Bài học cùng chủ đề
- Tính giá trị biểu thức nghiệm của phương trình bậc hai chứa tham số
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện (nâng cao)
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện liên quan giá trị nhỏ nhất, lớn nhất
- Sự tương giao của hai đồ thị chứa tham số liên quan đến định lí Viète (nâng cao)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Sự tương giao của hai đồ thị chứa tham số liên quan đến định lí Viète (nâng cao) SVIP
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho parabol $(P)$: $y=x^2$ và đường thẳng $(d)$: $y=3 m x-3 m+1$, trong đó $m$ là tham số.
a) Với $m=1$, tìm tọa độ giao điểm của $(P)$ và $(d)$.
b) Tìm tất cả các giá trị cùa $m$ để đường thẳng $(d)$ cắt parabol $(P)$ tại hai điểm phân bię̂t có hoành độ $x_1$, $x_2$ thoả mãn $x_1+2x_2=11$.
Hướng dẫn giải:
a) Với $m=1$, đường thẳng $(d)$ có dạng $y=3 x-3+1$ hay $y=3 x-2$.
Khi đó, phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng $(d)$ và parabol $(P)$ là: $x^2=3x-2$
$x^2-3x+2=0
Do $a+b+c=1+(-3)+2=0$ nên phương trình có hai nghiệm $x_1=1;$ $x_2=2$.
Với $x=x_1=1$ thì $y=1^2=1$
Với $x=x_2=2$ thì $y=2^2=4$
Vậy với $m=1$ thì toạ độ giao điểm của $(d)$ và $(P)$ là $(1;1); \,(2;4)$.
b) Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng $(d)$ và parabol $(P)$ là: $x^2=3mx-3m+1$
$x^2-3mx+3m-1=0$ (*)
$\Delta = (-3m)^2-4.1. (3m-1)=9m^2-12m+4=(3m)^2-2.3m.2+2^2=(3m-2)^2$
Để $(d)$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt có hoành $x_1$; $x_2$ thì phương trình (*) phải có hai nghiệm phân biệt $x_1$; $x_2$
$ \Delta >0 $
$(3m-2)^2>0 $
$ 3m-2\ne 0 $
$3m\ne 2$
$m\ne \dfrac{2}{3}$ (**)
Khi đó, theo hệ thức Viète $\left\{ \begin{aligned}& x_1+x_2=3m\,\,\,(2) \\ &x_1.x_2=3m-1 \,\,\,(3) \\ \end{aligned} \right.$
Ta có $x_1+2 x_2=11$ $(4)$
Từ $(2)$; $(4)$ ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{aligned} &x_1+x_2=3m \\ &x_1+2x_2=11 \\ & x_2=11-3m \\ &x_1+11-3m=3m \\ \end{aligned} \right. $
$\left\{ \begin{aligned} &x_2=11-3m \\ &x_1=3m+3m-11 \\ \end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned} &x_1=6m-11 \\ &x_2=11-3m \\ \end{aligned} \right.$
Thế $x_1=6m-11; \, x_2=11-3m$ vào $(3)$ ta được:
$(6m-11).(11-3m)=3m-1$
$66m-18m^2-121+33m-3m+1=0$
$-18m^2+96m-120=0$
$18m^2-96m+120=0$
$3m^2-16m+20=0$ (5)
$\Delta'=(-8)^2-3.20=64-60=4>0$.
Vì $\Delta' >0$ nên phương trình (5) có hai nghiệm phân biệt:
$m_1=\dfrac{-(-8)+\sqrt{4}}{3}=\dfrac{10}{3}$ thỏa mãn (**)
$m_2=\dfrac{-(-8)-\sqrt{4}}{3}=2$ thỏa mãn (**)
Vậy $m \in \Big\{2 ; \dfrac{10}{3}\Big\}$ thoả mãn yêu cầu.
Cho parabol $(P): \, y=x^2$ và đường thẳng $d: \, y=-2x+m-1$ (với $m$ là tham số). Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để đường thẳng $d$ cắt parabol $(P)$ tại hai điểm phân biệt $A( x_1;y_1)$ và $B( x_2;y_2)$ sao cho $(y_1+y_2)^2=110-x_1^2-x_2^2$.
Hướng dẫn giải:
Phương trình hoành độ giao điểm của $(d)$ và $(P)$ là:
$x^2=-2x+m-1$
$x^2+2x-m+1=0$ (1)
Để đường thẳng $d$ cắt parabol $(P)$ tại hai điểm phân biệt thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt
Hay $\Delta'>0$
$1^2-1. (-m+1)>0 $
$m>0$
Vậy $m>0$ thì đường thẳng $d$ cắt parabol $(P)$ tại hai điểm phân biệt $A( x_1;y_1), \, B( x_{2};y_2)$.
Khi đó ta có $y_1=x_{1}^{2}; \, y_2=x_{2}^{2}$
Theo định lí Viète ta có $x_1+x_2-2; \, x_1x_2=-m+1$.
Ta có $x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=(x-1+x_2)^2-2x_1x_2=(-2)^2-2(-m+1)=2m+2$
Theo bài ra ta có $( y_1+y_2)^2=110-x_{1}^{2}-x_{2}^{2}$
$( x_{1}^{2}+x_{2}^{2} )^2=110-(x_{1}^{2}+x_{2}^{2})$
$(2m+2)^2=110-( 2m+2 )$
$2m^2+5m-52=0$
Ta có $\Delta = 5^2-4.1.(-52)=441$
Do $\Delta >0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt $m_1=\dfrac{-5+21}{4}=4$ (thoả mãn điều kiện $m>0$)
$m_2=\dfrac{-5-21}{4}=\dfrac{-13}{2}$ (không thoả mãn điều kiện $m>0$)
Vậy $m=4$ thì đường thẳng $d$ cắt parabol $(P)$ tại hai điểm phân biệt $A( x_1;y_1)$ và $B( x_2;y_2)$ thỏa mãn yêu cầu.
Cho hàm số $y=x^2$ có đồ thị $(P)$.
a) Vẽ đồ thị $(P)$ trên mặt phẳng tọa độ $Oxy$.
b) Tìm giá trị của tham số $m$ để đường thẳng $(d): \, y=2x+5m$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt có hoành độ $x_1; \, x_2$ thỏa mãn $x_1.x_{2}^{2}-x_1( 5m+3x_2)=10 \, 115$.
Hướng dẫn giải:
a) Vẽ parabol $(P)$ là đồ thị của hàm số $y=x^2$
- Bảng giá trị của $y$ tương ứng với giá trị của $x$ như sau:
$x$ | $-2$ | $-1$ | $0$ | $1$ | $2$ |
$y=x^2$ | $4$ | $1$ | $0$ | $1$ | $4$ |
- Vẽ các điểm $A( -2;4 ), \, B( -1;1 ), \, O( 0;0 ), \, C( 1;1 ), \, D( 2;4 )$ thuộc đồ thị hàm số $y=x^2$ trong mặt phẳng $Oxy$.
- Vẽ đường parabol đi qua các điểm trên, ta nhận được đồ thị của hàm số $y=x^2$.
b) Phương trình hoành độ giao điểm của $(P)$ và $(d)$ là:
$x^2=2x+5m $
$x^2-2x-5m=0$.
Do $(d)$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt có hoành độ $x_1; \, x_2$ nên
$\Delta'>0$
$1^2+5m>0$
$m>-\dfrac{1}{5}$.
Khi đó, theo định lí Viète ta có:
$\left\{ \begin{aligned} &x_1+x_2=-\dfrac{-2}{1}=2\,\,\,(1) \\ & x_1x_2=\dfrac{-5m}{1}=-5m\,\,\,(2) \\ \end{aligned} \right.$.
Theo đề bài ta có: $x_1.x_{2}^{2}-x_1( 5m+3x_2)=10 \, 115$ (3).
Từ $(1)$ suy ra $x_1=2-x_2$.
Thay vào $(2)$ và (3), ta có: $\left\{ \begin{aligned} & ( 2-x_2)x_2=-5m \\ & ( 2-x_2).x_{2}^{2}-( 2-x_2)( 5m+3x_2)=10 \, 115 \\ \end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned} & 5m=x_{2}^{2}-2x_2\\ & ( 2-x_2).x_{2}^{2}-( 2-x_2)( x_{2}^{2}-2x_2+3x_2)=10 \, 115 \\ \end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned} & 5m=x_{2}^{2}-2x_2 \\ & ( 2-x_2 ).x_{2}^{2}-( 2-x_2)( x_{2}^{2}+x_2)=10 \, 115 \\ \end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned} & 5m=x_{2}^{2}-2x_2 \\ & 2x_{2}^{2}-x_{2}^{3}-2x_{2}^{2}-2x_2+x_{2}^{3}+x_{2}^{2}=10 \, 115 \\ \end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned} & 5m=x_{2}^{2}-2x_2\\ & x_{2}^{2}-2x_2=10 \, 115 \\ \end{aligned} \right.$.
$5m=10 \, 115$
$m=2 \, 023$ (thỏa mãn).
Vậy $m=2 \, 023$ là giá trị cần tìm.
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy,$ cho parabol $(P)$ có phương trình $y=x^2$ và đường thẳng $(d)$ có phương trình $y=2mx+3-2m$ (với $m$ là tham số)
a) Tìm $m$ để đường thẳng $(d)$ đi qua điểm $A( 2;1)$
b) Chứng minh rằng đường thẳng $(d)$ luôn cắt $( P )$ tại hai điểm phân biệt $A, \, B.$ Gọi $x_1; \, x_2$ lần lượt là hoành độ các điểm $A, \, B$. Tìm $m$ để $x_1; \, x_2$ là độ dài hai cạnh của một hình chữ nhật có độ dài đường chéo bằng $\sqrt{14}$.
Hướng dẫn giải:
a) Thay $x=2, \, y=1$ vào phương trình đường thẳng $(d)$ ta có:
$1=2m.2+3-2m$
$2m=-2$
$m=-1$
Vậy $m=-1$ thỏa mãn yêu cầu.
b) Ta có phương trình hoành độ giao điểm $(d)$ và $(P)$: $x^2=2mx+3-2m$
$x^2-2mx+2m-3=0$ (*)
Ta có: $\Delta'=m^2-2m+3=(m-1)^2+2>0$ (với mọi $m$)
Nên phương trình (*) luôn có hai nghiệm phân biệt thì $(d)$ luôn cắt $(P )$ tại hai điểm phân biệt $A, \, B$.
Gọi $x_1; \, x_2$ là hoành độ các điểm $A, \, B$
Suy ra $x_1; \, x_2$ là hai nghiệm phân biệt của phương trình (*)
Mà $x_1; \, x_2$ là độ dài hai cạnh của một hình chữ nhật nên (*) có hai nghiệm phân biệt dương khi
$\left\{ \begin{aligned} & x_1+x_2>0 \\ & x_1x_2>0 \\ \end{aligned} \right. $
$\left\{ \begin{aligned} & 2m>0 \\ & 2m-3>0 \\ \end{aligned} \right. $
$m>\dfrac{3}{2}$
Áp dụng hệ thức Viète ta có: $x_1+x_2=2m; \, x_1x_2=2m-3$.
Vì $x_1; \, x_2$ là độ dài hai cạnh của một hình chữ nhật có đường chéo bằng $\sqrt{14}$ nên áp dụng định lí Pythagore trong tam giác vuông ta có :
$x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=14 $
$(x_1+x_2)^2-2x_1x_2=14$
$4m^2-2( 2m-3 )=14 $
$2m^2+2m-4=0 $
$m=-1$ (ktm); $m=2$ (tm)
Vậy $m=2$ là giá trị cần tìm.
Cho Parabol $(P):\,y=x^2$ và đường thẳng $(d):\,y=3mx+1-m^2$ ($m$ là tham số)
a) Tìm $m$ để $(d)$ đi qua điểm $A(1;-9)$.
b) Tìm $m$ để $(d)$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt của hoành độ $x_1;\,x_2$ thỏa mãn $x_1+x_2=2x_1x_2.$
Hướng dẫn giải:
a)
Đường thẳng $(d):\,y=3mx+1-m^2$ đi qua điểm $A( 1;-9 )$ thì
$ -9=3m.1+1-{{m}^{2}} $
${{m}^{2}}-3m-9-1=0 $
${{m}^{2}}-3m-10=0$
Phương trình có $\Delta = (-3)^2+4.10=49>0$
Suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt: $m_1=\dfrac{3+\sqrt{49}}{2}=5$; $m_2=\dfrac{3-\sqrt{49}}{2}=-2$.
Vậy $m=-2$; $m=5$ là các giá trị thỏa mãn bài toán
b) Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị hàm số đã cho là:
$x^2=3mx+1-m^2$
$x^2-3mx+m^2-1=0$ (*)
Để $( d )$ cắt $( P)$ tại hai điểm phân biệt của hoành độ $x_1;\,x_2$ thì phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt $x_1;\,x_2$
$ \Delta >0 $
$(3m)^2-4(m^2-1)>0$
$9m^2-4m^2+4>0 $
$ 5m^2+4>0$ với mọi $m$
Với mọi giá trị của $m$ thì $(d)$ luôn cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt của hoành độ $x_1;\,x_2$
Áp dụng hệ thức Viète với phương trình (*) ta có: $\left\{ \begin{aligned} & x_1+x_2=3m \\ &x_1x_2=m^2-1 \end{aligned} \right.$
Theo đề bài ra ta có:
$x_1+x_2=2x_1x_2$
$3m=2( m^2-1 ) $
$2m^2-2-3m=0 $
$2m^2-3m-2=0$
Phương trình có hai nghiệm phân biệt: $m_1=\dfrac{3+\sqrt{25}}{2.2}=2; \, m_2=\dfrac{3-\sqrt{25}}{2.2}=-\dfrac12$.
Vậy $m=-\dfrac12$; $m=2$ để thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Cho parabol $(P):y=x^2$ và đường thẳng $(d):y=( 2m+1 )x-2m$ ($m$ là tham số). Tìm $m$ để $(P)$ cắt $(d)$ tại hai điểm phân biệt $A( x_1;y_1 )$; $B( x_2;y_2)$ sao cho $y_1+y_2-x_1x_2=1$.
Hướng dẫn giải:
Phương trình hoành độ giao điểm của $(P)$ và $(d)$ là:
$x^2=( 2m+1 )x-2m$
$x^2-( 2m+1 )x+2m=0$
Ta có: $\Delta =\left[ -(2m+1)^2-4.2m \right] = 4m^2-4m+1 = ( 2m-1)^2$
Phương trình có hai nghiệm phân biệt khi $\Delta >0$
$2m-1\ne 0$
$m\ne \dfrac{1}{2}$
Theo hệ thức Viète ta có: $\left\{ \begin{aligned} & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2m+1 \\ & {{x}_{1}}.{{x}_{2}}=2m \\ \end{aligned} \right.$
Khi đó: ${{y}_{1}}+{{y}_{2}}-{{x}_{1}}{{x}_{2}}=1$
$x_{1}^{2}+x_{2}^{2}-{{x}_{1}}{{x}_{2}}=1$
${{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-3{{x}_{1}}{{x}_{2}}=1$
${{\left( 2m+1 \right)}^{2}}-3.2m-1=0$
$4{{m}^{2}}+4m+1-6m-1=0$
$4{{m}^{2}}-2m=0$
$2m\left( 2m-1 \right)=0$
$2m=0$ hoặc $2m-1=0$
$m=0$ (thỏa điều kiện) hoặc $m=\dfrac{1}{2}$ (không thỏa điều kiện).
Vậy với $m=0$ thì $\left( P \right)$ cắt $\left( d \right)$ tại hai điểm phân biệt thỏa điều kiện đã cho.
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho parabol $(P): \, y=x^2$ và đường thẳng $(d): \, y=2(m-1)x-m+3$. Gọi $x_1; \, x_2$ lần lượt là hoành độ giao điểm của đường thẳng $(d)$ và parabol $(P)$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $M=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}$.
Hướng dẫn giải:
Phương trình hoành độ giao điểm của $(P)$ và $(d)$ là:
$x^2-2(m-1)x+m-3=0$ (*)
Vì $x_1; \, x_2$ là hoành độ giao điểm của $(P)$ và $(d)$ nên $x_1; \, x_2$ là nghiệm của phương trình (*).
Do đó $\Delta '= (m-1)^2-(m-3) \ge 0$
$\Big( m-\dfrac{3}{2} \Big)^2+\dfrac{7}{4} \ge 0$ (luôn đúng)
Theo hệ thức Viète ta có: ${{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2(m-1); \, {{x}_{1}}{{x}_{2}}=m-3$.
Khi đó: $M=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}=( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} )^2-2{{x}_{1}}{{x}_{2}}=4{{(m-1)}^{2}}-2. (m-3)=\dfrac{1}{4}{{(4m-5)}^{2}}+\dfrac{15}{4}\ge \dfrac{15}{4}$
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $m=\dfrac{5}{4}$
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức $M$ là $\dfrac{15}{4}$ khi $m=\dfrac{5}{4}$.