K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                             Đề thi học kì 1 môn Sử- Địa lớp 4 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

I. LỊCH SỬ: (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái ở ý đúng.

Câu 1: (0,5đ) Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La vào năm?

A. Năm 1011

B. Năm 1226

C. Năm 1010

D. Năm 1076

Câu 2: (0,5đ) Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước năm nào?

A. Năm 938

B. Năm 968

C. Năm 981

D. Năm 979

Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 3:(0,5đ) Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?

A. Nhử giặc vào sâu trong đất liền rồi tấn công.

B. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, lợi dụng thuỷ triều lên rồi nhử giặc vào bãi cọc để tấn công tiêu diệt địch.

C. Chặn đánh giặc ngay cửa sông Bạch Đằng.

D. Kế “Vườn không nhà trống”

Câu 4:(0,5đ) Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?

A. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.

B. Xây dựng được thành Cổ Loa.

C. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên và xây dựng được thành Cổ Loa.

D. Chế tạo được súng và nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.

Câu 5: (1đ) Điền các từ ngữ:(đến đánh, đặt chuông lớn, cầu xin, vua) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp:

Vua Trần cho .................................ở thềm cung điện để dân ................ khi có điều gì ...................... hoặc bị oan ức .Trong các buổi yến tiệc, có lúc ........... và các quan cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ.

II. ĐỊA LÍ: (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái ở ý đúng.

Câu 1: (0,5đ) Đỉnh núi Phan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét?

A. 3134 mét

B. 3143 mét

C. 3314 mét

D. 3341 mét

Câu 2: (0,5đ) Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì?

A. Nghề nông

B. Nghề thủ công truyền thống;

C. Nghề khai thác khoáng sản.

D. Nghề đánh bắt thủy sản

Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng.

Câu 3:(0,5đ) Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?

A. Lâm Viên

B. Di Linh

C. Kon Tum.

D. Đắk Lắk

Câu 4: (0,5đ) Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ:

A. Lớn thứ nhất

B. Lớn thứ hai.

C. Lớn thứ ba.

D. Lớn thứ tư

Câu 5:(1đ) Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp?

A

 

B

a) Ruộng bậc thang được làm

 

1. dân cư đông đúc nhất nước ta.

b) Đất ba dan, tơi xốp

 

2. thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm.

c) Dân tộc Thái, Dao, Mông

 

3. sống ở Hoàng Liên Sơn.

d) Đồng bằng Bắc Bộ là nơi

 

4. ở sườn núi.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

I. LỊCH SỬ: (2 điểm)

Câu 1: Dưới thời “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? Ông có công lao gì với đất nước?

Câu 2: Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

II. ĐỊA LÍ: (2 điểm)

Câu 1: Nêu đặc điểm chính của dãy Hoàng Liên Sơn.

Câu 2: Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?

                         ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN KHOA HỌC LỚP 4

I. Phần trắc nghiệm: Khoanh và chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: (1,0 điểm) Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật, vì?

A. Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý.

B. Đạm động vật và đạm thực vật có chứa nhiều chất bổ dưỡng quý.

C. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý.

D. Ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để bữa ăn được ngon miệng hơn.

Câu 2: (1,0 điểm) Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống ?

A. Không khí, thức ăn.

B. Thức ăn, ánh sáng

C. Không khí, thức ăn, nước uống, ánh sáng.

D. Thức ăn

Câu 3: (1,0 điểm) Hãy điền vào chữ Đ trước ý đúng và chữ S trước ý sai. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống đối với sức khoẻ:

a. Muốn trách béo phì cần ăn uống hợp lí, điều độ, năng rèn luyện, vận động. 

b. Béo phì ở trẻ em không phải là bệnh nên cứ để các em ăn uống thoải mái. 

c. Trẻ em không được ăn uống đủ lượng và đủ chất sẽ bị suy dinh dưỡng. 

d. Khi bị bất cứ bệnh gì cũng cần ăn kiêng cho chóng khỏi. 

Câu 4: (1,0 điểm) Để phòng bệnh béo phì cần:

A. Ăn ít.

B. Giảm số lần ăn trong ngày.

C. Rèn luyện thói quen ăn uống điều độ.

D. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.

Câu 5: (1,0 điểm) Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp:

- Chọn thức ăn .............................., .............................., có giá trị dinh dưỡng

- Dùng ............................... để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn

- Thức ăn được ................................ nên ăn ngay

- Thức ăn chưa dùng hết phải.......................... đúng cách

Câu 6: (1,0 điểm) Thế nào là nước bị ô nhiễm?

A. Nước có màu, có chất bẩn.

B. Nước có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép.

C. Nước chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.

D. Cả 3 ý trên.

II. Phần tự luận.

Câu 1: (1,0 điểm) Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?

Câu 2: Trong quá trình sống, cơ thể lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?

Câu 3: (1 điểm) Nêu vai trò của nước trong đời sống con người, sinh vật?

Câu 4: (1 điểm). Không khí và nước có những tính chất gì giống nhau?

15 tháng 11 2021

Chào cậu mình cũng lớp 4

15 tháng 11 2021

CHÀO NHA BẠN HỌC TRƯỜNG NÈO

LỚP 4A MẤY

1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)

a) Sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Trên bước đường phát triển của xã hội, các cư dân nguyên thuỷ từng bước tiến xuống vùng châu thổ các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Bằng sức lao động sáng tạo của mình, trên cơ sở những nền văn hoá đồ đá đã đạt được, họ khai phá đất đai, tiếp tục phát triển nghề nông trồng lúa nước cùng kĩ thuật luyện kim, xây dựng xóm làng định cư và từng bước liên hệ, gắn bó với nhau đạt đến một trình độ phát triển nhất định của phân công lao động và bắt đầu có sự phân hoá giàu nghèo. Một tổ chức chính trị : Nhà nước với tên gọi Văn Lang (khoảng thế kỷ VI – V TCN) đã hình thành. Chẳng bao lâu sau, sự kết hợp mới giữa hai khối tộc người Lạc Việt và Tây Âu tạo nên một nhà nước mới mang tên Âu Lạc.Sự kiện lớn lao này xảy ra vào khoảng các thế kỷ IV – III TCN, đồng thời báo hiệu sự hình thành của một nền văn minh. Các nhà sử học gọi nền văn minh đó là văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay thời Hùng Vương – An Dương Vương hoặc văn minh sông Hồng.

b) Nội dung của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

+ Về đời sống kinh tế : Nghề chính là trồng lúa nước. Có lẽ thời kỳ này người dân đã biết dùng sức kéo của trâu bò để cày bừa đồng ruộng. Trong khi số đông tập trung vào sản xuất nông nghiệp thì một số người có khả năng về sáng tạo thủ công nghiệp đã tập trung vào nghề luyện kim đồng thau và sáng tạo ra nghề rèn sắt. Sự phát triển của nghề luyện kim đã tạo điều kiện sản xuất hàng loạt công cụ cần cho sản xuất nông nghiệp, vũ khí, đồ trang sức v.v... Bên cạnh nghề nông và nghề luyện kim, các nghề khác như chế tác đá, làm gốm, nghề mộc và xây dựng, đánh cá, nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải lụa, chăn nuôi v.v... tiếp tục phát triển.

+ Về tổ chức chính trị – xã hội : Thời Văn Lang - Âu Lạc nhà nước còn rất sơ khai : có một người đứng đầu nhà nước (Vua) và vài người giúp việc (Lạc hầu). Cả nước có 15 bộ, mỗi bộ có một Lạc tướng cai quản. Mỗi bộ gồm nhiều công xã (làng, chạ) do Bộ chính quản lí. Cư dân gọi chung là người Lạc Việt bao gồm các tộc người Việt – Mường, Tày cổ, Môn – Khơme.Các vua (Hùng Vương, An Dương Vương) các Lạc hầu, Lạc tướng hợp thành lớp người thống trị, giàu có, giữ chức vụ theo chế độ cha truyền con nối. Nhà nước chỉ trông coi việc chung. Mọi công việc cụ thể trong sản xuất và sinh hoạt đều do làng, chạ giải quyết.

+ Văn hoá tinh thần : Qua các di vật thời Văn Lang - Âu Lạc, đặc biệt các hoa văn trên trống đồng, chúng ta hình dung thời đó ông cha ta thờ thần Mặt Trời, ăn ở giản dị, có những hội hè như bơi trải, hội ra quân, múa hát. Cuộc sống tinh thần nhìn chung giản dị, thanh bình và phong tục riêng đã được định hình.

1.2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938) 
Mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nước ta có thể có những điểm riêng về chi tiết. Song nhìn chung, chúng đều có những nét chung như sau :- Biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Lúc đầu chúng vẫn giữ các Lạc tướng người Việt song sau đó từ châu đến huyện đều do người Hán cai trị.- Di cư người Hán đến ở lẫn với dân ta, bắt người Việt sửa đổi phong tục, tập quán giống như người Hán.- Chúng bóc lột dân ta chủ yếu bằng cống nạp các sản vật quý. Ngoài ra chúng còn đặt ra nhiều loại tô thuế và lệ phu dịch. 
1.3. Buổi đầu độc lập

Trong buổi đầu độc lập, lịch sử đặt ra hai yêu cầu : một là thống nhất đất nước để làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển ; hai là chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của quốc gia.- Công lao thống nhất đất nước thời kì này thuộc về Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh người ở động Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là một người cương nghị, mưu lược và có chí lớn. Tại Hoa Lư, ông đã xây dựng được một lực lượng vũ trang khá mạnh và nhân dân trong vùng đều theo phục. Ông lại liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu để tăng cường thêm thế lực. Sau khi Trần Lãm chết, ông trở thành người cầm đầu một lực lượng vũ trang lớn mạnh. Đến cuối năm 967, loạn Mười hai sứ quân bị dập tắt và đất nước trở lại thống nhất.- Trong buổi đầu độc lập, dân tộc ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

1.4. Nước Đại Việt

a) Thời Đại Việt, thời kì lịch sử bắt đầu từ năm 1009 (với sự thành lập của triều đại nhà Lý) đến năm 1858 (với sự kiện thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược nước ta). Đây cũng là cách gọi có tính quy ước của các nhà sử học. Chẳng hạn, thời nhà Nguyễn không lấy tên nước là Đại Việt mà là Đại Nam.Thời Đại Việt là thời kì độc lập lâu dài của nước ta. Thời kì này tồn tại dưới các triều đại phong kiến sau đây :

- Triều đại nhà Lý (1009 – 1225)

- Triều đại nhà Trần (1226 – 1400)

- Triều đại nhà Hồ (1400 – 1406)

- Triều đại nhà Hậu Lê (1428 – 1527)

- Triều đại nhà Mạc (1527)

- Chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh (1527 – 1786)

- Triều đại Tây Sơn (1786 – 1802)

- Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945)
~học tốt~

13 tháng 3 2018

Lời giới thiệu: Thưa hai bác, cháu xin giới thiệu từng người để hai bác biết rõ tên. Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu. Hôm nay chúng cháu thay mặt các bạn trong lớp đến thăm Hà và mong cho Hà sớm khỏi bệnh để lại đến trường học tập cùng chúng cháu.

 

13 tháng 3 2018

Lời giới thiệu: Thưa hai bác, cháu xin giới thiệu từng người để hai bác biết rõ tên. Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu. Hôm nay chúng cháu thay mặt các bạn trong lớp đến thăm Hà và mong cho Hà sớm khỏi bệnh để lại đến trường học tập cùng chúng cháu.

Câu ai là j : Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu

9 tháng 5 2019

1:Nhà Hậu Lê đã đặt ra bộ luật Hồng đức Và bản đồ Hồng Đức

2:??? mình ko nhớ

3:??? cô ko dạ cho mình

4: Làm muối, Đánh bắt thuỷ sản, mĩnh xin lỗi mình ko nhớ

9 tháng 5 2019

Để quản lí nhà nước, nhà Hậu Lê, đặc biệt là vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội.

Đọc thầm và làm bài tập:BÀI KIỂM TRA KÌ LẠHôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm...
Đọc tiếp


Đọc thầm và làm bài tập:
BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra.
Cả lớp đều rất ngạc nhiên khi thầy phát cho mỗi đứa ba đề bài khác nhau rồi nói:
- Đề thứ nhất kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng là đề khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai tương đối khó, điểm cao nhất là 8. Với đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6. Các em được quyền chọn một trong ba đề này.
Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”. Các bạn khác trong lớp phần lớn cũng chọn đề thứ hai. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó, bất kể đúng sai. Tôi tự hỏi: “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không kịp chấm bài ?”
Lớp trưởng rụt rè đứng lên:
- Thưa thầy, vì sao lại thế ạ? Thầy mỉm cười:
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của các em. Các em ai cũng ước mơ đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ đó thành sự thật. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
Theo Linh Nga
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và đủ nhất hoặc viết tiếp câu trả lời vào chỗ chấm cho phù hợp:

1. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi thầy giáo phát đề kiểm tra?
a. Vì ngay trong tiết học mở đầu năm học mới thầy đã cho cả lớp làm bài kiểm tra.
b. Vì thầy cho ba đề với độ khó và điểm tối đa khác nhau để mỗi người tự chọn.
c. Vì thầy ra đề kiểm tra những kiến thức rất cơ bản nhưng dạng đề lại khó.
2. Phần đông học sinh trong lớp chọn đề nào?
a. Phần đông chọn đề thứ nhất.
b. Phần đông chọn đề thứ hai.
c. Số học yếu hơn thì chọn đề thứ ba.
3. Vì sao cả lớp ngạc nhiên khi nhận lại bài kiểm tra mà thầy giáo trả? a. Vì không một ai được điểm 10, kể cả những người học giỏi nhất.
b. Vì không một ai bị điểm kém, kể cả những người học yếu nhất.
c. Vì ai cũng đạt điểm tối đa của đề đã chọn, bất kể đúng sai.
4. Qua bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo, các bạn rút ra được bài học gì? a. Hãy biết ước mơ và vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ.
b. Hãy chọn những đề kiểm tra khó nhất vì sẽ được điểm cao.
c. Hãy chọn những đề kiểm tra vừa phải cho hợp với sức mình.
5. Câu Tôi quyết định chọn đề thứ hai cho “chắc ăn”, dấu ngoặc kép
được dùng để làm gì?
a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
c. Để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
6. Có thể chuyển xuống dòng câu “Chẳng lẽ thầy bận đến mức không
kịp chấm bài?” và thay dấu ngoặc kép bằng dấu gạch ngang đầu
dòng không?Vì sao?
a. Không, vì đó không phải là câu đối thoại.
b. Có, vì đó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Không, vì đó là lời nói gián tiếp của nhân vật.
7. Dòng nào ghi đúng các động từ trong câu “Cả lớp càng ngạc nhiên
hơn khi ai chọn đề nào thì được điểm tối đa của đề đó.” ? a. Ngạc nhiên, tối đa, được
b. Ngạc nhiên, chọn, được
c. Ngạc nhiên, tối đa, chọn
8. Tiếng nào dưới đây không có đủ 3 bộ phận:
a. là
b. ước
c. mơ
9. Viết lại các tên riêng viết sai trong các tên sau:
Mát-xcơ va; Tô-ki-ô; anbe anh-xtanh
.....................................................................................
 

0
22 tháng 4 2018

xàm, hỏi linh tinh:v

22 tháng 4 2018

-mik ko có đề mà bn cần

-mik cx ko ở phú thọ

vậy nha mimi

10 tháng 5 2018

trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm:

Trên cây cao , những chú chim đang hót líu lo.

trạng ngữ chỉ thơi gian:

Gần 1 giờ sáng nay , tui đã thức dậy .

trạng ngữ chỉ nguyên nhân :

vì tôi mải chơi nên tôi bị  điểm kém .

~~~hok tốt ~~

10 tháng 5 2018

Vào 9 giờ tối nay,em cùng mẹ đi thăm bà nội

Câu có trạng ngữ chỉ thời gian

Ở sân có trường em,có diễn ra một trận bóng đá rất gay cấn

Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn

16 tháng 4 2020

Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ khổ thơ thứ ba.

Lời giải chi tiết:

- Sau khi trẻ sinh ra, trẻ cần được nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng nên cần có ngay người mẹ.

16 tháng 4 2020

-Sau khi trẻ sinh ra, trẻ cần dc nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng nên cần có mẹ.

bn Trần Thu Hà k cho mình nha

19 tháng 8 2021

“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.

Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavie loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.

Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.

Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.

Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.

19 tháng 8 2021

Nhà bác em có nuôi một con lợn. Mỗi lần về quê em thường theo bác ra xem cho lợn ăn. Chú lợn rất ngộ nghĩnh và đáng yêu.Em đặt tên cho chú là lucky.

Bác có ý định nuôi lâu dài nên chọn giống lợn sề. Chú lợn tính đến nay đã đươc 6 tháng tuổi. Ngày mới bắt về chú chỉ nhỏ xíu nhưng giờ đã nặng tới 60 kg. Bác em thường xuyên cân chú để biết tình hình rồi chăm sóc cho tốt hơn. Chú lợn có màu khoang đen trắng, nổi bật trên đó là những hàng lông ngắn và cưng cứng, vuốt cảm giác hơi tê tê tay. Đầu chú nhìn như quả dưa hấu nhỏ, suốt ngày gục gặc rất đáng yêu. Tai chú như 2 chiếc lá mít, mỗi khi cử động lại rung rung. Em để ý tai chú còn còn thể phe phẩy một cách rất ngộ nghĩnh. Đôi mắt chú nhỏ dài, màu đen nhánh như 2 hòn bi. Hai lỗ mũi nhỏ hồng hồng suốt ngày khụt khịt, thỉnh thoảng lại hắt xì rất đáng yêu. Chiếc mõm chú dài với hàm răng nhọn hoắt. Lúc mới mua về bác em còn phải nhổ răng nanh cho chú lợn khiến chú kêu ầm ĩ hết cả nhà. Thân hình chú tròn trịa, cái bụng cồng kềnh sệ suống sắt mặt đất. Mông chú căng tròn, nở nang. Bốn chân chắc khỏe, vững chãi với bộ móng dày và cứng. Đuôi chú không dài lắm, suốt ngày ve vẩy đuổi ruồi, cuối đuôi có một chùm lông ngắn màu đen.

Chú lợn rất ham ăn. Bác em rất mừng vì điều này, nói ham ăn thì chóng lớn. Mỗi khi nghe thấy có tiếng bước chân người đến gần là chú lại vùng dậy, nghển cổ kêu ụt ịt, cọ mõm vào thanh xà cửa chuồng lợn ra vẻ đòi ăn. Khi thức ăn đổ đầy vào máng chú vục mõm vào ăn ngon lành, vừa ăn vừa kêu ụt ịt ra chiều thích thú lắm. Bình thường chú chỉ ăn 2 bữa một ngày, sáng và chiều, thỉnh thoảng bác em cho chú ăn thêm rau muống. Chú rất thích ăn rau muống. Mỗi lần về quê em thường đi hái rau muốn rồi vứt cho chú ăn. Chú rau rau ráu một cách ngon lành làm em cũng thấy rất vui. Ăn xong chú lại lặc lè quay vào trong một góc rồi nằm xuống lim dim. Thỉnh thoảng có con ruồi hay muỗi nào bén mảng đến chú lại lấy đuôi phe phẩy đuổi đi. Buồn quá thì chú dụi đầu vào góc tường ủi ủi. Ngắm nhìn chú lợn đáng yêu trong chuồn là một sự thích thú của em.

Em rất yêu quý chú lợn vì những hành động ngộ nghĩnh chủa chú. Mỗi lần về quê em đều ra ngắm nhìn chú. Nhìn chú lớn lên mỗi lần là em lại cảm thấy rất vui. Một ngày nào đó chú lợn sẽ giúp cho kinh tế gia đình bác em khá lên. Điều đó khiến em càng thêm yêu quý chú hơn.