Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.
+ Chỉ dẫn "Ánh đèn từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" đã làm sáng tỏ bối cảnh gặp mặt giữa Trương Chi và Mị Nương.
+ Chỉ dẫn “Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở” đã làm sáng tỏ hành động của Mị Nương, giúp cho tâm lý và tâm trạng nhân vật được thể hiện rõ ràng hơn.
Tham Khảo
Chỉ dẫn "Ánh đè từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" đã miêu tả lại bối cảnh gặp mặt giưa Trương Chi và nhân vật Mị Nương.
Chỉ dẫn cho hành động của nàng Mị Nương khi nhìn Trương Chi bỏ đi sau khi nhìn thấy nhan sắc thật của chàng (Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở) đã diễn tả nội tậm nhân vật Mị Nương tại thời điểm đó. Lời nói muốn ngăn cản, nhưng trong lọng lại rối ren. Và để biểu thị cho tâm lí nhân vật, chỉ dẫn đã đưa ra hành động của nhân vật là bưng mặt khóc nức nở.
Tham Khảo
Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch
+ Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" đã giúp cho việc miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba một cách rõ nét, giúp người đọc có thể hình dung dễ dàng hơn.
+ Câu chỉ dẫn "như tuyệt vọng" trước lời thoại "Trời!" của Hồn Trương Ba đã nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh câu chuyện.
Tham Khảo
* Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:
- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào".
- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", "không thể sống với bất cứ giá nào được"). Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết".
- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.
* Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.
Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:
- Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mới quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.
- Khi dân chúng và quân khởi loạn nổi dậy, Vũ Như Tô quyết không chạy trốn, không nhận ra cái sai của mình, nguyện chịu chết và bảo vệ Cửu Trùng Đài.
- Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô, mâu thuẫn giữa con người dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để.
- Khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô cảm thấy đau đớn, xót xa. Vũ Như Tô quá say mê cái đẹp mà quên cả thực tế.
* Tác giả Nguyễn Khải:
- Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ra ở Hà Nội, quê ở Nam Định.
- Là nhà văn trưởng thành trong quân ngũ.
- Tác phẩm chính: Mùa lạc, Một người Hà Nội, Thượng Đế thì cười,...
- Phong cách: có khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm kí nhân vật, giọng văn trầm lắng, chiêm nghiệm.
* Bối cảnh truyện:
QUẢNG CÁO
- Năm 1990, khi đất nước nhiều biến động, các giá trị truyền thống bị phai mờ.
* Vai trò của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc
- Tìm hiểu và ghi nhớ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tổ chức hoạt động tuyên truyền và giáo dục về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặt trách nhiệm cá nhân và tích cực phát triển văn hóa dân tộc trong cuộc sống hàng ngày.
=> Mỗi cá nhân có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những nét truyền thống văn hóa lâu đời và tiếp tục phát triển để tạo nên sự giao thoa, đa dạng cho cuộc sống, gắn kết cộng đồng.
* Tính cách người Hà Nội
+ Thanh lịch, nho nhã.
+ Không màu mè, phô trương.
+ Không quá lời khi nói.
+ Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn.
+ Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm.
+ Khiêm tốn, khoan nhượng, không phô trương.
- Văn bản tập trung làm sáng tỏ Giáo sư Tạ Quang Bửu là người thầy rất thông thái, uyên bác.
- Ý tưởng nêu trên của bài viết được trình bày theo trình tự: tổng, phân, hợp (nêu nhận xét khái quát, sau đó phân tích và chứng minh cụ thể, cuối bài nêu suy nghĩ khái quát của cá nhân người viết).
- Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật (các nhà khoa học) trong văn bản có tác dụng tăng tính thuyết phục và làm rõ sự thông thái của Giáo sư Tạ Quang Bửu.
Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I – Cảnh 1
Xung đột giữa các nhân vật | Hành động của Luy-dơ |
Luy-dơ từ nhà thờ trở về, ông Min-le không hài lòng khi biết Luy-dơ chưa thể quên Phéc-đi-năng. | Hồn nhiên bộc lộ nỗi nhớ và mong mỏi được gặp Phéc-đi-năng. |
Ông Min-le dùng tình cha con và lời lẽ thiết tha để thuyết phục Luy-dơ phải quên hẳn Phéc-đi-năng, tránh một kết cuộc không tốt. | Hồn nhiên bảo vệ tình yêu của mình với Phéc-đi-năng và cầu mong cha hiểu cho lòng mình; có lúc nàng đồng nhất tình yêu với những gì tốt đẹp nhất mà Chúa có thể ban tặng. |
Luy-dơ dần chìm đắm vào đời sống nội tâm. | Mỗi lúc một chìm sâu vào đời sống nội tâm với hình ảnh tiếng nói tưởng tượng. |
Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2
Xung đột giữa các nhân vật | Hành động của Phéc-đi-năng |
Luy-dơ bị đau đớn, ngã ngất bởi sự nhục mạ của Van-te. | Phéc-đi-năng lao đến che chở cho Luy-dơ và tỏ rõ sự căm giận đối với cha mình. |
Luy-dơ và ông bà Min-le bị Tể tướng Van-te uy hiếp, nhục mạ, hô hào nhân viên pháp đình bắt trói, tống giam, treo lên giá nhục hình,… | Phéc-đi-năng kháng cự lệnh của Tể tướng, đâm bị thương nhân viên pháp đình; tuyên bố kháng cự đến cùng và làm mọi cách bảo vệ Luy-dơ; ba lần nêu câu hỏi vừa cầu xin vừa thách thức: “cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?”. |
Van-te vẫn “cương quyết không chuyển”. | Phéc-đi-năng tuyên bố sẽ dùng đến phương kế của loài ma quỷ: tố giác bí mật tội ác của Tể tướng cho cả thành phố biết. |
- Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật là:
+ "Đan Thiềm: Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ.").
+ Vũ Như Tô (thản nhiên): Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu."
→ Chỉ dẫn "thản nhiên" ở nhân vật Vũ Như Tô đã thể hiện suy nghĩ, thái độ của nhân vật khi nghe tiếng quân reo dữ dội khi đòi giết mình.
+ "Đan Thiềm (thở hổn hển): Nguy đến nơi rồi...Ông Cả!"
→ Chỉ dẫn “thở hổn hển” thể hiện rõ hành động mệt mỏi, khó thở của nhân vật Đan Thiềm khi vội vã chạy đến giục Vũ Như Tô đi trốn.
+ "Đan Thiềm: Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí). Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt..."
→ Chỉ dẫn nằm trong ngoặc kép đã làm rõ hoàn cảnh xung quanh cuộc đối thoại của các nhân vật.