K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2019

Ngày xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền dùng vào việc chở hàng. Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm… Không khác gì nhà ở trên đất. Xung quanh chỗ ngồi trang sức bằng gấm vóc. Đồ đùng toàn bằng vàng bạc. Lịch có một người vợ trẻ và đẹp là Mai Thị. Trong những lúc đi buôn bán xa, hắn thường ngờ vợ không thực lòng với mình. Hắn hay xét nét từng li từng tí làm cho nàng tuy sung sướng nhưng cũng rất khổ tâm. Một hôm thuyền của Lịch đậu ở một bãi vắng. Mai thị ngồi trước mũi nhìn ra ngoài. Bỗng có một người đánh giậm ở đâu đến cạnh thuyền xin một miếng trầu. Mai thị thấy người đó đóng khố , mình mẩy lấm láp thì thương hại, hỏi thăm mấy câu rồi lấy mấy miếng trầu trong cơi vàng đem cho. Lịch đang ngủ chợt thức giấc thấy thế, cơn ghen nổi lên đùng đùng. Chờ cho anh đánh giậm đi khỏi, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu Mai thị thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay.
Mai thị bơ vơ một mình trên bãi biển. Nàng gặp lại người đánh giậm bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Anh chàng đánh giậm ngẩn ngơ cả người, không hiểu ra làm sao cả. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo:
-Hắn bảo tôi dan díu với anh. Œu là số tôi không lấy được kẻ giàu sang, tôi xin lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau. Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào, cuối cùng dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông. Và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ.
* * *
Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
-Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không? Chồng đáp gọn lỏn:
-Chả biết.
-Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy.
-Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.
Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng thực và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch chỉ thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống nước và trôi giạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng Mai thị. Từ khi có của, Mai thị bèn xây dựng nhà cửa và sắm ăn sắm mặc cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng chơi bời với người ta để học khôn học khéo hòng mở mặt với đời. Chồng nghe lời, vào xóm gạ chuyện với mọi người để làm quen nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nghèo lại nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi: “Đã chơi được với ai chưa?”. “Chưa”. Mai thị lắc đầu nói một mình rằng: “Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy hôm trời mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!”. Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la toan làm quen với mấy bức tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy tượng phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún lòng về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực. Mai thị giẫm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn. Không ngờ ngôi đền mà anh chàng đánh giậm đến chơi lại là nơi phát tích của nhà vua. Tự nhiên, sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng, nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y được triệu vào cung chữa bệnh cho thiên tử đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Lập tức triều đình phái quan tỉnh về làm lễ tạ. Pho thượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Quan truyền cho mấy cơ lính dùng đòn dây xúm vào cùng khiêng nhưng rốt cuộc tượng vẫn không hề nhúc nhích. Tin ấy bắn về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai có phép gì dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy Mai thị đi chợ qua đó thấy bảng yết thế, bèn về hỏi chồng:
-Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được? Hắn đáp:
-Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay.
-Thế bây giờ có dựng lên được không?
-Làm gì mà chả được! Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được. Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng Mai thị nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ đưa ra xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng. Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đấy, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Mai thị biết vậy liền ra lệnh bắt chủ phải thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Mai thị mỉa mai bảo hắn: Biết rằng anh vẫn đi buôn, Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần. Dù anh buôn bán xa gần, Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây. Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Hắn từ tạ trở về thuyền. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai thị nói là để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai thị thấy vậy lấy làm hối hận. Sau đó nàng đem bao nhiêu tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ. Ngày nay thỉnh thoảng người ta vẫn còn nhặt được một vài đồng tiền đó. Người ta còn có câu hát: Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu.

11 tháng 1 2019

Ngày xửa ngày xưa ở vùng nọ có một người tên là Vạn Lịch làm nghề lái buôn. Công việc buôn bán của hắn rất thuận lợi, mấy năm buôn to bán lớn thu về được không biết bao nhiêu là vàng bạc, của cải. Số tài sản mà hắn có được xếp vào hạng nhất nhì cả nước. Hắn phải có tới trăm chiếc thuyền chuyên dùng để chở hàng hóa. Hắn còn có một chiếc thuyền riêng, chiếc này rất lớn, còn có cả buồng nằm, buồng ăn,… chẳng khác gì một ngôi nhà trên đất liền cả. Hắn còn dùng rất nhiều đồ trang sức làm từ gấm vóc để đặt quanh chỗ ngồi của mình. Đồ dùng thì toàn bằng vàng bằng bạc.

Hơn nữa Lịch còn có người vợ rất trẻ đẹp tên là Mai thị. Mỗi lần phải đi buôn bán ở xa nhà thì hắn thường hay nghi ngờ vợ không thật lòng với mình. Tính hắn lại còn xét nét từng tý một, khiến cho Mai thị tuy rằng có được cuộc sống sung sướng nhưng lại khổ tâm vô cùng.

Đồng tiền vạn lịch thế giới cổ tích

Vào một ngày, thuyền của Vạn Lịch nghỉ tại một bãi vắng. Nàng Mai thị không có việc gì làm bèn ngồi ở trước mũi thuyền mà nhìn ngắm quang cảnh chung quanh. Đột nhiên từ đâu có người đánh giậm đi đến bên cạnh thuyền để xin miếng trầu. Vì thấy người đó chỉ đóng khố, cả người lại lấm láp vô cùng, Mai thị cũng thương hại mà hỏi thăm đôi câu, sau đó cầm cơi vàng của mình, lấy ra mấy miếng trầu đưa cho.

Không ngờ đúng lúc ấy, Lịch vốn ngủ trong buồng lại tỉnh giấc đi ra ngoài, trông thấy vậy thì nổi cơn ghen tuông. Đợi cho người đánh giậm đã đi xa thì hắn ta mới bắt đầu gây gổ với Mai thị, hắn xỉ vả nàng vô cùng thậm tệ. Dù cho Mai thị có nói hết nước hết cái, dù nàng có thề thốt bao nhiêu thì hắn cũng chẳng chịu nghe một lời. Sau đó hắn liền đem xống áo vứt trả cho nàng, sau đó còn vứt cho nàng thêm một thoi vàng cùng một thoi bạc rồi đuổi nàng đi.

Mai thị bị chồng ruồng bỏ, nàng bơ vơ trên bãi biển mà chẳng biết làm sao. Rồi nàng lại gặp người đánh giậm khi nãy, nàng gạt hết nước mắt mà đem sự tình của mình kể lại. Người đánh giậm nghe xong thì ngẩn cả người, cũng chẳng hiểu chuyện gì cả. Lúc biết là anh ta còn chưa cưới vợ, hiện sống một thân một mình, Mai thị liền nói:

– Hắn đã nói tôi với anh dan díu. Âu cũng là do số của tôi không được lấy kẻ giàu sang, vậy tôi xin được lấy anh làm chồng, sau này dù có khổ sở ra sao thì tôi cũng cam chịu. Chúng ta cùng làm ăn mà nuôi nhau.

Nghe Mai thị nói vậy, anh đánh giậm cũng chẳng biết phải từ chối như thế nào, sau cùng thì vẫn phải dẫn nàng về chỗ túp lều cũ dựng bên sông của mình. Và rồi họ trở thành vợ chồng. Ngày ngày thì người chồng vẫn theo nghề cũ, người vợ lại ở nhà mà chăn thêm con gà con vịt. Tuy rằng cuộc sống nghèo khó nhưng lại rất ấm êm, chẳng bao giờ họ có chuyện xô xát cả.

Thời gian như thoi đưa, vèo cái đã ba năm qua. Vào một ngày trời mưa, người chồng rỗi việc nên ở nhà, người vợ ngồi đó vá quần áo. Người chồng ngồi trông đàn gà, thấy chúng cứ thi nhau mà mổ thóc trong thúng, sẵn tiện thấy có thỏi vàng để trong thúng khâu của vợ, hắn cũng chẳng biết đấy là vật gì nên cầm luôn để ném đám gà kia. Không may là ném mạnh quá nên thỏi vàng bay luôn xuống dưới sông. Tiếc của, người vợ trách:

– Ô kìa, người đâu mà lại ngu đần thế chứ! Anh biết vừa nãy đã ném mất cái gì không hả?

Người chồng tỉnh bơ đáp lại:

– Chả biết.

– Trời ạ, đấy là vàng, là thứ quý giá nhất trên đời này đấy.

– Ơ, cái đấy thì thiếu gì chứ. Lần trước đi bắt cá chỗ vũng kia thì tôi nhặt được nhiều lắm, nhưng mà chẳng biết làm gì nên vứt lại rồi.

Giờ thì đến lượt người vợ ngẩn người. Sau đó nàng vội vàng giục chồng mình đi nhặt về. Người chồng cũng nghe lời vợ mà đi, một lúc sau đem về rất nhiều vàng, quả nhiên là vàng thật, hơn nữa, trên mỗi thỏi vàng ấy lại có dấu hiệu đặc biệt của Vạn Lịch.

Hóa ra là từ ngày Vạn Lịch đuổi vợ đi, công việc buôn bán bị thua lỗ nhiều. Trong một lần đi buôn, thuyền không may gặp bão nên bị đắm, tuy là Lịch thoát thân nhưng tất cả của cải, vàng bạc đều chìm hết xuống dưới nước, sau đó thì dạt hết vào đây. Vậy là kho vàng kho bạc ấy của Lịch bây giờ thuộc về vợ chồng của Mai thị.

Kể từ ngày có của ăn của để, Mai thị cho xây nhà dựng cửa đoàng hoàng, cũng mua đồ ăn cái mặc cho chồng tử tế. Vì thấy chồng của mình ngờ nghệch quá nên nàng mới dặn phải năng đi chơi bời cùng mọi người, để mà học thêm cái khôn cái khéo, có vậy mới mong được nở mặt với đời được.

Người chồng cũng răm rắp nghe theo lời vợ dạy, tìm vào trong xóm để bắt chuyện cùng mọi người. Tuy nhiên khi chàng bắt chuyện làm quen thì chẳng có ai quan tâm cả, vì họ chẳng muốn chơi cùng một thằng vừa nghèo lại vừa đần độn nổi tiếng trong vùng. Liên tục mấy hôm hắn chỉ đi không rồi về. Người vợ hỏi:

– Thế đã chơi được với người nào chưa?

– Chưa.

Thấy vậy thì Mai thị cũng chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, nàng thì thầm một mình:

– Người gì mà u mê được thế. Cả mấy ngày trời mà cũng chẳng quen thêm được ai cả. Họa chăng có chơi với phỗng mà thôi!

Người vợ lầm bầm như vậy, nhưng chồng nghe được lại cứ tưởng là vợ đang bảo mình nếu không chơi được với người rồi thì hãy cứ đi chơi cùng với phỗng. Vì vậy hắn liền tìm đến chỗ ngôi đền vắng rất xa xóm làng.

Hắn cứ lân la tới toan làm quen cùng mấy tượng phỗng được đặt ở hai bên của sân đền. Vì thấy mấy bức tượng phỗng này tượng nào tượng nấy đều nhe răng cười, thì hẵn cũng học mà cười theo, sau đó còn quàng vai rồi bá cổ tượng giống như là chơi đùa cùng với người thật vậy.

Không chỉ thế, hắn còn ra chợ mua bún lòng tới để mời phỗng ăn cùng, hắn nhét cho mỗi bức tượng một miếng. Nhưng mà lại chẳng thấy tượng phỗng nói năng gì, hắn tức mình liền xô phỗng ngã lăn từ trên bệ xuống dưới đất, rồi hậm hực bỏ về nhà. Tới khi được vợ hỏi thì hắn cũng thành thực mà kể lại mọi chuyện. Mai thị nghe xong chỉ biết giẫm chân mà kêu trời, sau cũng đành giữ hắn ở nhà để mà dạy khôn.

Có ai ngờ được rằng ngôi đền nơi anh đánh giậm kia đến chơi lại chính là nơi phát tích của nhà vua. Sau khi tượng phỗng bị anh kia xô đổ thì nhà vua tự nhiên bị đau và bại hẳn nửa người. Danh y khắp nơi được triệu kiến vào trong cung nhưng chẳng người nào đủ cao minh để chữa được bệnh của thiên tử cả.

Có một quan thái bốc liền gieo quẻ rồi báo tin ngôi đền bị động. Vì vậy triều đình lập tức phái quan binh về để làm lễ tạ. Và họ cũng chú ý tới bức tượng phỗng ở sân đền bị đổ kia. Tuy nhiên, lúc mà họ dựng tượng dậy, điều kì lạ đã xảy ra, dù có hàng chục người cùng mó vào nhưng vẫn chẳng thể nâng được. Quan liền cho gọi mấy tên cơ lính tới dùng đòn dây cùng khiêng, ấy vậy mà vẫn chẳng ăn thua, tượng phỗng vẫn chẳng hề nhúc nhích một chút nào.

Tin ấy được truyền về kinh đô khiến cho nhà vua vô cùng lo lắng, vì vậy lập tức hạ lệnh cho hầu cận dán yết bảng thông báo cho tất cả dân chúng trong nước rằng, chỉ cần người nào có thể dựng tượng phỗng lên thì sẽ được hậu thưởng.

Mai thị hôm ấy đi chợ, vô tình đi qua nên trông thấy yết bảng, khi về nhà mới hỏi chồng mình:

– Hôm ấy thì anh làm sao mà đẩy ngã được bức tượng phỗng xuống thế?

Hắn đáp cụt lủn:

– Tôi khẽ đẩy là nó đổ ngay.

– Vậy giờ có dựng nó lên được không?

– Tôi làm gì chả được.

Thế là Mai thị liền dẫn chồng tới giật yết bảng và xin quan cho chồng mình được vào thử nâng tượng. Quả nhiên, anh đánh giậm chỉ mó tay vào là tượng kia đứng được lên ngay.

Cũng kể từ hôm ấy thì nhà vua được khỏi bệnh. Nhà vua rất vui mừng, vì thế nên sai người đem rất nhiều vàng bạc để thưởng cho hai vợ chồng. Nhưng mà họ lại từ chối, chỉ xin được làm chân tuần ty ngay sông Cả mà thôi.

Bởi vì chức tuần ty này chỉ ngồi thu thế, cũng không nhất thiết phải biết chữ nghĩa nên nhà vua cũng ưng thuận. Sau đó vợ chồng Mai thị lập tức tới nhậm chức. Lại sẵn có vàng bạc nên họ liền thuê người xây nhà rất lớn ở ngay cửa sông. Kể từ đó trở đi thì họ cũng nổi tiếng là giàu có một vùng.

Vào một ngày, thuyền buôn của Vạn Lịch phải đi qua đây, Lịch đỗ lại và phái người đi nộp thuế. Biết tin, Mai thị hạ lệnh bắt buộc chủ thuyền phải tự mình đến nộp thuế. Khi vào công đường thì Lịch vô cùng ngạc nhiên vì thấy người đang ngồi trước án kia lại chính là vợ cũ cùng người đánh giậm trước kia. Mai thị liền mỉa mai mà bảo hắn rằng:

– Biết rằng anh vẫn đi buôn,
Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần.
Dù anh buôn bán xa gần,
Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

Nghe vợ cũ nói vậy thì Vạn Lịch xấu hổ vô cùng. Hắn liền từ tạ mà trở lại thuyền. Sau đó, vì vừa thẹn lại vừa uất, nghĩ mình chẳng còn tí mặt mũi nào để gặp lại vợ nữa. Đoạn hắn liền lấy giấy mực ra làm kê khai, đem hết của cải của mình ra biếu Mai thị để chuộc lại lỗi lầm xưa, sau đó thì tự tử.

Khi biết tin này thì Mai thị cũng hối hận lắm, nàng vốn chẳng không muốn ép Vạn Lịch tới bước ấy, nhưng ai ngờ đâu. Sau đó nàng liền đem hết số tài sản mà Vạn Lịch để lại cho mình mà tâu xin nhà vua được đúc ra một thứ tiền tên là “Vạn Lịch”, sau đó đem đi phân phát cho người nghèo khổ khắp cả nước.

Ngày nay thì thi thoảng vẫn có người nhặt được vài đồng tiền ấy. Trong dân gian còn truyền nhau câu hát là:

“Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng,
Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu.”

26 tháng 12 2023

sos

26 tháng 12 2023

"Đồng tiền Vạn Lịch" là truyện cổ tích kể về một phú thương giàu sang nhưng bạc tình bội nghĩa và giải thích về nguồn gốc của đồng tiền Vạn Lịch. Truyện còn là bài học giáo dục sâu sắc về sự tin tưởng lẫn nhau trong mối quan hệ vợ chồ

24 tháng 2 2022

 Việc giữ gìn và phát triển được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong thời kì Bắc thuộc cho thấy dân Việt

A. có nguy cơ bị đồng hóa cao.

B. không được học tiếng Hán.

C. khó đồng hóa về văn hóa.

D. có tinh thần đấu tranh dũng cảm.

vì vào thời kỳ bắc thuộc đã diễn ra rất nhiều các cuộc khởi nghĩa chống lại chính quyền đô hộ

25 tháng 11 2023

Giới thiệu một số nét văn hóa tiêu biểu của vùng Tây Nguyên:

+ Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong những ngôi nhà sàn làm bằng các vật liệu truyền thống như: gỗ, tre, nứa, lá...

+ Trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ.

+ Ở Tây Nguyên, có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi, lễ Tạ ơn cha mẹ,…

21 tháng 4 2022

1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc

Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê.

2. Những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa là:

+ Sản xuất nông nghiệp.

+ Nghề thủ công.

+ Khai thác lâm sản.

+ Buôn bán (qua đường biển).

- Hoạt động kinh tế nào vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng là: sản xuất nông nghiệp và đánh cá.

- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa:

+ Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm vổ.

+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...)

+ Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương

+ Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực.

– Vua là người đứng đầu

– Qúy tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc

– Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá

3. Hình thành:

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I

Phát triển:

- Từ thế kỉ III - V, là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa của các cộng đồng dân cư trong khu vực với Ấn Độ và Trung Quốc.

- Từ thế kỉ III, mở rộng lãnh thổ chinh phục các xứ lân bang

Suy vong:

- Thế kỉ VI, suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính

- Sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII.

Soạn giải bài 2 phần Luyện tập - vận dụng trang 98 SGK Lịch sử 6 Cánh diều | Lịch sử và Địa lí lớp 6 - Cánh Diều

4.  - Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành các quốc gia cổ như: Văn Lang (sau đó là Âu Lạc); Chăm-pa và Phù Nam. Sự ra đời và phát triển cùng với đó là những thành tựu văn hóa đặc sắc của các quốc gia này đã:

+ Cho thấy lịch sử dựng nước từ sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam.

+ Tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam sau này.

+ Góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nên những giá trị truyền thống cốt lõi, định hình bản sắc văn hóa dân tộc.

4 tháng 5 2022

1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc

Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.

Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.

Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.

Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).

Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.

Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.

Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê

1 tháng 6 2016

khó lắm bạnlolang