K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2023

tham khảo

*Các nội dung chính được rèn luyện trong nói và nghe:

Nói

– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

– Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những câu chuyện vui.

– Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

Nghe

– Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

Nói nghe tương tác

– Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

– Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.

* Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. Chẳng hạn, nội dung nói và nghe của bài 5, chủ đề văn bản thông tin sẽ là giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, đồng thời tương ứng với văn bản giới thiệu về ca Huế hay Hội thổi cơm thi, liên quan đến hoạt động viết với đề bài thuyết minh về quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi. Tương tự, trong các bài khác nhau, hoạt động nói và nghe sẽ tương ứng và liên quan chặt chẽ đến văn bản được đọc hiểu và phần luyện viết của chủ đề.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Các nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một:

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn".

+ Trong phần Viết của bài 1, học sinh rèn cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. => Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 1 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần viết.

- Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 2 như trích đoạn Truyện Kiều, Tiểu Thanh Kí đều đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Phần viết cũng là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 2 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

+ Các bài đọc hiểu thuộc bài 3 như Chí Phèo, Chữ người tử tù, Tấm lòng người đều ẩn chứa những giá trị hiện thực, những vấn đề xã hội nổi cộm. Phần viết cũng tập trung vào phân tích về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Vậy nên rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 3 có liên quan chặt chẽ đến nội dung các bài đọc hiểu.

- Nghe bài thuyết minh tổng hợp

+ Trong phần Viết của bài 4, học sinh rèn cách viết bài  thuyết minh tổng hợp. Từ nội dung phần Viết, học sinh chuyển thành bài nói; sử dụng lời nói, giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp để nêu lại nội dung trước người nghe. → Phần rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở bài 4 liên quan đến bài mật thiết, chặt chẽ với nội dung phần đọc hiểu và phần viết.

31 tháng 8 2023

- Nội dung nói và nghe: 

+ Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch. 

+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội. 

+ Trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một hiện tượng đời sống. 

- Giống và khác nhau với tập I: 

+ Giống nhau: Đều trình bày về một tác phẩm văn học.

+ Khác nhau: Kì I – Ngoài việc phân tích, đánh giá về tác phẩm văn học còn trình bày về bài hát, phẩm chất con người. Kỳ II – Giới thiệu một tác phẩm truyện, thơ, kịch. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

* Giống nhau: Đều viết về kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh.

- Nghị luận:

+ Viết được văn bản nghị luận xã hội, trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm, có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các bằng chứng thuyết phục.

+ Viết được văn bản nghị luận, đánh giá một tác phẩm văn học.

- Thuyết minh: Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, chú thích và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

* Khác nhau:

- Lớp 11: Các kiểu văn bản được tìm hiểu chuyên sâu và đa dạng hơn.

- Lớp 10: Lớp 10 tìm hiểu thêm về kiểu văn bản nhật dụng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Hoạt động nói - nghe

Ý nghĩa

Giới thiệu về một tác phẩm văn học

- Nêu rõ lí do lựa chọn, giới thiệu tác phẩm văn học.

- Cung cấp thông tin cơ bản về tác phẩm văn học: tác giả, thể loại, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

- Giới thiệu kĩ một vài khía cạnh đặc sắc của tác phẩm từ góc nhìn cá nhân.

- Thể hiện được ý kiến, quan điểm đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

- Xác định được vấn đề cần thảo luận, tranh luận

- Đưa ra được ý kiến, quan điểm của cá nhân khi tham gia thảo luận về vấn đề.

- Biết tranh luận với các ý kiến, quan điểm khác để bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình.

- Tôn trọng người đối thoại, có tinh thần cầu thị, lắng nghe; biết chấp nhận những ý kiến, quan điểm hợp lí, xác đáng.

Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

- Nêu được rõ ràng quan điểm (tán thành hay phản đối) về vấn đề tranh biện.

- Đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để khẳng định quan điểm của mình và phản bác quan điểm của phía đối lập.

- Thể hiện được sự tương tác tích cực trong nhóm để phát triển ý tương và luận điểm; biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.

- Sử dụng giọng nói, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp.

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

- Nêu được những thông tin chính xác về tác phẩm.

- Nói rõ lí do giới thiệu tác phẩm.

- Trình bày được những cảm nhận, đánh giá của người nói về giá trị tác phẩm với những dẫn giải thuyết phục.

- Nêu được những đề xuất có ý nghĩa đối với việc hình thành và phát triển năng lực thưởng thức, cảm thụ nghệ thuật của người xem, người nghe.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Những nội dung, yêu cầu cần chú ý của việc rèn luyện kĩ năng nói và nghe:

Kĩ năng

Yêu cầu

Nói

- Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí; kết cấu bài có ba phần rõ ràng; nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược; sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.

- Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.

- Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.

Nghe

- Năm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói.

- Nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình.

- Biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

Nói nghe tương tác

Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách hiệu quả và có văn hóa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là: 

+ Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc.

+ Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối.

+ Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

+ Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa.

→ Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là: 

+ Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc.

+ Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối.

+ Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

+ Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa.

→ Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về thơ văn Nguyễn Du, một trong ba tác giả có bài học riêng trong SGK, nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du là học thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều). Ngoài ra, có yêu cầu: “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.”.

Đáp ứng yêu cầu trên, sách cung cấp các văn bản đọc hiểu gồm:

+ Bài khái quát Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.

+ Trao duyên (trích Truyện Kiều).

+ Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán).

+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)

+ Thề nguyền (trích Truyện Kiều).

– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.

+ Một con người xuất thân từ một gia đình, dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan và truyền thống văn hoá, văn học.

+ Một con người có cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại.

+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam; một nhà nhân đạo chủ nghĩa và nhà thơ thiên tài của dân tộc.