Bài học cùng chủ đề
- Tính giá trị biểu thức nghiệm của phương trình bậc hai chứa tham số
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện (nâng cao)
- Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện liên quan giá trị nhỏ nhất, lớn nhất
- Sự tương giao của hai đồ thị chứa tham số liên quan đến định lí Viète (nâng cao)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Xác định điều kiện tham số để phương trình bậc hai thỏa mãn điều kiện (nâng cao) SVIP
Cho phương trình $x^2-2mx-1=0$ (1) với $m$ là tham số. Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ thỏa mãn $x_{1}^2+x_{2}^2-x_1x_2=7$.
Hướng dẫn giải:
Phương trình (1) có $\Delta'=m^2+1>0$ với mọi $m$ nên phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$.
Khi đó áp dụng định li Viète ta có
$x_1+x_2=2m; \, x_1x_2=-1$.
Theo bài ra ta có: $x_{1}^2+x_{2}^2-x_1x_2=7$
${{(x_1+x_2)}^2}-2x_1x_2-x_1x_2=7$
${{(x_1+x_2)}^2}-3x_1x_2=7$
$4m^2+3=7$ $4m^2=4$
$m=\pm 1$
Vậy $m=\pm 1$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Cho phương trình $x^2-2mx+2m-2=0$, với $m$ là tham số. Tìm giá trị của $m$ để phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1; \, x_2$ thỏa mãn $x_1+3x_2=6$.
Hướng dẫn giải:
$x^2-2mx+2m-2=0$, với $m$ là tham số.
$\Delta'=(-m)^2-(2m-2)=m^2-2m+2=(m-1)^2+1 \ge 0$ với mọi $m$.
Suy ra phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi $m$.
Theo định lí Viète ta có: $x_1+x_2=2m; \, x_1x_2=2m-2$.
Theo giả thiết, ta có: $x_1+3x_2=6$
Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{aligned} & x_1+x_2=2m \\ & x_1+3x_2=6 \\ \end{aligned} \right.$
$\left\{ \begin{aligned} & x_2=3-m \\ & x_1=3m-3 \\ \end{aligned} \right.$
Thay $\left\{ \begin{aligned} & x_2=3-m \\ & x_1=3m-3 \\ \end{aligned} \right.$ vào $x_1x_2=2m-2$, ta được:
$( 3m-3)( 3-m)=2m-2$
$3m^2-10m+7=0$
Phương trình có dạng $a+b+c=3-10+7=0$.
Suy ra $m=1$ hoặc $m=\dfrac{7}{3}$ .
Vây giá trị cần tìm là $m=1$ hoặc $m=\dfrac{7}{3}$ .
Cho phương trình: $x^2-3x+m=0$ (1) ($x$ là ẩn số).
a) Giải phương trình (1) khi $m=2$.
b) Tìm các giá trị của $m$ để phương trình (1) có nghiệm.
c) Tìm các giá trị của $m$ để phương trình (1) có nghiệm $x_1, \, x_2$ thỏa mãn đẳng thức: $x_{1}^{3}x_2+x_1x_{2}^{3}-2x_{1}^2x_{2}^2=5$.
Hướng dẫn giải:
a) Giải phương trình (1) khi $m=2$.
+ Khi $m=2$, phương trình đã cho trở thành: $x^2-3x+2=0$.
+ Ta có: $a+b+c=1+(-3)+2=0$ nên phương trình có hai nghiệm là $x=1$ và $x=2$.
Vậy khi $m=2$ thì phương trình (1) có hai nghiệm là $x=1$ và $x=2$.
b) Tìm các giá trị của $m$ để phương trình (1) có nghiệm.
+ Ta có: $\Delta =(-3)^2-4.1.m=9-4m$.
+ Để phương trình (1) có nghiệm khi và chỉ khi: $\Delta \ge 0$
$9-4m\ge 0$
$4m\le 9$
$m\le \dfrac{9}{4}$
Vậy khi $m\le \dfrac{9}{4}$ thì phương trình (1) có nghiệm.
c) Theo câu b) phương trình $(1)$ có nghiệm $x_1, \, x_2$ khi $m\le \dfrac{9}{4}$ (*).
Khi đó theo định lí Viète, ta có: $x_1+x_2=-\dfrac{b}{a}=3; $
$x_1.x_2=\dfrac{c}{a}=m$.
Ta có: $x_{1}^{3}x_2+x_1x_{2}^{3}-2x_{1}^2x_{2}^2=5$
$x_1x_2(x_{1}^2+x_{2}^2)-2{{(x_1x_2)}^2}=5$
$x_1x_2[(x_1+x_2)^2-2x_1x_2]-2(x_1x_2)^2=5$
$m(3^2-2m)-2m^2=5$
$9m-2m^2-2m^2=5$
$4m^2-9m+5=0$
$4m^2-4m-5m+5=0$
$4m(m-1)-5(m-1)=0$
$(m-1)(4m-5)=0$
$m=1$ hoặc $m=\dfrac{5}{4}$.
Đối chiếu với điều kiện (*) ta được các giá trị cần tìm của $m$ là $m=1$ và $m=\dfrac{5}{4}$.
Cho phương trình: $x^2-(m+2)x+m+1=0$ (1)
a) Giải phương trình (1) với $m=-3$.
b) Chứng tỏ phương trình (1) luôn có nghiệm với mọi số thực $m$.
c) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông có độ dài đường cao ứng với cạnh huyền là $h=\dfrac{2}{\sqrt{5}}$.
Hướng dẫn giải:
a) Giải phương trình (1) với m=-3.
Khi $m=-3$ phương trình (1) trở thành: $x^2+x-2=0$.
Vì $1+1+(-2)=0$ nên phương trình có hai nghiệm $x_1=1;\,x_2=-2$
b) Chứng tỏ phương trình (1) luôn có nghiệm với mọi số thực $m$.
Ta có: $\Delta = [ -(m+2) ]^2-4(m+1)=m^2+4m+4-4m-4=m^2 \ge 0$ với mọi $m$.
Vậy phương trình (1) luôn có nghiệm với mọi số thực $m$.
c) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông có độ dài đường cao ứng với cạnh huyền là $h=\dfrac{2}{\sqrt{5}}$.
Theo câu b ta có: $\Delta =m^2$
Phương trình (1) có có hai nghiệm phân biệt $x_1; \, x_2$ là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông khi
$ \left\{ \begin{aligned} & \Delta >0 \\ & x_1+x_2>0 \\ & x_1.x_2>0 \\ \end{aligned} \right. $
$\left\{ \begin{aligned} & m^2>0 \\ & m+2>0 \\ & m+1>0 \\ \end{aligned} \right.$
$ \left\{ \begin{aligned} & m\ne 0 \\ & m>-1 \\ \end{aligned} \right. $
Mặt khác tam giác vuông có đường cao ứng với cạnh huyền $h=\dfrac{2}{\sqrt{5}}$ nên áp dụng hệ thức $\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2}=\dfrac{1}{{{h}^2}}$ ta có:
$ \dfrac{1}{x_{1}^2}+\dfrac{1}{x_{2}^2}=\dfrac{1}{{{(\dfrac{2}{\sqrt{5}})}^2}} $
$\dfrac{x_{1}^2+x_{2}^2}{x_{1}^2x_{2}^2}=\dfrac{5}{4} $
$4\left[ {{(x_1+x_2)}^2}-2x_1x_2 \right]=5{{(x_1x_2)}^2} $
$ 4\left[ {{(m+2)}^2}-2(m+1) \right]=5{{(m+1)}^2} $
$ m^2+2m-3=0$
$m=1; \,m=-3$
Đối chiếu điều kiện ta được $m=1$ thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Vậy $m=1$ là giá trị cần tìm.
Cho phương trình $x^2-2(m+1)x+m^2=0$ ($m$ là tham số).
a) Giải phương trình với $m=1$.
b) Tìm giá trị của $m$ để phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1, \, x_2$ thỏa mãn: $x_{1}^2+x_{2}^2+6=4x_1x_2$.
Hướng dẫn giải:
a) Giải phương trình với $m=1$.
Với $m=1$, phương trình đã cho trở thành $x^2-4x+1=0$.
Ta có $\Delta'=2^2-1=3>0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt
$ x_1=\dfrac{-b'+\sqrt{\Delta'}}{a}=2+\sqrt{3}$;
$x_2=\dfrac{-b'-\sqrt{\Delta'}}{a}=2-\sqrt{3}$.
Vậy khi $m=1$ thì nghiệm của phương trình là $x_1=2+\sqrt{3};$ $x_2=2-\sqrt{3}$.
b) Ta có: $\Delta'=(m+1)^2-m^2=2m+1$.
Để phương trình đã cho có hai nghiệm $x_1, \, x_2$ thì $\Delta' \ge 0 $
$2m+1\ge 0$
$m\ge -\dfrac12$.
Khi đó áp dụng định lí Viète ta có: $x_1+x_2=2(m+1); \, x_1x_2=m^2$.
Theo bài ra ta có: $x_{1}^2+x_{2}^2+6=4x_1x_2$
${{(x_1+x_2)}^2}-2x_1x_2+6=4x_1x_2$
${{(x_1+x_2)}^2}-6x_1x_2+6=0$
$4{{(m+1)}^2}-6m^2+6=0$
$-2m^2+8m+10=0$ (1)
Ta có $a-b+c=-2-8+10=0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt $m_1=-1$ (ktm); $m_2=-\dfrac{c}{a}=-\dfrac{10}{-2}=5$ (tm).
Vậy có một giá trị của $m$ thỏa mãn là $m=5$.
Cho phương trình $x^2-2(m+1)x+m^2+2=0$ (1) ($x$ là tham số, $m$ là tham số).
a) Giải phuơng trình (1) khi $m=1$.
b) Xác định các giá trị của $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$ thỏa mãn điều kiện: $x_{1}^2+2(m+1)x_2=12m+2$.
Hướng dẫn giải:
a) Thay $m=1$ vào phương trình $(1)$ ta có:
$x^2-2(1+1)x+{{1}^2}+2=0$
$x^2-4x+3=0$
Phương trình có: $a+b+c=1-4+3=0$ suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1=1$ và $x_2=\dfrac{c}{a}=3.$
Vậy với $m=1$ thì phương trình có tập nghiệm là: $S=\{1;3\}$.
b) Xét phương trình $x^2-2(m+1)x+m^2+2=0$ (1)
Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt khi $\Delta'>0$
${{(m+1)}^2}-(m^2+2)>0$
$m^2+2m+1-m^2-2>0$
$2m-1>0$
$m>\dfrac{1}{2}$
Với $m>\dfrac{1}{2}$ thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$.
Áp dụng định lí Viète ta có: $x_1+x_2=2(m+1); \, x_1x_2=m^2+2$.
Theo đề bài ta có: $x_{1}^2+2(m+1)x_2=12m+2$
$x_{1}^2+(x_1+x_2)x_2=12m+2$
$x_{1}^2+x_1x_2+x_{2}^2=12m+2$
${{(x_1+x_2)}^2}-2x_1x_2+x_1x_2=12m+2$
${{(x_1+x_2)}^2}-x_1x_2=12m+2$
$4{{(m+1)}^2}-(m^2+2)=12m+2$
$4m^2+8m+4-m^2-2=12m+2$
$3m^2-4m=0$
$m(3m-4)=0$
$m=0$ (ktm); $m=\dfrac{4}{3}$ (tm).
Vậy $m=\dfrac{4}{3}$ là thỏa mãn bài toán.
Cho phương trình $x^2-6x+m+4=0$ (1) ($m$ là tham số).
a) Giải phương trình (1) khi $m=1$.
b) Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm $x_1, \, x_2$ thỏa mãn $2\,020(x_1+x_2)-2\,021x_1x_2=2\,014$.
Hướng dẫn giải:
Xét phương trình $x^2-6x+m+4=0$ (1) ($m$ là tham số).
a) Khi $m=1$, ta có $ x^2-6x+1+4=0$
$x^2-6x+5=0$
Vì $a+b+c=1+(-6)+5=0$ suy ra phương trình có hai nghiệm $x_1=1; \, x_2=\dfrac{c}{a}=5$.
Vậy $m=1$ thì phương trình có nghiệm là $x_1=1; \, x_2=5$.
b) Để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$ thì $\Delta'>0$
${{(-3)}^2}-1(m+4)>0$
$9-m-4>0$
$-m>-5$
$m<5 $.
Khi đó theo hệ thức Viète, ta có $x_1+x_2=6; \, x_1x_2=m+4$.
Theo bài ra: $2\,020(x_1+x_2)-2\,021x_1x_2=2\,014$
$2\,020.6-2\,021.(m+4)=2\,014$
$12\,120-2\,021m-8\,084=2\,014$
$-2\,021m=-2\,022$
$m=\dfrac{2\,022}{2\,021}$ (thỏa mãn).
Vậy $m=\dfrac{2\,022}{2\,021}$ là giá trị cần tìm.
Cho phương trình (ẩn $x$): $x^2-2(m+2)x+m^2+7=0$.
a) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt.
b) Gọi $x_1, \, x_2$ là hai nghiệm phân biệt của phương trình. Tìm $m$ để $x_{1}^2+x_{2}^2=x_1x_2+12$.
Hướng dẫn giải:
a) Phương trình $x^2-2(m+2)x+m^2+7=0$ có: $\Delta'=(m+2)^2-m^2-7=4m-3$.
Phương trình có hai nghiệm phân biệt khi $\Delta'>0$
$4m-3>0$
$m>\dfrac{3}{4}$.
Vậy với $m>\dfrac{3}{4}$ thì phương trình có hai nghiệm phân biệt.
b) Gọi $x_1, \, x_2$ là hai nghiệm phân biệt của phương trình.
Với $m>\dfrac{3}{4}$, theo định li Viète ta có: $x_1+x_2=2m+4$;
$x_1x_2=m^2+7$.
Theo bài ra ta có: $x_{1}^2+x_{2}^2=x_1x_2+12$
${{(x_1+x_2)}^2}-2x_1x_2=x_1x_2+12$
${{(x_1+x_2)}^2}-3x_1x_2-12=0$
${{(2m+4)}^2}-3(m^2+7)-12=0$
$4m^2+16m+16-3m^2-21-12=0$
$m^2+16m-17=0$
Ta có $a+b+c=1+16-17=0$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt $m=1$ (tm); $m=\dfrac{c}{a}=-17$ (ktm).
Vậy $m=1$.
Cho phương trình $x^2+4(m-1)x-12=0$ (*), với $m$ là tham số.
a) Giải phương trình (*) khi $m=2.$
b) Tìm tất cả các giá trị của tham số $m$ để phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$ thỏa mãn $4| x_1-2 |.\sqrt{4-mx^2}=(x_1+x_2-x_1x_2-8)^2.$
Hướng dẫn giải:
a) Với $m=2$ thì phương trình (*) trở thành:
$x^2+4x-12=0$
$x^2+6x-2x-12=0$
$x(x+6)-2(x+6)=0$
$(x+6)(x-2)=0$
$x=-6; \, x=2$
Vậy với $m=2$ thì phương trình (*) có tập nghiệm là $S=\left\{ -6;2 \right\}$.
b) Phương trình $(*)$ có $a.c=1.(-12)=-12<0$ nên luôn có hai nghiệm phân biệt trái dấu.
Theo định lí Viète ta có: $\left\{ \begin{aligned} &x_1+x_2=-4m+4 \\ &x_1.x_2=-12 \\ \end{aligned} \right.$ (1)
Vì $x_2$ là nghiệm của phương trình (*) nên ta có: $x_{2}^2+4(m-1)x_2-12=0$
$x_{2}^2+4mx_2-4x_2-12=0$
$x_{2}^2+4(mx_2-4)-4x_2+4=0$
$4(4-mx_2)=x_{2}^2-4x_2+4$
$4(4-mx_2)=(x_2-2)^2$
$2.\sqrt{4-mx_2}=\sqrt{(x_2-2)^2}$
$2.\sqrt{4-mx_2}=| x_2-2 |$ (2)
Mà theo bài có: $4| x_1-2 |.\sqrt{4-mx_2}=(x_1+x_2-x_1x_2-8)^2$ (3)
Thay (1), (2) vào (3) ta được: $2.\left| x_1-2 \right|.\left| x_2-2 \right|=\left[ -4m+4+12-8 \right]^2$
$2.\left| x_1x_2-2(x_1+x_2)+4 \right|=(8-4m)^2$
$2.\left| -12-2(-4m+4)+4 \right|=64-64m+16m^2$
$2.\left| -16+8m \right|=16(m^2-4m+4)$
$16.\left| m-2 \right|=16{{(m-2)}^2}$
$\left| m-2 \right|={{(m-2)}^2}$
$(m-2)^2=(m-2)^4$
$(m-2)^4-(m-2)^2=0$
$(m-2)^2.[ (m-2)^2-1 ]=0$
$(m-2)^2=0$ hoặc $(m-2)^2-1=0$
Giải $(m-2)^2=0$ ta được $m=2$
Giải $(m-2)^2-1=0$
$(m-2)^2=1$
$m-2=1$ hoặc $m-2=-1$
$m=3$ hoặc $m=1$
Vậy $m\in \left\{ 1;2;3 \right\}$ là các giá trị cần tìm.
Cho phương trình $x^2-(2m+1)x+m^2+1=0$, với $m$ là tham số. Tìm tất cả các giá trị $m \in \mathbb{Z}$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1, \, x_2$ sao cho biểu thức $P=\dfrac{x_1x_2}{x_1+x_2}$ có giá trị là số nguyên.
Hướng dẫn giải:
Ta có $\Delta = (2m+1)^2-4(m^2+1)=4m-3$.
Để phương trình có hai nghiệm phân biệt khi $\Delta >0$
$m>\dfrac{3}{4}$.
Theo định lí Viète ta có: $x_1+x_2=2m+1$ và $x_1x_2=m^2+1$.
Do đó $P=\dfrac{x_1x_2}{x_1+x_2}$
$=\dfrac{m^2+1}{2m+1}=\dfrac{2m-1}{4}$
$=\dfrac{5}{4(2m+1)}$.
Suy ra $4P=2m-1+\dfrac{5}{2m+1}$.
Do $m>\dfrac{3}{4}$ nên $2m+1>1$
Để $P\in \mathbb{Z}$ thì ta phải có $(2m+1)$ là ước của $5$, suy ra
$2m+1=5$
$m=2$
Thử lại với $m=2$, ta được $P=1$ (thỏa mãn).
Vậy $m=2$ là giá trị cần tìm thỏa mãn bài toán.