K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2023

Giới thiệu một số nét văn hóa tiêu biểu của vùng Tây Nguyên:

+ Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong những ngôi nhà sàn làm bằng các vật liệu truyền thống như: gỗ, tre, nứa, lá...

+ Trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ.

+ Ở Tây Nguyên, có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi, lễ Tạ ơn cha mẹ,…

2 tháng 8 2023

Spam^^?

Nhắc nhở và đi ý kiến ngkhac thế này thế kia mà vẫn spam thì nói làm gì nhỉ? Không ai để trưng giúp đâu?

2 tháng 9 2023

Cồng chiêng Tây Nguyên là không gian văn hóa của nhiều dân tộc, bao gồm Ba Na, Gié Triêng, Xơ Đăng, Rơ Măm, Mnông, Cơ Ho, Mạ Brâu, Ê Đê, Gia Rai, và Chu Ru. Cồng chiêng được sử dụng trong nhiều dịp của đồng bào Tây Nguyên như các hoạt động vui chơi, giải trí, đón tiếp khách, và các lễ hội như lễ Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rộng mới của dân tộc Gié Triêng. Cồng chiêng không chỉ là một loại nhạc cụ, mà còn là một vật thiêng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và lễ hội của đồng bào Tây Nguyên.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Những dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông,…

- Cồng chiêng thường được sử dụng trong các nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Tây Nguyên, như: lễ Mừng lúa mới, lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành.....

25 tháng 11 2023

loading...

26 tháng 11 2023

Tham khảo:

Giới thiệu về anh hùng Đinh Núp

- Đinh Núp là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên ở làng Stơr, K'bang (tỉnh Gia Lai). Đinh Núp mồ côi cha từ nhỏ, 15 tuổi bị bắt đi phu, Núp đã chứng kiến nhiều nỗi bất công, đau khổ của người dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp nên sớm nung nấu tinh thần đấu tranh cách mạng.

- Năm Đinh Núp 22 tuổi, trong một lần quân Pháp về bắt phu, dân làng trốn hết vào rừng, một mình Núp ở lại, đứng sau gốc cây, dùng nỏ nhằm thẳng quân Pháp mà bắn. Mũi tên trúng vào một lính Pháp, một dòng máu đỏ chảy ra. Núp đem chuyện đó kể với dân làng. Đây là lần đầu tiên mọi người biết rằng lính Pháp cũng là người chứ không phải “quái vật không thể chết” như tin đồn. Từ đó, Núp đã cùng dân làng đánh Pháp.

- Năm 1955, Đinh Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tháng 5/1964, nhà nước Cu Ba đã mời anh hùng Núp sang thăm. Tại lần gặp gỡ này, Chủ tịch Cu Ba là Phi-đen Cát-xtơ-rô và anh hùng Núp đã kết nghĩa anh em.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
Giới thiệu về anh hùng Đinh Núp
- Đinh Núp là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên ở làng Stơr, K'bang (tỉnh Gia Lai). Đinh Núp mồ côi cha từ nhỏ, 15 tuổi bị bắt đi phu, Núp đã chứng kiến nhiều nỗi bất công, đau khổ của người dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp nên sớm nung nấu tinh thần đấu tranh cách mạng.
- Năm Đinh Núp 22 tuổi, trong một lần quân Pháp về bắt phu, dân làng trốn hết vào rừng, một mình Núp ở lại, đứng sau gốc cây, dùng nỏ nhằm thẳng quân Pháp mà bắn. Mũi tên trúng vào một lính Pháp, một dòng máu đỏ chảy ra. Núp đem chuyện đó kể với dân làng. Đây là lần đầu tiên mọi người biết rằng lính Pháp cũng là người chứ không phải “quái vật không thể chết” như tin đồn. Từ đó, Núp đã cùng dân làng đánh Pháp.
- Năm 1955, Đinh Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tháng 5/1964, nhà nước Cu Ba đã mời anh hùng Núp sang thăm. Tại lần gặp gỡ này, Chủ tịch Cu Ba là Phi-đen Cát-xtơ-rô và anh hùng Núp đã kết nghĩa anh em.

9 tháng 8 2023

Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng tre, gỗ, lá. Trang phục truyền thống được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn đặc sắc. 

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Chợ phiên mang nét đẹp văn hóa không thể nào trộn lẫn và cũng là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người dân trên địa bàn và cũng là nơi cất giữ cả một kho tàng văn hóa ẩm thực, trang phục… vô cùng thú vị. Người đến chợ cũng đủ các lứa tuổi, từ già đến trẻ, đặc biệt là có nhiều nam nữ thanh niên. Những bà mẹ, những người vợ đi chợ để mua sắm. Các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn... Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn tình tạo nên một khung cảnh vui tươi, đầy sắc màu.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở vùng Nam Bộ là: Trương Định, Nguyễn Trung Trực; Nguyễn Thị Định,…
- Một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ
+ Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà dọc theo sông ngòi, kênh rạch. + Xuồng, ghe là phương tiện đi lại chủ yếu ở vùng sông nước.
+ Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước Tây Nam Bộ.

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội. - Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000. - Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học). - Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.