K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2021

Bài Nước đại việt ta có bao nhiêu yếu tố

Anh nhớ hình như 5

23 tháng 3 2021

Tham khảo:

Sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam có nhiều yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn và được chứng minh hùng hồn bằng sự thật hiển nhiên.Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ.Bài Sông núi nước Nam: Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí của thời đại mà không ai có thể chối cãi được

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

=> Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực này đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi tại sách trời.

 

=> Tâm lí của người trung đại, họ tin vào thiên mệnh - tức là sự sắp đặt số phận của ông trời, tin vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên mà không ai có thể can thiệp thay đổi nó.

=> Cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục

Bài Nước Đại Việt ta: Nguyễn Trãi cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước Đại Việt đã có từ lâu đời

“Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”

=> Sự rạch ròi trong ranh giới của núi, sông giữa hai nước láng giềng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại, phát triển của đất nước ta

=> Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được.

Sự phát triển ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi: Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố để tỏ rõ ý thức dân tộc của mình:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

=> Các yếu tố mà nước ta độc lập so với Trung Quốc: nền văn hiến lâu đời, phong tục, văn hóa, lịch sử các triều đại tồn tại ngang hàng với Trung Quốc.

=> Đặt các triều đại của Việt Nam ngang hàng với các triều đại của một nước lớn như Trung Quốc cũng thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc.

17 tháng 10 2019

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:

   + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

   + Phong tục tập quán

   + Lịch sử hình thành và phát triển riêng

   + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

   - Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

   - Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

   + Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

21 tháng 5 2017

Các yếu tố được đề cập đến:

- Nền văn hiến lâu đời

- Có cương vực lãnh thổ

- Có phong tục tập quán

- Có chiều dài lịch sử

- Có chế độ nhà nước riêng

26 tháng 2 2019

Chọn đáp án: C

20 tháng 11 2021

Chính thức từ năm 1804

Triều đại nhà Lê 

Thống nhất năm 1975

ngày 30 tháng 4 năm 1975 hết chiến tranh

20 tháng 11 2021

sai câu 4 bn ơi

3 tháng 3 2021

Nguyễn Trãi là một nhà thơ trữ tình, một nhà văn chính luận, một anh hùng dân tộc và là một danh nhân văn hóa nổi tiếng trên thế giới. Tên tuổi Nguyễn Trãi gắn liền với cuộc chiến đấu vĩ đại trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở thế kỉ XV. Sau khi kết thúc thắng lợi, thừa lệnh vua Lê Thái Tổ, ông đã viết nên bài "Bình Ngô đại cáo" (Tuyên bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô). Tác phẩm không những là văn kiện lịch sử quý giá, tổng kết quá trình đấu tranh gian khổ của quân dân ta trong cuộc chiến chống quân Minh mà văn bản còn được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập, một "áng thiên cổ hùng văn" của dân tộc ta. Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" trích trong "Bình Ngô đại cáo" là một trong những đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm, đã cho thấy sự phát triển vượt bậc về mặt tư tưởng yêu nước của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

Tháng 12/1427, giặc Minh thua trận, rút quân về nước. Tháng 1/1428, Nguyễn Trãi thay vua Lê viết bài "Bình Ngô đại Cáo". Bài thơ được viết theo thể cáo – một thể văn cổ, có tính chất quan phương hành chính, dành cho vua chúa hoặc thủ lĩnh viết, nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp trọng đại cho toàn dân được biết. Về hình thức, Cáo thường được viết theo lối văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện nên lời lẽ đánh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, logic, mạch lạc. Bố cục bài cáo gồm bốn phần thì đoạn trích "Nước Đại Việt ta" nằm ở phần đầu có vai trò: nêu luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

 

Trước hết, hai câu thơ mở đầu nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa" gắn liền với tư tưởng yêu nước chống giặc ngoại xâm:

Từng nghe:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo.

"Nhân nghĩa" vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Thế nhưng, Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng đó của Nho giáo và phát triển tư tưởng đó theo hướng lấy lợi ích từ việc đề cao nhân dân, dân tộc làm gốc. Dấy quân khởi nghĩa vì thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt bọn giặc tàn bạo, đem lại cuộc sống yên vui cho nhân dân (yên dân), đó là việc làm "nhân nghĩa". Như vậy, người đọc nhận thấy, đây là một bước phát triển vượt bậc về mặt nhận thức của Nguyễn Trãi về đất nước: đất nước gắn liền với nhân dân. Nếu trước đây, khi nhắc tới đất nước là thường gắn liền với vua chúa, bảo vệ đất nước là bảo vệ sự cai trị của vua chúa (điều này xuất phát từ quan niệm trung quân ái quốc: Nam quốc sơn hà nam đế cư) thì nay, Nguyễn Trãi lại có một quan niệm hoàn toàn khác: nước gắn liền với dân (dân ở đây là những lớp dân đen, con đỏ, thậm chí là những người khốn cùng trong xã hội, điều này sẽ được Nguyễn Trãi nhắc tới ở đoạn sau). Cho nên yêu nước phải gắn liền với việc yêu dân, yên dân, làm cho nhân dân trong nước được yên bình, cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Và để làm được điều đó thì phải lo trừ bạo ngược, phải đánh giặc, cứu dân, cứu nước: "triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước thương dân. Cái nhân nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng, chống ngoại xâm, diệt tàn bạo, vì độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân" (Phạm Văn Đồng).

Trên cơ sở của lập trường "nhân nghĩa", Nguyễn Trãi đi vào khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt trên các phương diện rất cụ thể, rõ ràng:

 

Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâu,Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ TRiệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.

Trong bản tuyên ngôn lần thứ nhất của dân tộc ta trong bài thơ thần "Nam quốc sơn hà", tác giả cũng đã nêu ra những yếu tố cơ bản để xác định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế riêng, có lãnh thổ riêng, có "sách trời" (thần linh) bảo hộ, công nhận và có đưa ra lời chân lí khẳng định: quân xâm lược sẽ thất bại nếu cứ cố tình xâm phạm tới Đại Cồ Việt. Và đến Nguyễn Trãi, ông đã kế thừa hai yếu tố để khẳng định chủ quyền dân tộc: có hoàng đế và có lãnh thổ riêng biệt. Đồng thời, ông còn bổ sung thêm những yếu tố mới , không dựa vào thần linh (yếu tố siêu nhiên) như trước nữa mà căn cứ vào những sự thật hoàn toàn có thật để làm tăng tính khách quan, chân thực, và thuyết phục cho văn bản. Những yếu tố đó có vai trò quan trọng, khẳng định vị thế vững chắc, tồn tại bất biến với thời gian, năm tháng: đó là đất nước ta có nền văn hiến lâu đời; có cương vực lãnh thổ rõ ràng, riêng biệt; có phong tục tập quán, lối sống riêng; có lịch sử gắn liền với các triều đại phong kiến đã qua; có nhân tài hào kiệt đời nào cũng có. Tất cả những yếu tố này đều được Nguyễn Trãi đặt sánh ngang tầm với Trung Quốc (phương Bắc) cho thấy được sự tự tôn dân tộc mạnh mẽ, đồng thời khẳng định Đại Việt xứng đáng là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, dù bất kì kẻ thù có lớn mạnh tới bao nhiêu thì khi đem dã tâm xâm lược tới đều sẽ bị chuốc lấy bại vong. Vì thế, lời thơ không chỉ là lời khẳng định mà còn là lời thề nguyền quyết tâm sẽ giữa vững nền chủ quyền độc lập dân tộc của nhân dân ta ở thế kỉ XV.

Từ đó, tác giả đi đến những dẫn chứng cụ thể, đầy thuyết phục về sức mạnh của dân tộc ta đã kinh qua nhiều thử thách và lịch sử đã từng ghi lại bao chiến công lừng lẫy của cha ông ta: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bị bắt, Ô Mã bị giết. Chúng ta thấy dẫn chứng được đưa ra một cách dồn dập theo hình thức liệt kê, cho thấy sức thuyết phục càng cao; đồng thời thấy rõ được niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả khi đứng trước những chiến công đó.

Đoạn trích có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập không chỉ bởi nội dung của bài Cáo mà còn bởi sức thuyết phục của nghệ thuật lập luận chặt chẽ, mạch lạc, logic; chứng cứ hùng hồn, lí lẽ sắc bén. Hào khí chiến thắng, niềm tự hào dân tộc như căng tràn trong từng câu chữ, những nhịp điệu tiết tấu của âm biền ngẫu tạo thành một sự cộng hưởng ngân vang, dồn dập, có sức lay động mạnh mẽ tới tình cảm người đọc... Tất cả đã làm nên sức thành công của đoạn trích và toàn bộ tác phẩm, xứng đáng với danh hiệu: áng thiên cổ hùng văn, tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc.

14 tháng 4 2020
Văn mẫu lớp 8

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào? So với bài thơ Nam quốc sơn hà, đâu là những yếu tố kế thừa, đâu là những yếu tố phát triển

Ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.



26. Trong những yếu tố dưới đây yếu tố nào là thời cơ của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức ASEAN?A. Có điều kiện tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu vực.B. Có cơ hội tiếp cận những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của thế giới.C. Có điều kiện tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong khu vực.D. Có điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao với các...
Đọc tiếp

26. Trong những yếu tố dưới đây yếu tố nào là thời cơ của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức ASEAN?

A. Có điều kiện tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu vực.

B. Có cơ hội tiếp cận những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại của thế giới.

C. Có điều kiện tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong khu vực.

D. Có điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.

27. Khi tham gia vào tổ chức ASEAN Việt Nam sẽ phải đối đầu với nguy cơ nào dưới đây?

A. Mất quyền tự chủ về kinh tế.

B. Sự chống phá của các thế lực thù địch.

C. Mất bản sắc dân tộc, do sự hoà tan về văn hoá.

D. Khó xây dựng nền kinh tế công nghệ cao do không đủ tài nguyên.

28. Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu Phi" vì

A. châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy".           

B. có 17 nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.

C. tất cả các nước ở Châu Phi được trao trả độc lập.

D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.

1
24 tháng 10 2021

26D

27C

28B