K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

-  Năm 1990 Việt Nam và EU đã thiết lập quan hệ ngoại giao trên nhiều lĩnh vực.

- Trải qua hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như:

+ Hiện nay, EU là đối tác thương mại lớn hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

+ Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) được ký kết vào năm 2020 đã thúc đẩy sự trao đổi mạnh mẽ buôn bán giữa đôi bên.

=> Kết luận: Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả.

31 tháng 12 2023

giúp với ạ

 

11 tháng 1 2022

1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao

1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.

21 tháng 11 2021

Tham khảo ý thứ 2

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

 Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

  Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Năm 2021, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng gần cuối năm, hiện tượng ách tắc trong thông quan hàng hóa ở khu vực biên giới gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, cũng được dư luận hết sức quan tâm.

- Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước; còn theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt 230,2 tỷ USD, tăng 19,7% so năm trước. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.

- Trong nhiều năm trở lại đây, tại nhiều thời điểm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn và đối mặt với hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền, tuy nhiên, trong năm vừa qua, hiện tượng ùn tắc xảy ra nghiêm trọng hơn khi nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên đều tăng cao vào dịp cuối năm.

- Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh là một trong những cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, Thương vụ luôn đặt công tác hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thương vụ luôn tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan Việt Nam tích cực giao thiệp với các đơn vị đối tác phía bạn nhằm mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm nông sản có thế mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Tham khảo: thông tin về trao đổi các mặt hàng nông dản giữa Việt Nam và EU trong tháng 11/2021

EU là một trong các thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Hiệp định EVFTA được coi là cơ hội để nông sản Việt liên kết sâu rộng vào thị trường lớn, có giá bán cao, nhưng cũng là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa để tăng trưởng xuất khẩu bền vững sang thị trường “khó tính” này.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam (bao gồm cà phê, hạt điều, cao su, rau quả, hạt tiêu, gạo và chè) sang thị trường EU trong 11 tháng năm 2021 đạt khoảng 2,2 tỷ USD và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất nước ta, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU cụ thể như sau: cà phê (chiếm 42,2% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính sang EU), hạt điều (chiếm 33%), cao su (chiếm 7,9%), rau quả (chiếm 7,8%), hạt tiêu (chiếm 7,4%), gạo (chiếm 1,7%) và chè (chiếm 0,1%).

Về thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên EU, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang các thị trường chủ lực của Việt Nam tại khu vực EU đều tăng trưởng tích cực hoặc chỉ giảm nhẹ: Đức (chiếm 28,8% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam sang EU, đạt 641 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020), Hà Lan (chiếm 22,5%, đạt 500 triệu USD, tăng 1,9%), Italy (chiếm 12,8%, đạt 285 triệu USD, tăng 3,2%), Tây Ban Nha (chiếm 9%, đạt 202 triệu USD, giảm nhẹ 0,6%), Pháp (chiếm 6,4%, đạt 142 triệu USD, tăng 25,2%),... Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhưng đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu: Phần Lan (tăng 198%), Hungary (tăng 86,9%), Cộng hoà Séc (tăng 49,2%),...

27 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.

 

27 tháng 11 2021

 

Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nướ


 

28 tháng 11 2023
Hiện nay, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có mối quan hệ đối tác toàn diện và phát triển. Hai bên đã thiết lập quan hệ đối tác và ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) vào năm 2012. Việt Nam là một trong những đối tác thương mại quan trọng của EU ở khu vực Đông Nam Á. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khu vực ASEAN. Hai bên đang tiến hành đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư, và thương mại giữa Việt Nam và EU. Ngoài ra, Việt Nam và EU cũng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển bền vững, quản lý tài nguyên, giáo dục và đào tạo, văn hóa và du lịch. Mối quan hệ giữa Việt Nam và EU ngày càng được củng cố và phát triển, mang lại lợi ích cho cả hai bên.