K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2022

1 / yếu tố : im , mệt mỏi , nghe 

Tác dụng : làm cho hình ảnh con thuyền được hiện thực hóa và sinh động hơn từ đó người đọc , người nghe cảm thấy câu thơ như có hồn của con người hơn qua hình ảnh con thuyền.

2 / 

Nội dung : Miêu cả hình ảnh của con thuyền và dáng vẻ dũng mãnh của nó khi ra khơi qua những chi tiết " mạnh mẽ , nhẹ hăng ,.. " và hình ảnh so sánh hình ảnh của nó với con tuấn mã , mảnh hồn làng . Từ đó, tác giả đã tả thực hình ảnh con thuyền vừa mạnh mẽ, oanh liệt lại vừa có sự gắn bó với quê hương .

19 tháng 2 2020

 Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh: chiếc thuyền nhẹ - con tuấn mã. Tác dụng: vừa diễn tả được vẻ đẹp khỏe khoắn của con thuyền, vừa miêu tả con thuyền đang lao ra biển với tốc độ nhanh, mạnh, đầy khí thế. Hình ảnh này góp phần làm cho cảnh ra khơi của những người ngư dân đầy khí thế, hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu

học tốt 

19 tháng 2 2020

thank bạn

4 tháng 8 2023

Bài 1:

Biện pháp tu từ:

+ So sánh: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã", "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"

Tác dụng: Làm cho hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên sinh động, đặc sắc, cách gợi tả nghệ thuật và dễ dàng cho người đọc hình dung về hoạt động miền biển. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị diễn đạt, sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang", "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

Tác dụng: Làm cho cách tả hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên có hồn hơn, gần gũi với đọc giả hơn qua từ nhân hóa "mạnh mẽ", "rướn", "thâu góp" từ đó đồng thời thể hiện đến chiều hoạt động của người dân miền biển gắn liền với hai hình ảnh thân thuộc trên. Từ đó câu thơ thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả hơn nhờ hiệu quả của sự gợi hình gợi cảm.

Bài 2:

Với biện pháp so sánh: Hoàng hôn biển là lúc bầu trời ngả vàng như lòng đỏ trứng pha cùng sắc xanh biển thẳm.

Với biện pháp nhân hóa: Chú chó đen này bằng tuổi em.

Bài 3:

Dàn ý phân tích giá trị của phép tu từ trong đoạn trích:

- Giới thiệu đoạn thơ trên.

+ Tình cảm của Viễn Phương với Bác...

- Phép tu từ:

+ Hoán dụ: "mặt trời" ở dòng đầu tiên là sự vật bình thường còn "mặt trời" ở dòng thứ hai là chỉ đến vẻ đẹp sáng ngời cùng cuộc đời rực rỡ của Bác Hồ.

-> Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ: giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ vẻ đẹp của Bác Hồ còn đỏ và chói lóa hơn mặt trời bình thường đồng thời bộc lộ tình cảm thương yêu nghưỡng mộ của Viễn Phương với Bác. Từ đó câu thơ với lời thơ giản dị, tự nhiên bộc cảm xúc chân thành thương yêu của tác giả với Bác.

- Tổng kết lại vẻ đẹp của nội dung và ý nghĩa của đoạn trích:

+ Bằng hết thảy nghệ thuật bút lực của mình, nhà thơ Viễn Phương vừa làm cho câu thơ đẹp đẽ vừa gợi tả Bác theo chiều sâu từ con người Bác đến lối sống.

+ ...

Nội dung: Khắc họa cho người đọc thấy được một vùng làng chài với cảnh vật thiên nhiên tươi sáng, giàu sức sống. Đoàn thuyền ra khơi với tâm thế hứng khởi, mạnh mẽ vượt trường giang.

28 tháng 7 2018

Đáp án

Nội dung 2 khổ thơ đầu bài thơ Quê hương:

   - 2 câu đầu giới thiệu về quê hương ngắn gọn, tự nhiên nhưng không kém phần da diết. Đó là một làng chài ven biển với con sông Trà Bồng. (0.5đ)

   - 6 câu tiếp: cảnh thuyền chài ra khơi

      + Hình ảnh quê hương trong lao động: thiên nhiên thơ mộng, trong sáng “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, báo hiệu một ngày làm việc thành công. (0.5đ)

      + Con thuyền hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài. Biện pháp so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, cùng các động từ phăng, vượt cho thấy hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, dũng mãnh cùng với khí thế hăng hái, hứng khởi (0.75đ)

      + Cánh buồm no gió được liên tưởng so sánh độc đáo “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm trở thành biểu tượng của dân làng chài, mang theo hi vọng về chuyến ra khơi yên bình, nâng đỡ ngư dân trên hành trình lao động. (0.5đ)

→ Tâm hồn tinh tế, lòng yêu quê hương của nhà thơ (0,25đ)

21 tháng 2 2021

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

21 tháng 2 2021

(1) Quê hương là gì? (2) Quê hương là nơi sinh ra chúng ta, nuôi lớn chúng ta, theo dõi hành trình cuộc đời chúng ta. (3) Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. (4) Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. (5)Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê.(6) Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam.(7) Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. (8) Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. (9) Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. (10) Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. 

18 tháng 3 2022

1.Tham khảo:

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Họ ra khơi bằng tâm trạng hăng hái, hăm hở chứ chẳng phải với tâm trạng lo lắng, ngại khổ. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

2. 

+ So sánh "Cánh buồm trương to với "mảnh hồn làng"

+ Nhân hóa "Phăng mái chèo", "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

- Tác dụng:

+ Tăng tính gợi hình, gợi tả, gợi cảm cho đoạn thơ

+ Giúp hình ảnh được nhân hóa "con thuyền" thêm sinh động, cụ thể, mang những hành động như con người.

+ Nhấn mạnh khung cảnh người dân chài ra khơi đánh bắt cá.