sáng tác một bài thơ lục bát thể hiện cách nhìn ,cảm nhận mới lạ vầ cuộc sống
(mik cần gấp lắm chiều nay nộp ,ko chép mạng)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là một học sinh lớp chín chăm chỉ, có nghị lực vượt qua khó khăn trong học tập. Dù trí nhớ không tốt, "tôi" vẫn kiên trì học bài, thức khuya dậy sớm, cố gắng học gấp đôi những bạn khác. Mặc dù phải ăn món bí đỏ mỗi ngày theo lời mẹ, "tôi" vẫn không tỏ ra buồn bã mà tìm cách an ủi mẹ bằng những lời lạc quan. Mối quan hệ với mẹ thể hiện sự lo lắng và yêu thương vô điều kiện, dù mẹ không nói ra, nhưng ánh mắt và lời nói của bà khiến "tôi" cảm nhận được tình cảm sâu sắc đó. "Tôi" cũng có sự tự nhận thức rõ ràng về bản thân, không bi quan dù có lúc cảm thấy mệt mỏi. Sau khi vượt qua kỳ thi và đạt thành tích khá, "tôi" cảm thấy tự hào và vui mừng, không chỉ vì kết quả học tập mà còn vì đã vượt qua được những thử thách, trong đó có cả những tô canh bí đỏ mà mẹ đã khéo léo chuẩn bị. Cảnh cuối cùng với việc "tôi" tạm biệt trái bí đỏ cuối cùng là sự kết thúc nhẹ nhàng, hài hước nhưng cũng rất sâu sắc, thể hiện sự trưởng thành và cảm ơn những khó khăn đã qua trong suốt quá trình học tập.
Hạ Vàng
Hạ vàng nhè nhẹ nắng tuôn,
Nghe trong lưu bút nỗi buồn xa xăm.
Những dòng lưu niệm cuối năm,
Bao nhiêu yêu mến còn nằm trong tim.
Ve kêu lòng vẫn lặng im,
Nỗi buồn xa bạn nhấn chìm tiếng ve.
Ngoài kia phượng báo sang hè,
Ra trường cách biệt lòng nghe rưng sầu.
Bạn bè đôi ngả về đâu,
Vô thường cõi tạm dãi dầu gió sương.
Hạ về lòng cứ vấn vương,
Xuân thu còn lắm đoạn trường hỡi anh!
Tác giả: Thương Hoài olm (0385 168 017)
Sau khi đọc xong bài thơ về mẹ, lòng em dâng trào những cảm xúc khó tả. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình yêu và sự biết ơn vô tận đối với mẹ, người đã hy sinh và yêu thương chúng ta không điều kiện.
Hình ảnh mẹ hiện lên trong từng câu thơ, từ ánh mắt dịu dàng, đôi tay chai sạn vì công việc vất vả, đến những đêm không ngủ để chăm sóc cho gia đình. Em cảm nhận được sự vĩ đại và tấm lòng bao dung của mẹ qua từng dòng chữ. Mỗi lần đọc lại bài thơ, em lại thấy mình nhỏ bé trước những gì mẹ đã làm và hy sinh cho chúng ta.
Bài thơ không chỉ làm em nhớ đến những kỷ niệm đẹp đẽ về mẹ mà còn nhắc nhở em phải biết trân trọng và yêu thương mẹ hơn. Những công lao và tình cảm của mẹ là vô giá, không gì có thể đong đếm được.
Em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập và rèn luyện để không phụ lòng mẹ, luôn là niềm tự hào của mẹ. Bài thơ là một lời nhắc nhở quý báu về tình mẹ thiêng liêng và vĩnh cửu, khiến em càng yêu thương và trân quý mẹ hơn bao giờ hết.
Chép hơi bị khổ đấy.
Thăng Long - Hà Nội là một mảnh đất nghìn năm văn hiến. Bởi vậy, mỗi người dân nơi đây đều tự hào khi nhắc đến mảnh đất này:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai”
Có lẽ sẽ chẳng một người dân nào sống ở đây là không biết đến ba mươi sáu phố phường của Hà Nội. Các tên phố phường cũng thật độc đáo, gắn với những mặt hàng buôn bán hay sản xuất ở đó như Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai… Cách gọi thật dễ nhớ, lại chẳng thể nhẫm lần được. Cảnh vật và con người hiện lên thật tấp nập, nhộn nhịp với “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Đó là cách so sánh đầy ý vị, khiến cảnh vật hiện lên như một bức tranh sinh động và có hồn. Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” góp phần thể hiện lòng tự hào về sự nhộn nhịp của phố phường Hà Nội. Có thể thấy, qua việc tái hiện lại không khí sôi nổi và giàu có của Long Thành, bài ca dao còn ngầm thể hiện tình yêu mến đối với mảnh đất thủ đô.