Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
S. Exupery từng nói: “Nếu trái đất hình vuông thì chúng ta sẽ có các góc cạnh để ẩn náu nhưng vì nó hình cầu nên chúng ta phải đối mặt với cuộc đời”.Thật vậy, cuộc sống xung quanh ta có bao giờ luôn đi qua mà không vướng phải những sóng gió, những gian nan, thử thách.Con người có bao giờ sống mà chỉ luôn đi qua những giây phút bình yên. Cho nên, có những lúc ta cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối trước thế giới rộng lớn này. Ấy là lúc ta cần tìm cho mình một “đôi vai”-một điểm tựa trong cuộc sống, một đôi vai để ta gánh vác trách nhiệm khó khăn của chính bản thân mình trong cuộc sống.
Thượng đế thật vĩ đại khi đã cố công nhào nặn, đẽo gọt tỉ mỉ, cần mẫn từng chi tiết một để tạo nên những sinh linh bé nhỏ mà hoàn thiện phù hợp với những mục đích khác nhau của loài người. Trong những chi tiết ấy mà thượng đế ban tặng, chúng ta phải cảm ơn Người đã ban cho chúng ta một đôi vai.Ta hãy thử lắng mình để để ý những người xung quanh ta: tôi nhìn bạn, tôi nhìn những người Châu Âu, nhìn những người Châu Phi,… cuối cùng tôi nhìn lại tôi và mỉm cười mãn nguyện thì ra tôi cũng như mọi người bình thường khác “tất cả chúng ta đều có một đôi vai”. Như thế, rất đỗi giản dị mà thôi, đôi vai là một bộ phận của cơ thể con người song dường như đôi vai là nơi duy nhất có độ phẳng, có sức chịu đựng cao, có thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể, là điểm tựa vững chắc cho toàn bộ cơ thể. Có lẽ vì thế mà nó trở thành điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Thử tưởng tượng nếu một ngày ta không có đôi vai, cái gì sẽ nâng đỡ ta, ta biết dựa vào đâu nếu như cần một điểm tựa vững chắc? Có lẽ vì thế mà đôi vai trở nên cao cả và giá trị biết bao nhiêu…
Hình ảnh “đôi vai” làm tôi nhớ đến một câu chuyện trước đây tôi từng đọc ở trên một trang mạng xã hội nào đó mà một cậu bé đã chia sẻ như sau : Mẹ cậu đã ra một câu đố : “Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?”
Ngày nhỏ, cậu đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”
Vài năm sau, cậu đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố cậu.Mẹ lại nhìn cậu âu yếm nói : Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.
Rồi một ngày bà nội yêu quý của cậu qua đời.Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Cậu đã thấy bố khóc gục đầu vào vai mẹ và khóc.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh cậu thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”.Cậu bé như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi cậu lúc này bởi đơn thuần cậu chỉ nghĩ đó là trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt cậu , mẹ cậu liền bảo: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là đôi vai”
Cậu hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hở mẹ?”
Mẹ cậu lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có th ể dựa vào khi họ khóc.Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống.Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”
Dòng chia sẻ cũng như mẩu chuyện mà cậu bé trong truyện muốn gửi gắm đến chúng ta như một món quà tặng của cuộc sống về hình ảnh “đôi vai”.Trong cuộc sống của con người, “đôi vai” có thể được hiểu là một điểm tựa, một chỗ dựa về tinh thần hoặc vật chất.Có một “đôi vai” chắc chắn, ổn định để tựa vào, con người sẽ dễ có một cuộc sống đẹp. Đó là đôi vai mang những tình yêu thương,sự sẻ chia, điểm tựa vững chắc. Đó là đôi vai sờn bạc mẹ phải gồng mình trong mưa nắng, gió rét song rất đỗi ấm áp để con dù có “đi trọn kiếp con người” vẫn ghi nhớ cái bờ vai ấy mãi trong tim. Đó là đôi vai của người cha cõng con lên để vui đùa khi con còn nhỏ, cho con được nhìn lên phía trước từ đôi vai ấy để con cảm nhận được sắc màu cuộc sống khi lên cao, là đôi vai để con tựa vào chạy ào tới mà vít, mà hôn tới tấp kể cho cha nghe những chuyện ở trường, ở lớp; có cả những chuyện vui và cả những chuyện buồn, cha sẽ lắng nghe con nói và tưởng tượng lại một thời ấu thơ của cha tha hồ nghịch ngợm ,vui đùa và mỉm cười một cách lặng lẽ, cha sẽ lau nước mắt cho con khi con bị điểm kém, bị cô phê bình… Đó là đôi vai của của những người bạn thực sự mà ta cần tựa mình vào để trút bầu tâm sự có những lúc vui sẵn sàng ôm nhau nhảy cẫng lên mà hò hét, có những lúc buồn đôi vai ấy như một chiếc khăn mềm mại lau đi những giọt nước mắt. Đó còn là đôi vai của một người đàn ông sẵn sàng che chở, bao bọc những người con gái mà họ yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả những lúc mà mọi người đều dời bỏ cô ấy mà đi bởi ai đó đã từng nói: “Hãy yêu người phụ nữ khi họ cần đến tình yêu đó nhất”…Thì ra, bờ vai nhiều khi chẳng phải cái gì lớn lao mà ngay ở bên cạnh ta song hành cùng cuộc đời ta. Đó là những người thân thương, bình dị như cha mẹ, bạn bè, thầy cô… Đó là những người sống cùng ta, chia ngọt sẻ bùi, thấu hiểu ta.Nhân vật Nhĩ trong “bến quê” của Nguyễn Minh Châu cả một đời đi lại nhiều nơi mới nhận ra cái “bến” của cuộc đời anh là Liên-một người vợ lặng thầm, tần tảo.Trong cuộc sống, có những lúc rơi vào bế tắc và tuyệt vọng, “nơi dựa” lúc ấy chính là động lực cho con người đứng lên mà không chịu khuất phục. Hay Nguyễn Sơn Lâm quê ở Quảng Ninh, từ khi sinh ra, bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh đã bị dị tật ở hệ xương, chân tay mềm yếu, cứ gượng đứng dậy là lại ngã sõng xoài, khiến đầu và mặt luôn sây sát, nhiều khi bật cả máu. Nhìn ánh mắt buồn tủi của con trai, mẹ anh không kìm nổi lòng mình. Bà cố gắng sưu tầm sách báo nói về những tấm gương vượt khó và hằng đêm lại kể cho con nghe với hy vọng xua tan mặc cảm tật nguyền ở Lâm. Sơn Lâm cũng nhờ thế mà có thêm niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Thử tượng tượng rằng nếu như Sơn Lâm vào lúc ấy không có điểm tựa là người mẹ thì không biết cuộc đời của anh sẽ ra sao? Liệu anh có thể trở thành một vị giám đốc tài ba và ưu tú không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Sau những đổ vỡ, cơ cực, những thất bại đắng cay, “chỗ dựa” chính là nơi lắng lại tâm hồn mình, nhận ra mục đích cuộc sống của mình thực sự là gì.Một đứa trẻ sẽ là một chỗ dựa cho người thiếu phụ không phải chỉ là nó là một phần của chị mà còn khi nhìn vào đứa trẻ chị nhìn thấy tương lai của mình, nhìn thấy bản thân mình như được tái sinh lần nữa.Chỗ dự của chúng ta đâu chỉ là nơi ta đến khi mỏi mệt, nó còn tiếp thêm sức mạnh để ta tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương và dâng hiến cho đời.Có một chỗ dựa trong cuộc sống để mà sẻ chia, đồng cảm những lúc khó khăn, mỏi mệt sẽ là điều vô giá bởi nhà bác học Ác-si-mét đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái đất lên”.Nhưng cuộc sống vẫn luôn cần ta phải tự đứng vững trên đôi chân của mình. “Nơi dựa” chỉ là điểm dừng chân của con người để tìm lấy một bến bờ bình yên trong tâm hồn, “chỗ dựa” kjông thể là nơi hoàn toàn dựa vào để lệ thuộc hay thoái lui trước cuộc sống nhiều gian nan.
“Đôi vai”còn phải gánh vác những trọng trách mọi công việc khó khăn vất vả thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình như: chính phủ dùng vai của mình gánh vác những việc hệ trọng quốc gia, những lãnh đạo công ty thì dùng “vai” của mình chống đỡ chịu đựng trước những hệ luỵ thành bại trong chuyện làm ăn; “đôi vai” của những người lính bảo vệ Tổ quốc nơi biên ải xa xôi ngày đêm canh giữ bảo vệ hoà bình cho đất nước… và gần gũi hơn là “đôi vai” của cha mẹ trong việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, “đôi vai” của thầy cô gánh vác sự nghiệp “trồng người” cao cả của nhân loại, ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai xây dựng đất nước tươi đẹp…Gần nhất, đó chính là “đôi vai” của chính chúng ta, “đôi vai” có cứng, sức vai có bền thì mọi gian truân đều có thể vượt qua, khi ta có trách nhiệm thì đôi vai chúng ta sẽ vững vàng, cứng cáp vượt qua mọi khó khăn cho dù khó khăn ấy có gan lì đến đâu và hiển nhiên khi ta làm chủ tất cả, “đôi vai” nặng trĩu kia sẽ rũ bỏ được tất cả, làm chủ mọi biến động, cuộc đời chắc chắn sẽ “xuôi chèo mát mái”, “nhân định thắng thiên”.Lúc này, “đôi vai” của ta đã giữ được dáng đi thẳng không chịu khuất phục gục ngã trước cuộc đời và số phận, ta thật xứng đáng là một người con của dân tộc mang trong mình dòng máu Lạc hồng vì đã kế thừa và phát huy cốt cách truyền thống của con người Việt Nam.
Ngoài ra, “đôi vai” còn thể hiện số phận của con người trong cuộc sống. Đó là đôi vai phải gánh chịu số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ khi bị thực dân phong kiến bóc lột, đó là đôi vai của người phụ nữ khi phải gánh vác trên vai cuộc sống gia đình đầy lo toan như trong “thương vợ” của Tú Xương thì người vợ không chỉ phải lo toan việc ăn no mặc ấm của năm đứa con mà còn phải nuôi cả một ông chồng với những thói ăn chơi vì bất mãn trước thời cuộc:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều lúc con người sống cô độc khép chặt mình trong những ngôi nhà kín mít, sống mà không cần đến nhau, chỉ cần một chiếc ti vi, một chiếc máy vi tính…là có thể tách ra cuộc sống của mọi người xung quanh.Và khi đó con người phải chăng đang bị cầm tù trong sự cô đơn của chính mình? Rõ ràng thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi đôi vai làm điểm tựa con người sẽ rơi vào trạng thái chông chênh, vô định.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người có “đôi vai” vững chắc dễ tự đắc, ảo tưởng về vai trò của mình đối với người khác dẫn đến lối sống ích kỉ, lợi dụng kiếm chác, đầy toan tính với những người cần bờ vai của mình, cần hiểu rằng: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên đôi vai của người khác.Kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Đây là một hành vi đáng lên án và cần loại bỏ.
Tôi luôn mong mọi người được hạnh phúc như tôi, có một tổ ấm để trở về, có một người mẹ luôn động viên và thấu hiểu mình khi tôi buồn, khi tôi vấp ngã,…Chỗ dựa chỉ đơn giản thế thôi nhưng thiếu nó tôi chẳng thể nào thành người. Tôi cũng hi vọng rằng mình cũng sẽ là bờ vai vững chắc được mọi người xung quanh tin tưởng để tựa vào mỗi khi họ sung sướng, buồn đau.. để tôi cảm nhận được cảm giác của những người cho tôi bờ vai tựa vào khi tôi gục ngã. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển con người càng có thêm nhiều mối quan hệ song ai cũng cần cho mình một bờ vai để tựa, một bờ vai để gánh vác trách nhiệm của mình trong cuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra. Hãy trân trọng những bờ vai quanh ta sẵn sàng để ta tựa vào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và xây dựng cho mình một “đôi vai” cứng cáp, có sức chịu đựng bạn nhé!
S. Exupery từng nói: “Nếu trái đất hình vuông thì chúng ta sẽ có các góc cạnh để ẩn náu nhưng vì nó hình cầu nên chúng ta phải đối mặt với cuộc đời”.Thật vậy, cuộc sống xung quanh ta có bao giờ luôn đi qua mà không vướng phải những sóng gió, những gian nan, thử thách.Con người có bao giờ sống mà chỉ luôn đi qua những giây phút bình yên. Cho nên, có những lúc ta cảm thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối trước thế giới rộng lớn này. Ấy là lúc ta cần tìm cho mình một “đôi vai”-một điểm tựa trong cuộc sống, một đôi vai để ta gánh vác trách nhiệm khó khăn của chính bản thân mình trong cuộc sống.
Thượng đế thật vĩ đại khi đã cố công nhào nặn, đẽo gọt tỉ mỉ, cần mẫn từng chi tiết một để tạo nên những sinh linh bé nhỏ mà hoàn thiện phù hợp với những mục đích khác nhau của loài người. Trong những chi tiết ấy mà thượng đế ban tặng, chúng ta phải cảm ơn Người đã ban cho chúng ta một đôi vai.Ta hãy thử lắng mình để để ý những người xung quanh ta: tôi nhìn bạn, tôi nhìn những người Châu Âu, nhìn những người Châu Phi,… cuối cùng tôi nhìn lại tôi và mỉm cười mãn nguyện thì ra tôi cũng như mọi người bình thường khác “tất cả chúng ta đều có một đôi vai”. Như thế, rất đỗi giản dị mà thôi, đôi vai là một bộ phận của cơ thể con người song dường như đôi vai là nơi duy nhất có độ phẳng, có sức chịu đựng cao, có thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể, là điểm tựa vững chắc cho toàn bộ cơ thể. Có lẽ vì thế mà nó trở thành điểm tựa vững chắc cho mỗi người. Thử tưởng tượng nếu một ngày ta không có đôi vai, cái gì sẽ nâng đỡ ta, ta biết dựa vào đâu nếu như cần một điểm tựa vững chắc? Có lẽ vì thế mà đôi vai trở nên cao cả và giá trị biết bao nhiêu…
Hình ảnh “đôi vai” làm tôi nhớ đến một câu chuyện trước đây tôi từng đọc ở trên một trang mạng xã hội nào đó mà một cậu bé đã chia sẻ như sau : Mẹ cậu đã ra một câu đố : “Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?”
Ngày nhỏ, cậu đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.”
Vài năm sau, cậu đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố cậu.Mẹ lại nhìn cậu âu yếm nói : Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì.
Rồi một ngày bà nội yêu quý của cậu qua đời.Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Cậu đã thấy bố khóc gục đầu vào vai mẹ và khóc.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh cậu thì thầm: “Con đã tìm ra câu trả lời chưa?”.Cậu bé như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi cậu lúc này bởi đơn thuần cậu chỉ nghĩ đó là trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt cậu , mẹ cậu liền bảo: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là đôi vai”
Cậu hỏi lại: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hở mẹ?”
Mẹ cậu lắc đầu: “Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có th ể dựa vào khi họ khóc.Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống.Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.”
Dòng chia sẻ cũng như mẩu chuyện mà cậu bé trong truyện muốn gửi gắm đến chúng ta như một món quà tặng của cuộc sống về hình ảnh “đôi vai”.Trong cuộc sống của con người, “đôi vai” có thể được hiểu là một điểm tựa, một chỗ dựa về tinh thần hoặc vật chất.Có một “đôi vai” chắc chắn, ổn định để tựa vào, con người sẽ dễ có một cuộc sống đẹp. Đó là đôi vai mang những tình yêu thương,sự sẻ chia, điểm tựa vững chắc. Đó là đôi vai sờn bạc mẹ phải gồng mình trong mưa nắng, gió rét song rất đỗi ấm áp để con dù có “đi trọn kiếp con người” vẫn ghi nhớ cái bờ vai ấy mãi trong tim. Đó là đôi vai của người cha cõng con lên để vui đùa khi con còn nhỏ, cho con được nhìn lên phía trước từ đôi vai ấy để con cảm nhận được sắc màu cuộc sống khi lên cao, là đôi vai để con tựa vào chạy ào tới mà vít, mà hôn tới tấp kể cho cha nghe những chuyện ở trường, ở lớp; có cả những chuyện vui và cả những chuyện buồn, cha sẽ lắng nghe con nói và tưởng tượng lại một thời ấu thơ của cha tha hồ nghịch ngợm ,vui đùa và mỉm cười một cách lặng lẽ, cha sẽ lau nước mắt cho con khi con bị điểm kém, bị cô phê bình… Đó là đôi vai của của những người bạn thực sự mà ta cần tựa mình vào để trút bầu tâm sự có những lúc vui sẵn sàng ôm nhau nhảy cẫng lên mà hò hét, có những lúc buồn đôi vai ấy như một chiếc khăn mềm mại lau đi những giọt nước mắt. Đó còn là đôi vai của một người đàn ông sẵn sàng che chở, bao bọc những người con gái mà họ yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả những lúc mà mọi người đều dời bỏ cô ấy mà đi bởi ai đó đã từng nói: “Hãy yêu người phụ nữ khi họ cần đến tình yêu đó nhất”…Thì ra, bờ vai nhiều khi chẳng phải cái gì lớn lao mà ngay ở bên cạnh ta song hành cùng cuộc đời ta. Đó là những người thân thương, bình dị như cha mẹ, bạn bè, thầy cô… Đó là những người sống cùng ta, chia ngọt sẻ bùi, thấu hiểu ta.Nhân vật Nhĩ trong “bến quê” của Nguyễn Minh Châu cả một đời đi lại nhiều nơi mới nhận ra cái “bến” của cuộc đời anh là Liên-một người vợ lặng thầm, tần tảo.Trong cuộc sống, có những lúc rơi vào bế tắc và tuyệt vọng, “nơi dựa” lúc ấy chính là động lực cho con người đứng lên mà không chịu khuất phục. Hay Nguyễn Sơn Lâm quê ở Quảng Ninh, từ khi sinh ra, bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh đã bị dị tật ở hệ xương, chân tay mềm yếu, cứ gượng đứng dậy là lại ngã sõng xoài, khiến đầu và mặt luôn sây sát, nhiều khi bật cả máu. Nhìn ánh mắt buồn tủi của con trai, mẹ anh không kìm nổi lòng mình. Bà cố gắng sưu tầm sách báo nói về những tấm gương vượt khó và hằng đêm lại kể cho con nghe với hy vọng xua tan mặc cảm tật nguyền ở Lâm. Sơn Lâm cũng nhờ thế mà có thêm niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Thử tượng tượng rằng nếu như Sơn Lâm vào lúc ấy không có điểm tựa là người mẹ thì không biết cuộc đời của anh sẽ ra sao? Liệu anh có thể trở thành một vị giám đốc tài ba và ưu tú không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Sau những đổ vỡ, cơ cực, những thất bại đắng cay, “chỗ dựa” chính là nơi lắng lại tâm hồn mình, nhận ra mục đích cuộc sống của mình thực sự là gì.Một đứa trẻ sẽ là một chỗ dựa cho người thiếu phụ không phải chỉ là nó là một phần của chị mà còn khi nhìn vào đứa trẻ chị nhìn thấy tương lai của mình, nhìn thấy bản thân mình như được tái sinh lần nữa.Chỗ dự của chúng ta đâu chỉ là nơi ta đến khi mỏi mệt, nó còn tiếp thêm sức mạnh để ta tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương và dâng hiến cho đời.Có một chỗ dựa trong cuộc sống để mà sẻ chia, đồng cảm những lúc khó khăn, mỏi mệt sẽ là điều vô giá bởi nhà bác học Ác-si-mét đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng Trái đất lên”.Nhưng cuộc sống vẫn luôn cần ta phải tự đứng vững trên đôi chân của mình. “Nơi dựa” chỉ là điểm dừng chân của con người để tìm lấy một bến bờ bình yên trong tâm hồn, “chỗ dựa” kjông thể là nơi hoàn toàn dựa vào để lệ thuộc hay thoái lui trước cuộc sống nhiều gian nan.
“Đôi vai”còn phải gánh vác những trọng trách mọi công việc khó khăn vất vả thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình như: chính phủ dùng vai của mình gánh vác những việc hệ trọng quốc gia, những lãnh đạo công ty thì dùng “vai” của mình chống đỡ chịu đựng trước những hệ luỵ thành bại trong chuyện làm ăn; “đôi vai” của những người lính bảo vệ Tổ quốc nơi biên ải xa xôi ngày đêm canh giữ bảo vệ hoà bình cho đất nước… và gần gũi hơn là “đôi vai” của cha mẹ trong việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái, “đôi vai” của thầy cô gánh vác sự nghiệp “trồng người” cao cả của nhân loại, ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai xây dựng đất nước tươi đẹp…Gần nhất, đó chính là “đôi vai” của chính chúng ta, “đôi vai” có cứng, sức vai có bền thì mọi gian truân đều có thể vượt qua, khi ta có trách nhiệm thì đôi vai chúng ta sẽ vững vàng, cứng cáp vượt qua mọi khó khăn cho dù khó khăn ấy có gan lì đến đâu và hiển nhiên khi ta làm chủ tất cả, “đôi vai” nặng trĩu kia sẽ rũ bỏ được tất cả, làm chủ mọi biến động, cuộc đời chắc chắn sẽ “xuôi chèo mát mái”, “nhân định thắng thiên”.Lúc này, “đôi vai” của ta đã giữ được dáng đi thẳng không chịu khuất phục gục ngã trước cuộc đời và số phận, ta thật xứng đáng là một người con của dân tộc mang trong mình dòng máu Lạc hồng vì đã kế thừa và phát huy cốt cách truyền thống của con người Việt Nam.
Ngoài ra, “đôi vai” còn thể hiện số phận của con người trong cuộc sống. Đó là đôi vai phải gánh chịu số phận bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ khi bị thực dân phong kiến bóc lột, đó là đôi vai của người phụ nữ khi phải gánh vác trên vai cuộc sống gia đình đầy lo toan như trong “thương vợ” của Tú Xương thì người vợ không chỉ phải lo toan việc ăn no mặc ấm của năm đứa con mà còn phải nuôi cả một ông chồng với những thói ăn chơi vì bất mãn trước thời cuộc:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều lúc con người sống cô độc khép chặt mình trong những ngôi nhà kín mít, sống mà không cần đến nhau, chỉ cần một chiếc ti vi, một chiếc máy vi tính…là có thể tách ra cuộc sống của mọi người xung quanh.Và khi đó con người phải chăng đang bị cầm tù trong sự cô đơn của chính mình? Rõ ràng thiếu đi sự sẻ chia, thiếu đi đôi vai làm điểm tựa con người sẽ rơi vào trạng thái chông chênh, vô định.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người có “đôi vai” vững chắc dễ tự đắc, ảo tưởng về vai trò của mình đối với người khác dẫn đến lối sống ích kỉ, lợi dụng kiếm chác, đầy toan tính với những người cần bờ vai của mình, cần hiểu rằng: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên đôi vai của người khác.Kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Đây là một hành vi đáng lên án và cần loại bỏ.
Tôi luôn mong mọi người được hạnh phúc như tôi, có một tổ ấm để trở về, có một người mẹ luôn động viên và thấu hiểu mình khi tôi buồn, khi tôi vấp ngã,…Chỗ dựa chỉ đơn giản thế thôi nhưng thiếu nó tôi chẳng thể nào thành người. Tôi cũng hi vọng rằng mình cũng sẽ là bờ vai vững chắc được mọi người xung quanh tin tưởng để tựa vào mỗi khi họ sung sướng, buồn đau.. để tôi cảm nhận được cảm giác của những người cho tôi bờ vai tựa vào khi tôi gục ngã. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển con người càng có thêm nhiều mối quan hệ song ai cũng cần cho mình một bờ vai để tựa, một bờ vai để gánh vác trách nhiệm của mình trong cuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra. Hãy trân trọng những bờ vai quanh ta sẵn sàng để ta tựa vào dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và xây dựng cho mình một “đôi vai” cứng cáp, có sức chịu đựng bạn nhé!
I.Mở bài: giới thiệu về cây lúa nước
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ bao đời nay, cây lúa luôn là biểu tượng của người dân Việt Nam. Cây lúa luôn gắn bó với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam chính vì thế nó đã trở thành biểu tượng văn minh của nước ta. Mỗi một ai là người con của dân tộc Việt Nam thì luôn tự hòa với nền văn minh này. Lúa có tác dụng như thế nào và tầm ảnh hưởng ra sao, chsung ta cùng đi tìm hiểu.
II.Thân bài
1.Khái quát
- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới
2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn
Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:
- Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
- Thời kỳ mạ: rễ mạ dài 5-6 cm
- Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
- Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây
+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá
- Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
- Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
- Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
- Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
Chức năng của thân:
- Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
Cách trồng lúa:
- Hạt lúa ủ thành cây mạ
- Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa
- Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông
- Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa
Vai trò của lúa: lúa cho hạt
- Trong cuộc sống thường ngày: chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác
- Trong kinh tế: buôn bán và xuất khẩu lúa gạo
Thành tựu về lúa:
- Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
- III.Kết bài: nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa
Dù Việt Nam có phát triển và đạt những thành tựu như thế nào vẫn là một lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam. Chính nhờ vào lúa mà ta đã có những bước chuyển biến đáng kể. Việt Nam sẽ luôn là nước có nền văn minh lúa nước. - k mk nha
- đây là 1 dàn ý nhé
Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam lớp 9
I. Mở bài
– Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
– Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
– Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
– Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.
II. Thân bài 1. Khái quát
– Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
– Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết. a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
– Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
– Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
– Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
– Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. – Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa: – Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước – > nhị phân – > tam cần – > tứ giống
+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
– Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
– Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
– Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
– Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. c. c : Vai trò của cây lúa.
– Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
– Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
– Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu – Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
– Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.
k mk nhé
Bài làm
Ngay từ thời ấu thơ, tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài ca về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn.
Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ.
Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Tham khảo:
a. Mở bài
- Mở bài trực tiếp: giới thiệu về cô giáo mà em yêu quý.
- Mở bài gián tiếp: dẫn dắt, giới thiệu về cô giáo thông qua những câu thơ. Gợi ý:
Tặng cô với cả hương nồng sắc xuân
Tháng ngày dạy dỗ ân cần
Cho bao thế hệ góp phần dựng xây
Tiếng cô tưởng nhớ mới đây
Xây bao hạnh phúc tràn đầy yêu thương.
(Tặng cô)
Vở ngày thơ ấu lần xem
Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.
Tờ i nguệch ngoạc bút chì
Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề
Thương trường cũ, nhớ làng quê
Mơ sao được một ngày về thăm Cô!
(Về thăm cô)
Rời mái trường thân yêu
Bao năm rồi cô nhỉ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của cô
Ngày ấy vào mùa thu
Bước chân em rộn rã…
(Cô ơi)
Một năm học là mấy tuần mấy tháng
Là mấy ngày mấy giờ phút thần tiên
Cô mãi mãi tỏa hào quang tỏa sáng
Cho học trò thơm ngát tuổi hồn nhiên.
(Năm tháng vội vã)
Cô ôm ấp, xoa đầu khi con khóc
Vầng trán cô những vần nhăn se sắt
Âu yếm nhìn chúng con
(Những năm tháng ấy)
b. Thân bài
- Tả khái quát:
Cô giáo của em tên là gì? Dạy môn học nào? Bao nhiêu tuổi?Cô đã dạy em năm lớp mấy? Gắn bó cùng em trong bao lâu?- Tả chi tiết:
Miêu tả vóc dáng (chiều cao, cân nặng, thân hình…)Miêu tả mái tóc, khuôn mặt, đôi mắt, bàn tay…Miêu tả giọng nói, nụ cười của côMiêu tả điểm chung của những bộ trang phục, cách trang điểm khi đi dạy của cô.- Mối quan hệ của cô với mọi người:
Với học sinh và phụ huynhVới đồng nghiệp và bạn bèVới bà con làng xóm- Kể một kỉ niệm khiến em nhớ mãi giữa em và cô (chú ý kể nguyên nhân, diễn biến, kết thúc của câu chuyện).
c. Kết bài
- Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cô
- Em có những mong muốn gì muốn gửi gắm đến cô giáo.
Phía sau nhà em là một khu vườn nhỏ xinh. Mỗi buổi sáng, khi vừa thức dậy, em đều ra thăm vườn và tưới nước cho cây. Đó là thói quen của em suốt gần một tháng nay rồi. Vào buổi sáng mùa hè, mới năm rưỡi sáng nhưng trời đã sáng rõ. Cảnh vật hiện lên tươi mới sau giấc ngủ dài trong đêm. Tuy nhiên, do trời chưa có nắng, nên vẫn còn một màn sương mỏng vắt ngang trên các lùm cây.
Những chiếc lá, vạt cỏ đều ướt đẫm, long lanh những giọt sương đẹp như viên pha lê. Lớp nền đất của vườn cũng ươn ướt, dẫm lên nghe lạo xạo. Những cơn gió lúc này thật nhẹ nhàng và mát mẻ. Thậm chí còn cảm thấy hơi se lạnh nữa cơ. Theo hương gió, em ngửi được mùi thơm trong lành tinh khiết của những giọt sương, mùi hương ngai ngái của bùn đất, mùi hương chan chát của cỏ cây, mùi hương ngọt ngào của quả chín. Tất cả khiến em cảm thấy được thư giãn hơn bao giờ hết. Thoáng chốc, các tia nắng dần dần xuất hiện, đánh thức cả khu vườn dậy. Đầu tiên là các chú chim nhỏ trong vườn cây.
Chúng chui ra từ những hốc cây và các chiếc tổ nhỏ trên tán lá, bay lượn và hót véo von. Rồi đến những bông hoa nhỏ e ấp nở từng chút từng chút một. Và cả những chiếc lá xanh tỉnh lại, vươn rộng ra hứng lấy ánh sáng mặt trời ấm áp. Tiếng chim hót, tiếng dế kêu, tiếng gió thổi qua lá cây xào xạc, khiến cả khu vườn trở nên rộn ràng và sôi động.
Sau khi thư giãn xong, em liền mở vòi nước để tưới nước cho cây. Em tưới chậm rãi và cẩn thận, để cây nào cũng được no nước. Ở những vạt rau, luống hoa thì tưới ít nước với lực nhẹ, còn những cây ổi, cây mít thì có thể tưới mạnh hơn. Dưới dòng nước mát, cành lá trong vườn rung rinh như đang reo hò, vui sướng. Ánh nắng nghịch ngợm nhảy vào dòng nước phun ra từ vòi, ánh lên những vầng sáng nhỏ nhiều màu, như là phiên bản cầu vồng tí hon. Thật là thích thú. Lấp ló trong góc vườn, từng chú bướm nhỏ không biết từ đâu bay tới, đang chậm rãi lượn quanh các bông hoa mới nở, như để nói lời chào buổi sáng.
Tưới nước xong, em ngắm nhìn khu vườn lần cuối rồi quay vào nhà, chuẩn bị đến trường. Được tận hưởng bầu không khí tuyệt vời của khu vườn vào buổi sáng đã tiếp thêm cho em một nguồn năng lượng để học tập và rèn luyện trong cả một ngày dài.
Mở bài: Giới thiệu về người định tả (Có thể thêm vầng thơ, bài thơ vào rồi giới thiệu về người đó...)
Thân bài: Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm....)
+ Miêu tả chung về người bạn đó (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...)
+ Tính tình, biểu cảm của bạn ấy khi tiếp xúc với em (Dễ thương, hòa đồng, dễ gần gũi...)
+ Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người (Giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay đơn thuần là giúp em một bài toán khó nào đó....)
* Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. Có thể kể một câu chuyện buồn giữa em và bạn để giờ đây em phải hối hận...
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạn (Em quý bạn thế nào ? Em mong bạn và em sẽ mãi mãi là bạn của sao ? Em mong tình bạn này sẽ mãi mãi bền vững (Có thể đưa vài câu trâm ngôn vào để bài văn hay hơn "Tình bạn là mãi mãi, giữ lấy tình bạn, bạn sẽ sống tốt hơn, sống vui hơn. Đừng để một thứ gì chia cắt tình bạn này vì nó vô giá, sẽ chẳng có thứ gì đền đáp được tình bạn này, một khi nó đã tan biến thì sẽ chẳng thể quay về được...")
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.
Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.
Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.
Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.
Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.
Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.
Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?
Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.
Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.
Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.
Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, *****, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.
Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.
Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi. Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
mk đang cần