Câu 1.trình bày rủi ro khi tham gia mạng xã hội? Theo em học sinh phổ thông có nên sử dụng mạng xã hội không? Vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện vận chuyển. Nhưng ngày nay với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì những bức thư đó được thay thế bằng những cú click, những dòng enter của các trang mạng xã hội.
Mạng xã hội đã kết nối con người khắp nơi trên thế giới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian nhờ tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi. Nhưng cũng vì quá lạm dụng mạng xã hội mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh - sống ảo. Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?
Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mơ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới.
Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter,…và vô số trang mạng xã hội khác nữa, việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức, hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ.
Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình.
Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẫn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu.
Kết quả của việc đó để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được. Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn.
Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hướng đúng và hợp lý. Đừng sống ảo! Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.
Tự làm vẫn tốt nha:
Mở bài: Trình bày quan điểm không đồng tình với ý kiến không cho trẻ em sử dụng mạng xã hội Facebook.
- Thân bài: Nghị luận các khía cạnh về vấn đề mạng xã hội.
+ Những hữu ích mà mạng xã hội mang lại:
Kết nối với bạn bè nhanh chóng
Giao lưu những người cùng chung đam mê, sở thích
Lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống
Nâng cao thu nhập qua việc kinh doanh online
Giải trí và thực hiện các hoạt động từ thiện
+ Những tác hại của việc lạm dụng mạng xã hội:
Bào mòn từng tế bào thần kinh
Thông tin rác rưởi, lá cảiVấn nạn câu like, đăng hình phản cảm
Làm nhục qua mạng
Ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần
+ Biện pháp giảm thiểu tình trạng sử dụng mạng xã hội thường xuyên:
Nhà nước: Đưa ra các biện pháp sử dụng facebook lành mạnh, có hình phạt cho những hành vi xấu trên facebook
Nhà trường: Quan tâm đến học sinh, hướng dẫn học sinh sử dụng facebook một cách có hiệu quả
Bản thân: Có ý thức đúng đắn khi sử dụng facebook
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận về mạng xã hội và bài học cho bản thân.
- Kĩ năng giao tiếp: Khi tham gia mạng xã hội, bạn cần phải biết cách giao tiếp hiệu quả để tránh gây hiểu nhầm hoặc xảy ra các tranh cãi không đáng có. Ví dụ: Tránh sử dụng ngôn từ khiếm nhã, hùng hồn hay quá khích khi thảo luận với người khác trên mạng xã hội.
- Kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng: Trên mạng xã hội, thông tin lan truyền rất nhanh chóng và dễ dàng gây ra những tác động tiêu cực đến sự nghi ngờ, đồn đoán và tin đồn. Khi đối mặt với những tình huống như vậy, bạn cần phải biết cách đối phó và vượt qua khủng hoảng. Ví dụ: Không lên tiếng và tránh phản ứng quá khích khi gặp phải những bình luận tiêu cực, đồn đoán hay tin đồn.
- Kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo: Trên mạng xã hội có rất nhiều thông tin sai lệch và các hoạt động lừa đảo, vì vậy bạn cần phải biết cách nhận biết và phòng tránh những nguy hiểm này. Ví dụ: Không tin vào các thông tin quảng cáo quá lời, tránh đưa thông tin cá nhân cho những người không xác định được danh tính và kiểm tra kỹ trước khi trao đổi thông tin tài chính trên mạng.
Với thời đại công nghệ bùng nổ và phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì lợi ích và giá trị của mạng xã hội là điều không thể phủ nhận:
+ Giúp con người có thể kết nối, tương tác với nhau mọi lúc, mọi nơi để trao đổi thông tin, công việc tăng cường mối quan hệ xã hội
+ Đưa con người đến gần nhau hơn, xóa đi khoảng cách địa lí, khoảng cách vị trí xã hội hay giai cấp
+ Nâng cao lên đời sống tinh thần của những người tham gia mạng xã hội đó.
+ Đưa các thông tin cần thiết, hữu ích được lan tỏa trên diện rộng và nhanh chóng
+ Giảm thiểu các chi phí liên lạc giữa con người với con người trước kia.
+ Tăng cường thêm hiểu biết của con người thông qua việc tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội mà người đó đang sử dụng.
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,... thông qua mạng xã hội.
* Bên cạnh những lợi ích đó cũng có số mặt tồn tại và hạn chế do mạng xã hội đem lại mà phần lớn những tồn tại này là do từ phía người dùng đem lại:
+ Sử dụng mạng xã hội truyền tin nhảm
+ Sử dụng mạng xã hội để đả kích, gây rối, xúc phạm cá nhân hoặc tổ chức nào đó
+ Sử dụng mạng xã hội để lừa đảo...
\(\text{Việc sử dụng mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, bao gồm:}\)
\(\text{1. Giao tiếp và kết nối: Mạng xã hội cho}\) \(\text{phép người dùng kết nối và giao tiếp với bạn bè,}\) g\(\text{ia đình và người khác trên khắp thế giới.}\) \(\text{Điều này giúp mở rộng mạng lưới xã hội,}\) \(\text{tạo ra cơ hội giao lưu, chia sẻ thông tin và tìm kiếm hỗ trợ từ cộng đồng.}\)
\(\text{2. Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm: }\)\(\text{Mạng xã hội cho phép người}\) \(\text{dùng chia sẻ thông tin,}\) \(\text{hình ảnh, video và kinh nghiệm cá nhân.}\) \(\text{Điều này giúp mở rộng kiến thức,}\) \(\text{hữu ích và học hỏi từ người khác.}\)
\(\text{3. Quảng cáo và tiếp thị: Do mạng xã hội có số lượng người dùng lớn,}\) \(\text{nên nó trở thành một}\) \(\text{kênh quảng cáo và tiếp thị hiệu quả.}\)\(\text{ Doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội để}\)\(\text{tiếp cận}\) \(\text{đến khách hàng tiềm năng, tạo dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.}\)
\(\text{4. Giải trí và giảm căng thẳng:}\) \(\text{Mạng xã hội cung cấp nhiều nội dung giải trí như video,}\) \(\text{hình}\) \(\text{ảnh, trò chơi và những bài viết thú vị.}\) \(\text{Người dùng có thể sử dụng mạng xã hội để giải trí,}\) \(\text{thư giãn và giảm căng thẳng sau những giờ làm việc căng thẳng.}\)
\(\text{5. Tạo cộng đồng và hỗ trợ:}\) \(\text{Mạng xã hội cho phép người dùng tạo ra cộng đồng với những}\) \(\text{người có sở thích, quan điểm và mục tiêu chung.}\) \(\text{Điều này giúp tạo ra một môi trường hỗ}\) \(\text{trợ, chia sẻ thông tin và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có cùng quan tâm.}\)
\(\text{Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng mạng xã hội}\) \(\text{cũng có thể có những hạn chế và rủi ro}\) \(\text{như mất quyền riêng tư, lạm dụng thông tin cá nhân}\)\(\text{ và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.}\) \(\text{Do}\) \(\text{đó, việc sử dụng mạng xã hội cần được thực hiện một cách cân nhắc và có ý thức.}\)
a) Bảng tần số của dữ liệu ý kiến về lợi ích của mạng xã hội:
Ý kiến | Kết nối với bạn bè | Giải trí | Thu thập thông tin | Tìm hiểu thế giới xung quanh |
Số học sinh | 28 | 25 | 20 | 17 |
Bảng tần số của dữ liệu ý kiến về bất lợi của mạng xã hội:
Ý kiến | Tiếp xúc với thông tin không thích hợp | Thông tin các nhân bị đánh cắp | Có thể bị bắt nạt trên internet | Mất thời gian sử dụng internet |
Số học sinh | 6 | 4 | 0 | 24 |
b) Nhận xét
Các HS lớp em đều cảm thấy mạng xã hội mang đến nhiều lợi ích hơn là bất lợi.
Các bất lợi thường gặp là Mất thời gian sử dụng.
Em tham khảo nhé!
- Một số rủi ro khi tham gia mạng xã hội có thể kể đến như:
+ Lộ thông tin cá nhân: Việc chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm phạm quyền riêng tư, bị lừa đảo hoặc tấn công trực tuyến.
+ Mối nguy hiểm từ việc tiếp xúc với nội dung độc hại: Người dùng có thể bị tiếp cận với thông tin, hình ảnh không phù hợp hoặc có tính chất bạo lực, phân biệt chủng tộc, hay lừa đảo.
+ Sự phụ thuộc vào mạng xã hội: Quá nhiều thời gian dành cho mạng xã hội có thể gây mất cân bằng trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, học tập và các mối quan hệ thực tế.
+ Bắt nạt mạng: Người dùng, đặc biệt là học sinh, có thể trở thành nạn nhân của hành vi bắt nạt mạng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe.
- Theo em, học sinh phổ thông có thể sử dụng mạng xã hội, nhưng cần có sự giám sát và hướng dẫn hợp lý từ phụ huynh và giáo viên. Mạng xã hội có thể là công cụ hữu ích để học hỏi, kết nối bạn bè và tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, học sinh cần biết cách sử dụng một cách an toàn, tránh chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân, không tham gia vào các hành vi tiêu cực trên mạng và luôn giữ một thói quen cân bằng giữa thế giới ảo và thực tế.
Bạn tham khảo nhé!
Những rủi ro khi tham gia MXH:
-Mất quyền riêng tư: Thông tin cá nhân có thể bị rò rỉ, tấn công hoặc lừa đảo.
-Lừa đảo trực tuyến: Người dùng MXH có thể bị lừa qua các chương trình khuyến mãi giả, mua sắm, shopping.
-Tác động đến sức khỏe: Tác động tới sức khỏe cả về mặt tâm lí lẫn thể xác nếu như lạm dụng quá mức và quá lệ thuộc vào Internet.
-Xuất hiện nhiều chương trình, nội dung nhảm nhí làm sai lệch suy nghĩ, tư tưởng của người dùng MXH-đặc biệt là thế hệ học sinh...
Theo em học sinh phổ thông được phép sử dụng MXH nhưng cần có sự giám sát của người lớn-phụ huynh để việc dùng MXH trở nên có ích, cần thiết hơn như: giải trí lành mạnh, tìm kiếm tài liệu học tập... để tránh những trường hợp đáng tiếc, nguy hiểm về "nghiện Internet" hay bị bạo lực mạng...