Bài học cùng chủ đề
- Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
- Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (Tiếp)
- Giao tuyến của hai mặt phẳng
- Luyện tập
- Ôn tập: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt
- Ôn tập: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt
- Ôn tập: Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
- Ôn tập: Giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
- Ôn tập: Thiết diện
- Ôn tập: Thiết diện
- Phiếu bài tập: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt SVIP
Cho hình chóp \(S.ABCD\), đáy \(ABCD\) là tứ giác có các cặp cạnh đối không song song. Tìm giao tuyến của:
a) \(\left(SAB\right)\) và \(\left(SDC\right)\);
b) \(\left(SAD\right)\) và \(\left(SBC\right)\).
Hướng dẫn giải:
a) S là điểm chung thứ nhất của \(\left(SAB\right)\) và \(\left(SCD\right)\)
Trong \(\left(ABCD\right)\):
\(AB\cap CD=E\)
\(E\) là điểm chung thứ hai của $(SAB)$ và $(SCD)$.
Vậy $(SAB) \cap (SCD) = SE$.
b) Trong $(ABCD)$: $AD \cap BC=F $
Vậy $(SBC) \cap (SAD)=SF$
Cho tứ diện ABCD. Gọi M là trung điểm AC, N thuộc đoạn thẳng AD sao cho AN=3ND. Gọi G là trọng tâm tam giác BCD. Tìm giao tuyến giữa (BCD) và (GMN).
Hướng dẫn giải:
Ta có: G là điểm chung thứ nhất của (MNG) và (BCD).
Trong (ACD): MN \(\cap\) CD = I
I là điểm chung thứ 2 của (MNG) và (BCD).
Vậy (MNG) \(\cap\) (BCD) = GI.
Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là tứ giác có các cặp cạnh đối không song song. $M$ thuộc $SC$ ($M$ không trùng với $S$ hoặc $C$). Tìm giao tuyến của $(MBD)$ và $(SAB)$.
Hướng dẫn giải:
a.
$B$ điểm chung đầu tiên của $(MBD)$ và $(SAB)$.
Để tìm điểm chung thứ 2, ta có nhiều cách làm.
+Hướng làm 1: Ta dựng 1 đường thẳng nằm trong $(SAB)$ mà đồng phẳng với $DM$ (nằm trong $(MBD)$)
ta có $DM\subset (SDC)$.
Trong $(ABCD)$: $AB\cap CD=E$
Vậy $(SDC)\cap (SAB)=SE$
Vậy $SE\subset (SAB)$ và $SE$ đồng phẳng với $DM$ (do cùng nằm trong $(SDC)$ ).
Trong $(SDC)$: $SE \cap DM = F$
$F$ là điểm chung thứ 2 của $(MBD)$ và $(SAB)$.
Vậy $(MBD)\cap(SAB)=BF$
+Hướng làm 2 (Dành cho các bạn thích nghiên cứu):
Ta dựng 1 đường thẳng nằm trong $(MDB)$ mà đồng phẳng với $SA$ (nằm trong $(SAB)$)
$SA\subset (SAD); SA\subset (SAC) $.
Nếu ta chọn xây dựng từ $SA \subset (SAD)$ thì ta cần tìm giao tuyến của $(SAD)$ và $(MDB)$. Giao tuyến này có độ khó tương đương với dựng giao tuyến $(SAB)$ và $(MDB)$ nếu nhìn vào vị trí của chúng.
ta chọn xây dựng từ $SA \subset (SAC)$
Trong $(ABCD): AC\cap BD=O$. khi đó $OM=(MBD)\cap(SAC)$.
Trong $(SAC): SA\cap OM =K$ (Nếu $SA$ và $OM$ không song song). K là điểm chung thứ 2 của $(MBD)$ và $(SAB)$.
Vậy $(MBD)\cap(SAB)=BK$
(Trường hợp song song được thể hiển ở bài giảng sau).