trình bày đặc điểm các ngành động vật ( cho mình xin đáp án nhanh một chút ạ)
xin cảm ơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Hoạt động thần kinh cấp cao là thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người.
thiếu ý hay sao ấy bạn mik thấy chưa đủ nhưng cảm ơn bạn đã giúp mik nhé
Những ngành thực vật đã học:
*Thực vật bậc thấp (các ngành tảo) -Tảo xoắn: Cơ thể đa bào, có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. -Rong mơ: cơ thể đa bào, có màu nâu, dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu). -Thực vật bậc cao (rễ giả, rễ thật, nghành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín).-Ngành rêu: đã có rễ giả, lá nhỏ, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử và sống ở những nơi ẩm ướt. -Ngành dương xỉ: có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử, sống nhiều nơi. -Ngành hạt trần: có cơ quan sinh dưỡng đã hoàn chỉnh, tuy nhiên sinh sản bằng nón, đã có hạt nhưng hạt nằm ngoài giữa trục nõn và vẩy noãn. -Ngành hạt kín: là ngành thực vật tiến hóa nhất, cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đều phát triển đa dạng, sinh sản bằng hoa - quả - hạt.
Ngành động vật nguyên sinh.
- Kích thước hiển vi và cơ thể chỉ có 1 tế bào.
- Cơ quan dinh dưỡng.
- Hầu hết dinh dưỡng kiểu dị dưỡng.
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi.
Ngành ruột khoang
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
- Sống dị dưỡng.
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo.
- Ruột dạng túi.
- Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai.
Ngành giun dẹp
- Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên.
- Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng.
- Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.
Ngành giun tròn
- Phần lớn sống kí sinh.
- Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu.
- Có vỏ cutin bao bọc, khoang cơ thể chưa chính thức.
- Cơ quan tiêu hóa dạng ống, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.
Ngành giun đốt
- Cơ thể phân đốt, có thể xoang.
- Ống tiêu hóa phân hóa.
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.
- Hô hấp qua da hay mang.
Ngành thân mềm
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giảm.
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
Ngành chân khớp
- Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.
- Các chân phân đốt khớp động.
- Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.
Ngành động vật có xương sống.
Lớp cá
- Có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
- Cá có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn chứa máu đỏ thẫm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt.
Lớp lưỡng cư
- Môi trường sống đa dạng như dưới nước, trên cạn, trên cây, trong đất.
- Da trần, ẩm ướt.
- Di chuyển bằng 4 chi (trừ bộ Lưỡng cư không chân).
- Hô hấp bằng da và phổi.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
- Thụ tinh ngoài, trong môi trường nước.
- Nòng nọc phát triển qua biến thái.
- Là động vật biến nhiệt.
Lớp bò sát
- Da khô, có vảy sừng.
- Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai.
- Chi yếu, có vuốt sắc.
- Thở hoàn toàn bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn.
- Có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách ngăn hụt, tạm thời chia tâm thất thành hai, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.
- Là động vật biến nhiệt.
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
- Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.
Lớp chim
- Chim là động vật có xương sống.
- Mình có lông vũ bao phủ.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Có mỏ sừng.
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Là động vật hằng nhiệt.