K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2022

Tham khảo:

Vì công việc hay một điều j đó mà chúng ta cứ luôn nói với bản thân để đến ngày mai làm cũng đc thì ta sẽ ko bao giờ thành công được khi ta để thời gian trôi qua mà ko làm j cả nó sẽ rôi qua rất nhanh và khoảng thời gian đó sẽ trở nên vô nghĩa vì vậy hãy biết quý trọng thời gian của mình và đừng để nó trôi qua một cách vô nghĩa vì thời gian sẽ không thể lấy lại

1 tháng 3 2022

giời => giờ :>

22 tháng 12 2021

Tham khảo

“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là một bầu không gian trữ tình đặc sắc. Nó phong phú về cảnh và tình mà bài số bốn mươi ba trong chùm “Bảo kính cảnh giới chứa đựng những nét độc đáo, lấp ló niềm tâm sự của tác giả. Bài thơ này có người đặt tên là “Cảnh tình mùa hè”.

Câu thơ đầu cho thấy Nguyễn Trãi đang sống rất thong thả, rảnh rỗi một cách bất thường. Bởi, nếu còn được tham gia vào việc triều chính thì không có cái an nhàn ấy. Bài thơ có khả năng được sáng tác vào khoảng 1438 - 1439 lúc Nguyễn Trãi về Côn Sơn để lánh lũ nịnh thần đang lũng đoạn triều đình. Câu thơ như một tiếng nói tự bên trong: “Ừ, rảnh rỗi đến thế này rồi thì ta hóng mát mãi”.

Có thể coi bốn câu đầu tiên miêu tả cảnh. Tác giả mở tâm hồn ra với thiên nhiên và cuối mùa hè trong lúc rảnh rỗi cảnh và “hóng mát”. Bức tranh rất sinh động và đầy sức sống. Cây hòe đang phát triển màu xanh lục của nó cứ “đùn đùn” mà lên, mà tỏa tán, mà trương rợp ra như một cái dù xanh đan bằng cành lá. Màu xanh cứ vậy mà sum suê, mà tỏa rộng.

Ở hiên nhà, những bông hoa thạch lựu nở hoa đỏ chói, màu lửa làm chói rực rỡ. Cái gam màu đỏ là màu nóng đối với cái gam màu xanh là màu lạnh càng làm cho cảnh vật tưng bừng hoạt náo như đua nhau khoe sự sống. Những ngày cuối xuân đầu hè, Nguyễn Trãi cũng cảm nhận tinh tế:

“Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn”

Để tả mùa hè Nguyễn Du viết:

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Cảnh vật ở đây được đón nhận bằng nhiều giác quan (mắt, mũi, tai và cả ấn tượng nữa). Mùa hè đã đi những bước cùng buổi chiều tịch dương nắng tắt nhưng sự sống thì có sức nội năng có cái gì thôi thúc bên trong dường như không kiềm lại được cứ “đùn đùn” và “phun trương” ra tất cả. Cảnh vật được nhân hóa cho nên nó thiên về miêu tả trạng thái tinh thần của sự vật qua đây ta thấy được lòng yêu đời của tác giả thật mãnh liệt.

Cách đặt câu khiến ta suy nghĩ rằng cái hiên nhà phun những bông hoa màu đỏ chứ không phải là cây thạch lựu; cái hồ sen đã im ngừng mùi hương chứ không phải là bông sen. Cái nhìn như vật nó tinh tế và mới lạ vui vẻ mặc dầu người đọc có thể hiểu màu đỏ và hương thơm ấy từ đâu. Có lẽ nhà thơ đã quạnh hiu và chán nản với thực trạng là nhờ thiên nhiên xoa dịu niềm đau. Nhưng trong cách âm thanh của thiên nhiên Nguyễn Trãi vẫn lọc được tiếng nói của cuộc đời. Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời. Lao xao chợ cá dội lên từ một làng chài hay chính tác giả đang rộn rã niềm vui trước cảnh “dân giàu đủ” và cả tiếng ve dắng dỏi có phải chăng là tấm lòng Nguyễn Trãi đang tấu nhạc?

Nghe thấy để chứng thực rằng dân đang sống giàu đủ yên vui Nguyễn Trãi ước mơ có cây đàn vua Thuấn gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh:

“Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Câu lục được cắt nhịp vững chãi kết tụ cảm xúc trong bài thì ra dù có “rồi hóng mát”, tác giả vẫn đau đáu một lý tưởng vì dân. Con người suốt đời mang tới no ấm cho dân.

“Sách một hai phiên làm bầu bạn
Rượu năm ba chén đổi công danh
Ngoài chưng phần ấy cầu đâu nữa
Cầu một ngồi coi đời thái bình”

(Tự thán, bài 10)

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn nhưng tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Với thiên nhiên cây cỏ, ông yêu nó đắm say. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những Ức Trai chăm chắm “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lý tưởng mong cho thôn xóm vắng không có tiếng oán than, đau sầu.

3 tháng 9 2017
Thực tế cho thấy những thành tích học tập xuất sắc của một số bạn học sinh đã làm vẻ vang cho tên tuổi nước nhà. Từ những năm bảy mươi đến nay, năm nào nước ta cũng có các đoàn thí sinh tham dự các kì thi Toán, Vật lí, Tin học… quốc tế và đã đoạt giải cao. Trong buổi trao giải, quốc kì Việt Nam đã tung bay cùng quốc kì các quốc gia khác trên khắp năm châu. Học sinh Việt Nam đã làm vẻ vang cho đất nước đúng như ý nguyện của Bác Hồ. Trong giai đoạn mở cửa hiện nay, khi Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài thì rất nhiều công dân Việt Nam đã trở thành những nhà kinh doanh tài giỏi, có tầm nhìn xa rộng trong công cuộc đổi mới để xây dựng đất nước phồn vinh. Đó cũng chính là kết quả của những ngày tháng học tập miệt mài và thầm lặng. Học những kiến thức trong nhà trường, trong cuộc đời… Nhờ học tập, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi người được không ngừng nâng cao, cuộc sống ngày càng ấm no, sung sướng, dân giàu sẽ góp phần làm cho nước mạnh. Bác Hồ căn dặn học sinh học tập tốt ngay từ ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khi nước ta vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, thực trạng đất nước vô cùng đói nghèo và lạc hậu. Hơn 90% dân số mù chữ, nạn đói vừa cướp đi 1/10 dân số, nhưng Bác vẫn hi vọng, tin tưởng và thấy rõ lực lượng quyết định sự nghiệp xây dựng đất nước chính là thế hệ trẻ. Với những lời lẽ thiết tha xúc động, Bác Hồ đã làm cho các thế hệ học sinh nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học tập của mình đối với đất nước. Tuy Bác đã đi xa nhưng học sinh Việt Nam mỗi năm đến ngày khai trường thường ôn lại lời căn dặn quý báu của Bác để nhắc nhở nhau học tập tốt hơn, đáp lại lòng mong mỏi của Người là làm cho non sông Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, làm rạng rỡ, vẻ vang cho Tổ quốc Việt Nam yêu dấu.
3 tháng 9 2017

*Dàn ý bạn nha

*Mở bài:

Sinh thời Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến công tác giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ tương lai. Người vừa lãnh đạo đất nước kháng chiến, vừa hết lòng chăm lo cho thế hệ học sinh, những người sẽ kế tục sự nghiệp cách mạng. Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Người đã thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bưới lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

*Thân bài:

* Giải thích:
– Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa: Chính thế hệ học sinh hôm nay sẽ là người chủ tương lai của đất nước. Bằng sức mạnh của trí tuệ và tri thức của mình làm cho non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam hùng mạnh sánh vai cùng các nước năm châu. Để làm được điều đó, tất cả học sinh phải ra sức học tập và rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ.
– Lời căn dặn ngắn gọn nhưng hàm chứa được niềm kì vọng lớn lao của Bác vào thế hệ học sinh hôm nay. Người cũng đề cao việc học tập và nhấn mạnh chỉ có cố công học tập mới đủ sức mạnh làm chủ và xây dựng đất nước.

* Tại sao học sinh chăm chỉ học tập mới có thể làm chủ và dựng xây đất nước tươi đẹp, dân tộc hùng mạnh:

– Hồ Chí minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Lê-nin, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Nga cũng từng phát biểu: “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Tri thức chính là sức mạnh, là vũ khí để chúng ta chống lại kẻ thù, chống lại sự lạc hậu, chiến thắng khó khăn, đưa đất nước đi lên, đuổi kịp nền tri thức khoa học, làm đất nước phát triển, hùng mạnh. Thực tế đã chứng minh, trong thời đại mới, ai làm chủ được tri thức sẽ làm chủ được bản thân, làm chủ được đất nước, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước lớn. Một minh chứng tiêu biểu nhất là sức mạnh quật cường của dân tộc Nhật Bản trong thế kỉ 20. Từ một đất nước lạc hậu, yếu kém, người Nhật đã dũng cảm vượt thoát ra khỏi ý thức hệ phương Đông, ra sức học tập các tiến bộ khoa học kĩ thuật phương Tây, mạnh mẽ cải cách đất nước và trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới chỉ sau vài thập kỉ phát triển. Chính nhờ tinh thần học tập không ngừng nghỉ đã giúp người Nhật trở thành một trong những dân tộc mạnh mẽ, sáng tạo và làm việc hiệu quả nhất thế giới.
– Học sinh là thế hệ trẻ tuổi, đang học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường. Nhiệm vụ của học sinh là học tập. Chỉ có học tập mới có tri thức, mới phát triển nhân cách, kiện toàn năng lực bản thân, đủ sức đảm nhiệm và hoàn thành công việc, tạo ra lợi ích cho đất nước. Đặc biệt là nhiệm vụ kháng chiến chống kẻ thù, giành lại độc lập cho dân tộc. Kẻ thù hùng mạnh, vũ khí tối tân, trình độ tri thức tiên tiến. Nếu ta không nắm vững và vận dụng được tri thức, không biến tri thức thành sức mạnh thì không thể chiến thắng kẻ thù, không thể có tự do. Có thể nói tri thức chính là con đường dẫn đến tự do, có tri thức là có tự do.
– Chỉ có tri thức mới đưa dân tộc bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới. Bởi có tri thức con người sẽ tạo ra nhiều của cải, tăng cường tiềm lực kinh tế, khẳng định vai trò làm chủ, quyết định sức mạnh của một dân tộc. Một đất nước hùng mạnh là bởi có nền học thức cao, có nhiều người tài giỏi, ngày đêm hăng say lao động dựng xây và bảo vệ đất nước.

* Đánh giá:

Lời căn dặn của Bác không những hết sức đúng đắn đối với tình hình đất nước lúc đó mà còn có ý nghĩa đến muôn đời. Trong thời đại ngày nay, khi nền công nghệ, thông tin bùng nổ, thế giới diễn biến hết sức phức tạp, lời dạy của Bác càng được khẳng định mạnh mẽ.

* Để làm theo lời Bác căn dặn, chúng ta phải học tập như thế nào:

– Học sinh phải ra sức thi đua học tập không ngừng nghỉ, tiếp cận, tiếp nhận nền tri thức hiện đại nhất của thế giới. Bên cạnh đó biến tri thức thành sức mạnh, thành hành động cụ thể để dựng xây đất nước.
– Học sinh không ngừng rèn luyện nhân cách, nhân phẩm và bản lĩnh sống cao đẹp trong thời đại mới. Một nền tri thức mạnh mẽ kết hợp với lý tưởng sống cao đẹp ở mỗi con người mới có thể mang lại sự cống hiến lớn lao vì sự tiến bộ của dân tộc, tăng cường sức mạnh của tổ quốc.
– Học sinh phải gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ học tập, lao động và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Đó là trách nhiệm chung của cả dân tộc, ai cũng phải nỗ lực. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ như Bác Hồ đã từng căn dặn.

* Phê phán:

– Ngày nay, vẫn còn có nhiều học sinh không chịu nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân, trau dồi tri thức. Họ lười biếng, ỷ lại, trốn tránh trách nhiệm, thậm chí còn có những hành vi sai trái, trái với lời dạy của Bác. Những học sinh như thế thật đáng chê trách.

* Bài học:

– Là học sinh, phải biết học tập và làm theo lời Bác dạy. Lấy học tập tốt làm mục tiêu để phấn đấu rèn luyện mình trở thành người hữu ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

*Kết bài:

Dù đã hơn 60 năm trôi qua nhưng lời dạy của Bác vẫn còn rạng ngời giá trị, là ngọn đuốc sáng bất diệt soi bước chân ta trên con đường tiến tới tương lai.

Chúc bạn học tốt nha

4 tháng 3 2023

a.

- Phép tu từ: phép chêm xen, phần đặt trong ngoặc đơn: Anh vô tình anh chẳng biết điều/ Tôi đã đến với anh rồi đấy.

- Tác dụng: thể hiện một cách kín đáo tế nhị lời nói thầm kín của cô gái đối với chàng trai “hương thơm, chùm hoa” là cách bộc lộ tình yêu của cô gái.

b.

- Phép tu từ: phép chêm xen trong câu: cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự “đáng sợ” của tình trạng cô độc.

29 tháng 8 2023

a. Nội tâm nhân vật đã được biện pháp chêm xen nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của người con gái một cách kín đáo khi người con trai đã vô tình không nhận ra tình cảm của người con gái khiến cho cô gái ấy phải nhờ hương thơm để đến gần hơn.

b. Bổ sung thông tin cần thiết của Chí Phèo khi nghĩ đến cảnh mai sau của hắn, và nhấn mạnh sự cô đơn còn đáng sợ hơn đói rét và đau ốm. Bởi sự cô đơn cứ bám lấy hắn cả đời, không ai bầu bạn, không ai chia sẻ,....

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Chọn đáp án: C.  Thương xót những đứa trẻ con lai.