K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2020

I watching TV every day. My favourite progam is : We bare bear, this program is about three bears and the life of them. I often spend two hours a day. I spend more time watching TV than outdoor activities. But my mother say I should watch TV less because it not good for my eyes

7 tháng 3 2020

cảm ơn bạn nhiều

19 tháng 2 2018

Đáp án

Viết một đoạn văn từ 5 – 7 câu bàn về phương pháp học tập, trong đó có sử dụng một câu cầu khiến (hoặc câu nghi vấn). (4đ)

HS viết được đoạn văn 5 -7 câu (theo cách diễn dịch/ quy nạp/ tổng phân hợp), chủ đề phương pháp học tập. Có thể dựa vào một vài gợi ý sau

   - Phương pháp học tập đúng đắn là chia khóa để chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả, nhanh chóng. (1đ)

   - Phương pháp học tập có thể là: học tuần tự từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao; học đi đôi với hành, vận dụng các phương pháp học tập tích cực; đa dạng hình thức học tập: học theo nhóm, tổ…(1đ)

   - Lời khuyên cần xác định phương pháp học tập đúng đắn. (1đ)

   - Có sử dụng 1 câu cầu khiến (hoặc nghi vấn) (1đ)

5 tháng 1 2018

Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 7-10 câu theo

+, Cách diễn dịch giới thiệu về bố cục của bài thơ Ông đồ

Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ". Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủNgười xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo. Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua... "

5 tháng 1 2018

Viết một đoạn văn thuyết minh khoảng 7-10 câu theo

+, Cách quy nạp giới thiệu về bố cục của sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập một

Sách ngữ văn 8 tập một bao gồm 17 bài tất cả. Trong mỗi bài đều có bố cục như nhau, được chia ra các phần có: phần Văn, phần Tiếng Việt và phần làm Văn và mỗi phần lại có các dạng khác nhau. Phần Văn gồm: nội dung văn bản và tìm hiểu văn bản. Phần Tiếng Việt được chia thành hai có: lý thuyết và luyện tập, còn lại phần làm Văn có cấu trúc tương tự với phần Tiếng Việt. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.

7 tháng 6 2017

Tham khảo (đoạn văn tả chiếc bút mực)

Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp bút làm bằng mạ kền vàng óng ả. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Hồng Hà ánh vàng. Thân bút là một ống nhỏ bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau càng thót lại như búp măng non. Mở nắp bút, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được bữa no nê. Trong ruột gà, có một ống nhỏ, như que tăm dùng để dẫn mực.

16 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Đối với mỗi học sinh, cây bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập khá quen thuộc, đồng hành cùng chúng ta mỗi ngày đi học. Cây bút bi nhỏ xinh là trợ thủ đắc lực để chúng ta viết, vẽ, ghi chép,..giống như con trâu là trợ thủ ra đồng của người nông dân vậy(Biện pháp so sánh). Hàng ngày, nó vẫn nằm ngay ngắn trong hộp bút của học sinh, được chúng ta sử dụng rất nhiều cả ở nhà, lẫn ở trường. Cây bút bi mà chúng ta dùng ngày nay đã được cải biến khá nhiều so với cây bút bi nguyên thủy của nó. Nguồn gốc của cây bút bi đầu tiên là được sáng chế bởi một nhà báo người Hungary. Động lực của ông là muốn tìm ra một loại bút mà thay thế được loại bút máy thường xuyên bị hỏng và làm bẩn giấy. Sau nhiều thăng trầm và thất bại, ông đã phát minh thành công chiếc bút bi hiện đại và nhận bằng sáng chế Anh quốc vào năm 1938. Nguyên lý hoạt động của cây bút bi là nó có một viên bi nhỏ có thể xoay đầu trong hốc thân bút. Khi viết, viên bi đó xoay tròn dẫn đến kéo mực xuống ngòi và lan mực rất đều và đẹp trên mặt giấy. Ngày nay, hai loại bút bi thông dụng mà chúng ta vẫn hay thấy có đường kính 0,7mm hoặc 0,5mm. Thân bút nhỏ nhắn, dài khoảng 12cm nên cầm rất vừa tay. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng có phần gài để người dùng có thể gài vào vở hoặc túi áo. Ruột bút ở bên trong được gắn với lò xo để ấn khi dùng và đóng khi không dùng đến. Ngòi bút nhỏ, trơn, khi viết ra mực rất đều. Có rất nhiều hãng sản xuất bút bi: Thiên Long, Hồng Hà,... Nhưng chúng ta đều thấy ưu điểm của bút bi là rẻ, nhẹ, mực ra đều, đẹp, viết nhanh, không gây bẩn vở như bút mực hay có thể tẩy dễ dàng như bút chì. Tuy nhiên, khi sử dụng bút bi, chúng ta cần lưu ý xoay đầu bút liên tục nếu phải viết trong thời gian dài liên tục. Nếu không, mực sẽ đọng và gây vón cục mực trên giấy. Dùng xong, đóng nắp rồi cất vào trong hộp. Có như vậy, chiếc bút bi của ta sẽ luôn như mới và dùng được lâu. Nếu không muốn mua nhiều bút, người dùng có thể mua ruột bút để thay khi ruột cũ hết mực.