Thảo luận để thiết kế phiếu phỏng vấn người làm nghề truyền thống theo gợi ý:
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
KẾ HOẠCH TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG
- Tên nghề dự định tìm hiểu: Nghề làm đậu phụ Mơ
- Mục đích tìm hiểu nghề: đây là một nghề truyền thống nổi tiếng ở hà nội, qua đó giúp em học hỏi thêm kiến thứ, mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- Thời gian tìm hiểu: (tự sắp xếp)
- Nội dung tìm hiểu: Ông tổ của nghề làm đậu là ai, nghề này bắt đầu từ bao giờ và cách chế biến công đoạn chế biến như thế nào
- Những hoạt động sẽ tiến hành: Xin phép đến tận nơi để xem cách thực hiện sản phẩm, hỏi về quy trình làm và truyền thống của làng nghề này
- Phân công nhiệm vụ: (tự phân công cho hợp lí)
- Nội dung, hình thức trình bày kết quả: thuyết trình trước lớp và trình chiếu các hình ảnh mình đã lưu lại được…
KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Mục tiêu:
- Giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
- Nâng cao ý thức của người dân
2. Nội dung tuyên truyền
- Trồng cây xanh ở đường làng.
- Tăng cường đi bộ hoặc đi xe đạp.
- Dọn dẹp vệ sinh nơi mình ở
- Bảo vệ cây xanh.
3. Cách thức tuyên truyền
- Phát tờ rơi
- Làm áp phích.
- Giải thích trực tiếp với những người có hành động, việc làm tác động xấu tới bầu khí quyển
4. Phân công nhiệm vụ
- Chia thành các nhóm nhỏ thực hiện nhiệm vụ
- Bầu các trưởng nhóm để đốc thúc, quản lí
5. Thời gian địa điểm thực hiện
- Chiều thứ 7 hàng Bài, địa điểm thực hiện ban đầu là ở tại trường sau đó sẽ lan sang những địa điểm xung quanh
6. Tổng kết, đánh giá hoạt động tuyên truyên.
- Kế hoạch thực hiện tốt,hoàn thành
- Các thành viên nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ
Biết lí do họ vào nghề (duyên với nghề) để hiểu hơn về họ và nghề nghiệp này.
Khó khăn thách thức của họ (từ gia đình, từ vốn liếng thiếu, từ ít kinh nghiệm hoặc không có người hỗ trợ,...)
Yêu cầu về phẩm chất, kĩ năng (ví dụ như tỉ mỉ, có gia truyền,...)
Tình cảm của họ với nghề (yêu nghề nên gắn bó hàng chục năm, hơn nửa thế kỉ,...), tình cảm của họ với sản phẩm làm ra (nên tạo ra các kiệt tác nghệ thuật, được thế giới và người trong nước ghi nhận)
Em chú ý người tuyển dụng có thể là nghệ nhân lão luyện, những yêu cầu cơ bản có thể là sự tỉ mỉ kiên trì và một chút thẩm mĩ,...
- Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề dệt vải, nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…
- Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng: Làm việc tập thể, theo một khuân mẫu, đề cao chất lượng sản phẩm.
- Nghề truyền thống có vai trò đối với người dân và xã hội: là bản sắc văn hóa dân tộc tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, tạo nên làng nghề truyền thống cho dân tộc…
- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống: làm đậu, tráng bánh, đan giỏ
Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những nghề truyền thống ở quê hương mình.
Phiếu thu thập thông tin
- Tên lễ hội: Ném còn (Tung Còn)
- Lễ hội được tổ chức vào dịp Tết nguyên đán – khoảng mùng 10 tháng Giêng
- Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội
- Ý nghĩa: Lễ hội như một lời cầu nguyện mong rằng sẽ có một năm mới tràn đầy niềm vui, những điều may mắn và an lành.
- Điều khiến tôi ấn tượng là lễ hội rất vui và thật nhiều ý nghĩa
- Mong rằng lễ hội sẽ bố trí thêm những chỗ nghỉ ngơi, uống nước cho người dân khi đi tham gia lễ hội.
Bài viết tham khảo – giới thiệu lễ hội đấu vật
Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN TẠI ĐỊA PHƯƠNG
- Tên hoạt động: Áo ấm – bạn đến trường
- Mục tiêu hoạt động: Quyên góp áo ấm vẫn còn dùng tốt cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Thời gian thực hiện: 8h sáng ngày chủ nhật - ở nhà văn hóa thôn
- Địa điểm: ….(các bạn có thể chọn nơi mình biết)
- Các thành thành viên tham gia:
1. Nguyên Văn Quân và...
2. Trần Văn Tuấn và ....
3. Nguyễn Minh Tuyết
- Phân công nhiệm vụ
Khuân vác quần áo ấm
Phát quà
Chuẩn bị đồ vào từng túi nhỏ
- Cách thức thực hiện: Cùng nhau quyên góp và đi xin tài trợ từ những người khác.
- Tổng kết, đánh giá: hoàn thành tốt.
(Ví dụ từ việc phỏng vấn nghề làm đậu Mơ)
PHIẾU PHỎNG VẤN
- Nghề có từ khi nào?
Người xưa truyền lại rằng nghề làm đậu phụ vốn xuất xứ từ làng Mơ – Mai Động, do chính ông tướng Tam Trinh từ thời Hai Bà Trưng sáng chế ra và truyền lại cho dân chúng trong làng, rồi lưu giữ cho đến tận ngày nay.
- Những hoạt động đặc trưng của nghề gì?
Việc chọn đậu tương là giai đoạn quan trọng đầu tiên, đậu tương phải được chọn kỹ, hạt tròn đều, vàng mẩy rồi phơi khô, xay vỡ đôi cho tróc vỏ mới đem ngâm để lấy nước cốt rồi mới cho vào túi vải thô, thưa sợi, vắt bớt chất xơ, lọc ra nước đậu sống đem nấu chín. Đây là khâu quyết định chất lượng của đậu phụ, bởi đậu chín non hay quá lửa đều không đạt chất lượng. Phần nước tinh chất này sau khi chín tới thì được đổ ra chum đất lớn, để nguội bớt rồi hòa với phần nước chua sao cho đậu tương kết tủa thành bánh, có ánh vàng nhạt, người ta vẫn hay gọi là “óc đậu”. Người làm đậu sẽ dùng một chiếc thìa kim loại có dạng hình tròn, đáy lõm vớt “óc đậu” cho vào chiếc khăn xô nhỏ, tiếp đó đặt vào khuôn gỗ. Đậu vào khuôn xong sẽ chuyển sang ép, thời gian cho công đoạn này thường mất khoảng ba mươi phút.
- Những người làm nghề cần có những yêu cầu gì?
Cần phải say mê, yêu nghề, khéo léo và tỉ mỉ
- Những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động khi làm nghề?
Cần phải cần thận khi nấu đậu không để bị phỏng
- Những sản phẩm chủ yếu của nghề là gì?
Sản phẩm chủ yếu là đậu phụ được đóng gói bán dưới nhiều hình thức khác nhau
- Vai trò ý nghĩa của nghề đối với địa phương xã hội?
Là một món ăn truyền thống quen thuộc, tạo việc làm, giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống
- Cô bác anh chị có yêu thích nghề này không?
Tôi rất yêu thích nghề này