Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3 câu tự luận sau bạn tự làm nhé!thông cảm ạ
1/
Giải thích các bước giải:
Công suất cho ta biết công sinh ra trong 1 đơn vị thời gian.
Công thức: P = A/t
Trong đó: - P là công suất (W)
- A là công sinh ra (J)
- t là thời gian sinh công (s)
Con số 2000W cho ta biết mỗi giây một máy sinh ra 1 công có độ lớn là 2000J.
2/
Cơ năng: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
- Thế năng
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
- Động năng
+ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
+ Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó.
3/
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên các chất :
+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
+ Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng
4/
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
5/
Khi nhiệt độ tăng thì nhiệt năng của vật tăng ( do các phân tử chuyển động càng nhanh )
Khi nhiệt độ giảm thì nhiệt năng của vật giảm ( do các phân tử chuyển động càng giảm khi lạnh đi )
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật, như vậy các phân tử chuyển động nhanh/chậm khi nhiệt độ cao/ thấp sẽ ảnh hưởng đến nhiệt năng của vật.
6/
Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.Ví dụ:- Thực hiện công: dùng búa đập lên 1 thanh sắt.- Truyền nhiệt: đem thanh sắt bỏ vào lòCâu 2: - Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật
- Nhiệt độ càng cao thì các phân tử cấu tại nên vật chuyển động càng nhanh nên nhiệt năng của vật càng lớn
- Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật là thực hiện công và truyển nhiệt
Câu 4: Phần nhiệt năng mà vật thêm hoặc bớt đi trong quá trình truyển nhiệt gọi là nhiệt lượng
Có kí hiệu là: Q
Đơn vị là: J
Công thức tính nhiệt lượng là:
\(Q=m.c.\Delta t\)
Trong đó:
Q là nhiệt lượng mà vật thu vào (J)
m là khối lượng của vật (kg)
\(\Delta t=t_2-t_1\) là nhiệt độ tăng lên, (\(^oC\) hoặc \(K^{ }\))
c là đại lương đặc trưng của chất làm nên vật gọi là nhiệt dung riêng, (J/kg.K)
Câu 2
_Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
_Nếu nhiệt năng của vật đó tăng thì nhiệt độ của vật đó cũng tăng, nếu nhiệt năng của vật đó giảm thì nhiệt độ của vật đó cũng giảm theo
Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật:
Truyền nhiệt. Ví dụ: khi ta lấy miếng đồng hơ trên lửa, lửa làm miếng đồng nóng lên, ta nói miếng đồng có nhiệt năng.
Thực hiện công: Khi ta ma sát miếng sắt vào tay, một lúc sau miếng sắt nóng lên, ta nói miếng sắt có nhiệt năng.
Câu 4
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Công thức tính nhiệt lượng: \(Q=m.c.\Delta t\)
Trong đó: \(Q\) là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra(\(J\))
\(m\) là khối lượng của vật(kg)
\(c\) là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng của vật(\(J\)/\(kg.K\))
\(\Delta t\) = \(t_2-t_1\) là độ tăng nhiệt độ (0C hoặc K)
Bạn ơi cái này ngay trong SGK cũng có bạn chịu khó mở lại xem chứ đăng lên đây mất công lắm
Mấu câu mình không làm là do trong SGK có sẵn bạn mở lại nhé!
Câu 5 :
Công của lực kéo là
\(A=F.s=75000.200=15000000\left(J\right)\)
Câu 6 :
Độ cao mà thùng hàng nâng lên là
\(h=\dfrac{A}{F}=\dfrac{3500}{700}=5\left(m\right)\)
Câu 7 :
Công của con bò là
\(A=F.s=800.500=400000\left(J\right)\)
Công suất của con bò là
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{400000}{150}=2666,6666\left(W\right)\)
Tham khảo
Câu 1: Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại. Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
Câu 2:
Các hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
- Chất rắn: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt;
- Chất lỏng và chất khí: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu;
- Chân không: chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức bức xạ nhiệt.
Câu 3: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại
Câu 4: Cơ năng vật tồn tại ở những dạng là: thế năng, động năng
Câu 6: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Câu 1 : Nguyên lí :
+ Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ hai vật bằng nhau thì ngừng lại
+ Nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng hiệt lượng của vật kia thu vào
Câu 2 : Có ba hình thức truyền nhiệt : dẫn nhiệt , đối lưu , bức xạ nhiệt
+ Chất rắn : chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt
+ Chất lỏng và chất khí : chủ yếu truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu
Câu 3 : Định luật về công : không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công , được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu về đường đi và ngược lại
Câu 4 :
Động năng : phụ thuộc vào : khối lượng và vận tốc vật chuyển động
Thế năng trọng trường : phụ thuộc vào : độ cao của vật so mặt đất hoặc một vị trí khác được chọn làm môc
Thế năng đàn hồi : phụ thuộc vào : độ biến dạng đàn hồi của vật
Câu 6 : Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
Chúc bạn học tốt
1. công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố: lực tác dụng vào vật và...quãng đường vật di chuyển.....
2. khi vật có khả năng ...thực hiện công... ,ta nói vật có cơ năng.
3. công thức nhiệt lượng vật thu vào là :
\(Q_{thu}=mc\left(t_2-t_1\right)\)
4. nhiệt năng của 1 vật là tổng ...động năng... của các phân tử cấu tạo nên vật
1. Công cơ học có khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vài vật và quãng đường vật di chuyển.
Công thức tính công:\(A=F.s\left(P.h\right)\)
Trong đó: \(F\) là lực tác dụng vào vật (N)
\(s\) là quãng đường vật di chuyển(m)
\(P\) là trọng lực (N)
\(h\) là độ cao của vật so với vật mốc (m)
\(A\) là công cơ học(\(J\))
Định luật về công: không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhêu lần về đường đi và ngược lại.
3. Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng
Cơ năng gồm 2 dạng:
_Động năng: cơ năng của vật do có chuyển động mà có gọi là độ năng
-Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn
_Thế năng:
+Thế năng trọng trường: cơ năng phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với vật một vị trí khác để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường.
Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn
+Thế năng đàn hồi: cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi
Vật biến dạng càng nhiều thì thế năng đàn hồi của vật càng lớn