K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chỉ ra trong các câu sau, câu nào là câu phủ định bác bỏ, câu nào là câu phủ định miêu tả và câu nào không phải là câu phủ định:a. Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi.                       (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)b. Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được...
Đọc tiếp

Chỉ ra trong các câu sau, câu nào là câu phủ định bác bỏ, câu nào là câu phủ định miêu tả và câu nào không phải là câu phủ định:

a. Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi.

                       (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

b. Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng.

                                        (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

c. Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất.

                       (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

2
16 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. Câu phủ định bác bỏ: sử dụng từ phủ định “không”, phản bác ý kiến người da trắng hiểu cách sống của người da đỏ.

b. Câu phủ định miêu tả: sử dụng từ phủ định “chẳng có”, diễn tả rằng ở thành phố của người da trắng không có nơi nào yên tĩnh.

c. Không phải câu phủ định

a: Đây là câu phủ định bác bỏ

b: Đây là câu phủ định miêu tả

c; Đây không phải là câu phủ định

23 tháng 2 2020

a, Cụ còn khỏe lắm,chưa chết đâu mà sợ!

->phủ định phản bác

c, Không,ông giáo ạ!

->phủ định phản bác

11 tháng 3 2022

Tham khảo đoạn đối thoại sau:

- Cậu thấy bộ phim hôm qua thế nào?

- Chẳng hay gì cả. Tớ không thấy có giá trị nghệ thuật gì hết.

- Đâu có, tớ thấy bộ phim có giá trị nhân văn sâu sắc đấy chứ.

Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? Vì sao em xác định như vậy?a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.                    (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)b. Thật ra, điều này không...
Đọc tiếp

Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? Vì sao em xác định như vậy?

a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.

                    (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

b. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư dân đầu tiên đến vùng haong địa châu thổ, họ đã quen với cách sống với mùa nước nổi hàng năm.

                      (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

c. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

                                   (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

2
16 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. Câu khẳng định => câu khẳng định vấn đề, không có từ phủ định

b. Câu phủ định => có từ phủ định “không”

c. Câu phủ định => có từ phủ định “chẳng thể”

a: Đây là câu khẳng định vì nó khẳng định vấn đề và không có yếu tố phủ định

b: Đây là câu phủ định vì có từ "Không"

c: Đây là câu phủ định vì có từ "chẳng thể"

– Đâu có đâu, con vẫn đang đi học mà

– Từ “đâu có đâu” phủ định lại ý kiến của mẹ là mình đang đi chơi. – Không phải, món ăn này phải nấu với nấm hương.

– Phủ định bác bỏ ý kiến của người khác và đưa ra ý kiến riêng.

14 tháng 9 2023

a. Không ai là không muốn đuổi chúng đi.

b. Không ngày nào Thị Nở không đi qua qua vườn nhà hắn.

c. Từ đấy, không ngày nào Hoài Văn không xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước.

17 tháng 12 2019

Ai giúp mình với :<

17 tháng 12 2019

Câu 1

Từ "chúa tể" là từ phức, được phân loại theo nguồn gốc mượn từ tiếng của nước Hán (gốc Hán)

Câu 2

Chúa tể: Kẻ có quyền lực cao nhất, điều khiển và quyết định những kẻ khác

Cách giải nghĩa: Nêu khái niệm mà từ biểu thị

Câu 3:

Các cụm danh từ: một con ếch; một giếng nọ

14 tháng 9 2023

a. Câu phủ định: “làm sao” => xác nhận về việc người được nói đến không xác định, hiểu rõ về vấn đề gì đó.

b. Câu khẳng định => xác nhận về việc vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân.

c. Câu khẳng định => thông báo về hành động phải làm.

d. Câu phủ định: “chưa” => xác nhận về việc chị Dậu vẫn còn đang giận.

15 tháng 9 2023

a. Câu hỏi - dùng để hỏi thông tin.

b. Câu được dùng để biểu thị ý phủ định - bác bỏ ý kiến của người khác.

c. Câu hỏi - dùng để hỏi thông tin.

d. Câu được dùng để biểu thị ý phủ định - bác bỏ ý kiến của người khác.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0