươi đẹp…Gần nhất, đó chính là “đôi vai” của chính chúng ta, “đôi vai” có cứng, sức vai có bền thì mọi gian truân đều có thể vượt qua, khi ta có trách nhiệm thì đôi vai chúng ta sẽ vững vàng, cứng cáp vượt qua mọi khó khăn cho dù khó khăn ấy có gan lì đến đâu và hiển nhiên khi ta làm chủ tất cả, “đôi vai” nặng trĩu kia sẽ rũ bỏ được tất cả, làm chủ mọi biến động, cuộc đời chắc chắn sẽ “xuôi chèo mát mái”, “nhân định thắng thiên”.Lúc này, “đôi vai” của ta đã giữ được dáng đi thẳng không chịu khuất phục gục ngã trước cuộc đời và số phận, ta thật xứng đáng là một người con của dân tộc mang trong mình dòng máu Lạc hồng vì đã kế thừa và phát huy cốt cách truyền thống của con người Việt Nam.
Ngoài ra, “đôi vai” còn thể hiện số phận của con người trong cuộc sống. Đó là đôi vai phải gánh chịu số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ khi bị thực dân phong kiến bóc lột, đó là đôi vai của người phụ nữ khi phải gánh vác trên vai cuộc sống gia đình đầy lo toan như trong “thương vợ” của Tú Xương thì người vợ không chỉ phải lo toan việc ăn no mặc ấm của năm đứa con mà còn phải nuôi cả một ông chồng với những thói ăn chơi vì bất mãn trước thời cuộc:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều lúc con người sống cô độc khép chặt mình trong những ngôi nhà kín mít, sống mà không cần đến nhau, chỉ cần một chiếc ti vi, một chiếc máy vi tính…là có thể tách ra cuộc sống của mọi người xung quanh.Và khi đó con người phải chăng đang bị cầm tù trong sự cô đơn của chính mình? Rõ ràng thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi đôi vai làm điểm tựa con người sẽ rơi vào trạng thái chông chênh, vô định.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người có “đôi vai” vững chắc dễ tự đắc, ảo tưởng về vai trò của mình đối với người khác dẫn đến lối sống ích kỉ, lợi dụng kiếm chác, đầy toan tính với những người cần bờ vai của mình, cần hiểu rằng: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên đôi vai của người khác.Kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Đây là một hành vi đáng lên án và cần loại bỏ.
Tôi luôn mong mọi người được hạnh phúc như tôi, có một tổ ấm để trở về, có một người mẹ luôn động viên và thấu hiểu mình khi tôi buồn, khi tôi vấp ngã,…Chỗ dựa chỉ đơn giản thế thôi nhưng thiếu nó tôi chẳng thể nào thành người. Tôi cũng hi vọng rằng mình cũng sẽ là bờ vai vững chắc được mọi người xung quanh tin tưởng để tựa vào mỗi khi họ sung sướng, buồn đau.. để tôi cảm nhận được cảm giác của những người cho tôi bờ vai tựa vào khi tôi gục ngã. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển con người càng có thêm nhiều mối quan hệ song ai cũng cần cho mình một bờ vai để tựa, một bờ vai để gánh vác trách nhiệm của mình trong cuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra. Hãy trân trọng những bờ vai quanh ta sẵn sàng để ta tựa vào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và xây dựng cho mình một “đôi vai” cứng cáp, có sức chịu đựng bạn nhé!
còn bài nào khác ngoài bài đó ko bạn