Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)
+ Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt. + Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại. + Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân. 3)- Nội dung:Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự. -Thông điệp:Đã là ng Việt Nam thì phải giữ gìn bảo vệ truyền thống quý báu của dân tộc....1 )
- Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.
- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...
Chúc bạn học tốt !!!
Câu 1 ( Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Đọc kĩ tục ngữ và chú thích.
Câu 2 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:
+ 4 câu tục ngữ đầu về thiên nhiên
+ 4 câu tục ngữ sau về lao động sản xuất
Câu 3 (Trang 4 sgk ngữ văn 7 tập 2)
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
- Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.
- Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.
- Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.
"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"
- Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa
- Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.
"Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"
- Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão
- Đây là kinh nghiệm dự đoán bão
- Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ
"Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.
- Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo
- Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai
"Tấc đất tấc vàng"
- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng
- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ
- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.
"Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"
- Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng
- Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó
- Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"
- Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa
- Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.
"Nhất thì, nhì thục"
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.
- Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác
Câu 4 (trang 5 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ
- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”
- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.
1. Cổng trường mở ra
Tác giả: Lý Lan
Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo thể kí.
Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ) :được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000
Ngôi kể thứ nhất (xưng "mẹ"). Tác dụng: giúp những cảm xúc, suy tư của người mẹ được truyền tải một cách tự nhiên hơn, chân thật hơn và cảm động hơn.
Giá trị nội dung: Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
Giá trị nghệ thuật:Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với conNgôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc
https://vndoc.com/me-toi-hoan-canh-sang-tac-dan-y-phan-tich-tac-pham-163848
Bạn mở trên trang web này ấy.Viết rất ngắn gọn, đầy đủ.
Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ
- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”
- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.
TK:
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vô cùng vĩ đại, khiến không chỉ người dân Việt Nam mà cả thế giới đều nghiêng mình ngưỡng mộ. Một trong những điều khiến người ta vô cùng nể phục chính là đức tính giản dị và lối sống thanh bạch của Bác. Tuy là người đứng đầu cả một dân tộc, nhưng Bác lại giản dị từ trong cách ăn mặc, sinh hoạt, phong cách. Bữa cơm của Bác chỉ gồm vài món đạm bạc, nhưng Bác vẫn ăn rất ngon, không để thừa dù chỉ một hạt. Áo quần của Bác là vài bộ đồ đã cũ, sờn vai với mấy đôi dép lốp đã mòn đế. Ngôi nhà Bác ở là ngôi nhà sàn ba gian nhỏ bé, với khu vườn rộng rãi đầy các loại cỏ cây do một tay Bác chăm sóc. Những người dân, người bộ đội luôn được Bác quan tâm, yêu quý và chia sẻ cho biết bao nhiêu thứ. Chính vì sự bình dị, giản đơn ấy, mà đối với dân tộc ta, Bác không chỉ là một vị lãnh tụ, mà còn là một người cha kính yêu nữa.