hãy viết bài văn tả cảnh sông nước ( sông Hồng)
giúp mình nha mình xin các bạn đấy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mk copy văn mẫu vì mk tả hồ Đắc Di cơ :)) Mong bạn thông cảm nha:
Quê tôi có dòng sông Hồng chảy qua. Nơi đây đã chôn dấu không biết bao nhiêu kỉ niệm của tôi thời bé dại. Đến khi lớn khôn, tôi vẫn chẳng thể nào quên được người bạn hùng vĩ ấy.
Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào vắt ngang đồng bằng Bắc Bộ. Nước sông đỏ như màu gạch non. Hai bên bờ, những bãi mía, nương dâu xanh mướt một màu. Bình thường, dòng sông luôn hiền hoà và lặng lẽ. Chính dòng sông ấy đã nuôi sống cả nhà tôi. Mẹ tôi là người lái đò trên sông đã bao năm mới cảm nhận được con sông, hiểu nó như người bạn. Nhà thơ Tế Hanh có viết:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Con sông của Tê Hanh thật là đẹp, nên thơ. Chính vì vậy mà nhà thơ rât yêu nó. Sông Hồng lại có một vẻ đẹp khác. Chúng tôi coi nó như một người bạn đã chia sẻ. Nhớ những buổi tắm sông, thấy vị phù sa mằn mặn, mát nồng, chúng tôi lại càng yêu sông hơn, cứ muốn vùng vẫy mãi trong làn nước mát. Sồng Hổng đẹp lắm! Cùng một ngày, mà nó có đến ba màu khác nhau. Những màu sắc rất thật của thiên nhiên mà con người khó có thể tạo ra được. Buổi sáng nhờ mặt trời thân thiện chiếu vàng, dòng sông như được khoác thêm một chiếc áo choàng lung linh, dát bạc lên trên lớp áo đỏ gạch. Trưa đến, những hạt nắng thi nhau xuống tắm làm cho con sông ánh lên màu nắng vàng hoe. Chiều về, khi ánh mặt trời dần dần dịu lại, sông lại trở về lớp áo giản dị thường ngày, là nơi để trẻ con vui đùa, các bà mẹ vừa nói chuyện vừa giặt quần áo, cảnh sinh hoạt tấp nập, đông vui, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng cười khanh khách của lũ trẻ. Buổi tối bên sông, tôi thường rủ các bạn thả đèn hoa. Dòng sông lúc này được ánh trăng chiếu vào, rực rỡ, lung linh kì ảo như khoác chiếc áo vàng lóng lánh. Chúng tôi chạy đến bờ sông, thả những chiếc đèn bằng giấy màu xuống. Đẹp quá! Sáng quá!
Sông Hồng thơ mộng là vậy nhưng khi mùa lũ lụt đến, nó thay đổi hẳn. Tôi còn nhớ như in cái lần ấy, khi tôi chạy ra vui đùa với con sông mà không biết mùa lũ đã tới. Tôi bỗng thấy nước sông sôi sùng sục, tung bọt đỏ ngầu, giận dữ cuồn cuộn chảy. Tôi sợ hãi chạy về hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Con sông bị phù phép rồi mẹ ạ! Nó hung dữ lắm, khắc hẳn mọi ngày!".
Mẹ cười, xoa đầu tôi, nói rằng:
– Không phải đâu! Đó là lũ lụt! Khi mùa lũ hết, con sông sẽ hiền hoà như xưa.
Tôi đã hiểu rằng đó là hiện tượng thiên nhiên mà con sông lớn nào cũng có. Ngày ngày trôi qua, mùa lũ khép lại, con sông lại trở về như xưa, dòng nước phù sa đi tưới tắm cho bao miệt vườn cây trái. Tôi không còn sợ mỗi khi con sông "thay đổi" nữa, mà tôi cảm thấy tự hào vì đó là nét hùng vĩ của con sông quê tôi.
Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi. Sông gắn bó với tuổi thơ tôi và cả khi tôi trưởng thành. Mỗi lần về thăm quê, tôi lại cùng bọn trẻ thả đèn giấy trôi sông. Mặt sông lại ánh lên như chào mừng tôi trở vể với mảnh đất quê hương yêu dấu.
Mk copy văn mẫu vì mk tả hồ Đắc Di cơ :)) Mong các bạn thông cảm nha:
Quê tôi có dòng sông Hồng chảy qua. Nơi đây đã chôn dấu không biết bao nhiêu kỉ niệm của tôi thời bé dại. Đến khi lớn khôn, tôi vẫn chẳng thể nào quên được người bạn hùng vĩ ấy.
Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào vắt ngang đồng bằng Bắc Bộ. Nước sông đỏ như màu gạch non. Hai bên bờ, những bãi mía, nương dâu xanh mướt một màu. Bình thường, dòng sông luôn hiền hoà và lặng lẽ. Chính dòng sông ấy đã nuôi sống cả nhà tôi. Mẹ tôi là người lái đò trên sông đã bao năm mới cảm nhận được con sông, hiểu nó như người bạn. Nhà thơ Tế Hanh có viết:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Con sông của Tê Hanh thật là đẹp, nên thơ. Chính vì vậy mà nhà thơ rât yêu nó. Sông Hồng lại có một vẻ đẹp khác. Chúng tôi coi nó như một người bạn đã chia sẻ. Nhớ những buổi tắm sông, thấy vị phù sa mằn mặn, mát nồng, chúng tôi lại càng yêu sông hơn, cứ muốn vùng vẫy mãi trong làn nước mát. Sồng Hổng đẹp lắm! Cùng một ngày, mà nó có đến ba màu khác nhau. Những màu sắc rất thật của thiên nhiên mà con người khó có thể tạo ra được. Buổi sáng nhờ mặt trời thân thiện chiếu vàng, dòng sông như được khoác thêm một chiếc áo choàng lung linh, dát bạc lên trên lớp áo đỏ gạch. Trưa đến, những hạt nắng thi nhau xuống tắm làm cho con sông ánh lên màu nắng vàng hoe. Chiều về, khi ánh mặt trời dần dần dịu lại, sông lại trở về lớp áo giản dị thường ngày, là nơi để trẻ con vui đùa, các bà mẹ vừa nói chuyện vừa giặt quần áo, cảnh sinh hoạt tấp nập, đông vui, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng cười khanh khách của lũ trẻ. Buổi tối bên sông, tôi thường rủ các bạn thả đèn hoa. Dòng sông lúc này được ánh trăng chiếu vào, rực rỡ, lung linh kì ảo như khoác chiếc áo vàng lóng lánh. Chúng tôi chạy đến bờ sông, thả những chiếc đèn bằng giấy màu xuống. Đẹp quá! Sáng quá!
Sông Hồng thơ mộng là vậy nhưng khi mùa lũ lụt đến, nó thay đổi hẳn. Tôi còn nhớ như in cái lần ấy, khi tôi chạy ra vui đùa với con sông mà không biết mùa lũ đã tới. Tôi bỗng thấy nước sông sôi sùng sục, tung bọt đỏ ngầu, giận dữ cuồn cuộn chảy. Tôi sợ hãi chạy về hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Con sông bị phù phép rồi mẹ ạ! Nó hung dữ lắm, khắc hẳn mọi ngày!".
Mẹ cười, xoa đầu tôi, nói rằng:
– Không phải đâu! Đó là lũ lụt! Khi mùa lũ hết, con sông sẽ hiền hoà như xưa.
Tôi đã hiểu rằng đó là hiện tượng thiên nhiên mà con sông lớn nào cũng có. Ngày ngày trôi qua, mùa lũ khép lại, con sông lại trở về như xưa, dòng nước phù sa đi tưới tắm cho bao miệt vườn cây trái. Tôi không còn sợ mỗi khi con sông "thay đổi" nữa, mà tôi cảm thấy tự hào vì đó là nét hùng vĩ của con sông quê tôi.
Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi. Sông gắn bó với tuổi thơ tôi và cả khi tôi trưởng thành. Mỗi lần về thăm quê, tôi lại cùng bọn trẻ thả đèn giấy trôi sông. Mặt sông lại ánh lên như chào mừng tôi trở vể với mảnh đất quê hương yêu dấu.
Mình không thể viết được!!!
Cậu nên trang web h nha!!O do co nhieu bai dang nay lam!!!
nha!!!
Bến sông quê hương lúc chiều về.
Chiều về là lúc bến sông quê tôi tấp nập nhất.
Đoàn thuyền chở các bà, các chị từ chợ huyện, chợ tỉnh về cập bến. Các bà các chị được đàn con ùa ra đón. Con lớn đỡ cho mẹ gánh hàng. Con nhỏ vòi mẹ chia quà. Tiếng cười nói rộn ràng cả một khúc sông. Rồi ai về nhà nây. Con thuyền neo vào bến đỗ. Đây cũng là lúc bọn trẻ chăn trâu lùa trâu xuống tắm. Bọn trẻ tắm cho trâu, rồi bọn trẻ giỡn nước. Chúng té nước cho nhau. Chúng chơi trò đánh trận. Một đứa kiếm đâu được trái bóng tròn. Thế là chúng ném bóng cho nhau. Một ý kiến được cả bọn chấp nhận: chơi bóng nước. Chúng chia làm hai phe, chuyền bóng cho nhau. Phe nào chuyền được 6 chuyền là thắng. Phe thua phải cõng phe thắng chạy dọc con sông suốt từ bến tắm đến tận gốc đa. Bến sông quê tôi cứ rộn ràng như vậy cho đến lúc mặt trời lặn phía chân ười mới có chút bình lặng
Gợi ý :
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
Bài làm
Quê hương” – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: “Ừ, chào sông nhé!” vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cũng vội vã trở về “nhà” bơi thật nhanh mà xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh “dòng sông bạc” lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.
Chúc cậu học tốt !!!
Tuổi thơ có lẽ ai cũng ít nhiều lưu giữ cho mình hình ảnh một dòng sông. Dù cho dòng sông ấy chỉ từng chảy hay vẫn đang chảy thì chắc hẳn kỉ niệm sẽ vẫn cứ chảy trôi trong tâm trí. Em cũng có một dòng sông như thế: con sông Hồng quê hương.
Ngày bé ông em thường dặn, đừng chơi men bờ sông, nhưng trưa hè với những trò chơi hấp dẫn cùng lũ bạn làm cho một con bé tinh nghịch quên hết cả những lời dặn dò của ông. Mấy đứa trẻ tụm năm tụm ba ra bờ sông lấy cát chơi trò xây lâu đài, con sông Hồng hiền hòa bồi đắp phù sa cho cả một dải đất ven sông canh tác trù phú. Con sông bắt nguồn từ một vùng sơn nguyên thuộc Trung Quốc, chảy qua một chặng đường dài rồi chảy qua bờ bãi quê em, nước sông đục ngầu phù sa, một màu phù sa nặng tình nặng nghĩa. Đứng từ trên cầu Thăng Long nhìn xuống, con sông cuộn lên những xoáy nước như những xoáy lông trên lưng chú trâu đang cần mẫn trên cánh đồng vậy.
Cũng có những khi dòng sông nổi giận, nước dâng lên cao tràn qua các bãi bồi do cát bồi giữa dòng sông, vậy là các ốc đảo xanh với nào là sậy, là lau, là những ruộng cải hoa vàng… cũng bị dòng nước cuốn đi hết cả; lại phải chờ khi dòng sông nguôi giận mới xanh trở lại.
Nhìn từ cao xuống, con sông như một dải lụa hồng uốn lượn qua những rặng tre xanh, những bờ cát xám rồi chảy đi thật xa về hướng chân trời, mà nơi ấy không biết có những vùng đất và con người nào đang chờ đợi. Dòng sông cứ chảy trôi rồi lại kết thêm bạn mới, rồi người ta lại gửi vào dòng sông những kỉ niệm vui buồn.
Dòng nước chảy cũng giống như thời gian chảy trôi, rồi cũng mang đi những câu chuyện để người ta sẽ nhớ, sẽ thương và không bao giờ trách móc, vì sông vẫn hiền hòa chảy mãi. Em sẽ mang đi trong hành trang cuộc đời một dòng sông quê hương, dòng sông của em nhưng cũng là người bạn lớn của biết bao người hôm nay và cả mai sau.
BÀI VĂN TẢ SÔNG HỒNG
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”
Dòng sông có lẽ là một trong những cảnh đẹp không thể thiếu của những vùng quê, đặc biệt là những vùng quê nông thôn yên bình, để lại nhiều kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Vậy còn dòng sông đi qua thành phố tấp nập và nhộn nhịp thì sao? Mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau, còn với em, dòng sông Hồng chảy qua thành phố lại có một vị trí quan trọng trong trái tim.
Sông Hồng là một con sông dài và rộng. Em từng nghe bố em nói, sông Hồng chảy qua đa phần cấc tỉnh thành miền Bắc nên những tỉnh thành ấy được gọi chung là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Hồng có từ lúc nào và bắt nguồn từ đâu em cũng không biết rõ, chỉ biết rằng đaoạn chảy qua thành phố nơi em sống dài lắm, có lẽ đến vài chục ki – lô – mét, còn chiều rộng của nó, em cũng không thể đoán được, nhưng nó đủ cho tàu thuyền qua lại dễ dàng.
Em nghe cô giáo nói rằng, cái tên sông Hồng là bắt nguồn từ việc nước sông quanh năm đều có màu hồng đào bắt mắt do chứa nhiều phù sa màu mỡ tốt cho đất đai và cây trồng. Hai bên bờ sông không phải là những hàng liễu xanh thẫm rủ bóng xuống như đang làm dáng làm duyên, soi gương chải chuốt mà là con đê dài chạy dọc dòng sông cùng nhà cửa hai bên san sát. Những ngày hè nóng nực mà được ngồi dưới một cái ô lớn, thưởng thức những ly chè được bán trên bờ đê mà khoan khoái cảm nhận những cơn gió mát đang luồn vào mát tóc hay thư thả làm ngắm cảnh tàu thuyền tấp nập đi lại cũng là một trong những cách để đếm thời gian trôi.
Nước sông Hồng không trong vắt như những con sông khác bởi nó có chứa rất nhiều phù sa, hơn nữa mỗi ngày trên dòng sông này đều có rất nhiều tàu thuyền đi lại. Những chiếc tàu chở hàng cao lớn, những chiếc bè gỗ từ thượng nguồn xuôi dòng hay những con thuyền bé hơn là những vật thường thấy trên dòng sông rộng lớn này. Vì vậy, sông Hồng vốn là một con đường vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện cho những tỉnh thành châu thổ sông Hồng.
Vào mùa xuân, nước sông dâng lên đầy ắp, màu nước vào mùa nàu cũng đậm hơn màu nước vào những mùa khác trong năm. Mùa hạ về, mặt sông lại yên bình trôi mang theo những cơn gió nam còn thơm mùa hoa cỏ vào tận trong làng. Mùa thu đến, cảnh sắc hai bên bờ sông lại cành thêm thơ mộng, những cây liễu thả rơi những ‘chiếc thuyền” bằng lá liễu nhỏ xinh xuống làm lay động mặt nước. Mùa đông tràn về, mặt hồ phủ một tầng hơi nước mỏng, chập chờn như đang nhảy múa trên mặt sông, nước sông vào thời điểm đó rất lạnh và buốt.
Sông Hồng có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, nước sông có rất nhiều phù sa màu mỡ giúp cho đất đai và cây trồng luôn luôn xanh tốt tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Không chỉ thế, sông Hồng còn là một con đường giao thông vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện và còn cung cấp cho chúng ta một lượng thủy sản phong phú và cũng bồi đắp và mở rộng vùng đồng bằng màu mỡ.
Em rất yêu con sông Hồng bởi lợi ích mà nó đã đem lại cho người dân cùng vẻ đẹp của dòng sông vào tất cả các thời điểm trong năm. Em sẽ cố gắng bảo vệ môi trường và bảo vệ dòng sông khỏi bị ô nhiễm.
* Cảnh thiên nhiên :
+ Vượt thác : Vừa rất êm đềm thơ mộng: “ thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.
Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: Núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ.
+ Sông nước Cà Mau :
Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.
Kênh rạch chằng chịt.
Chợ liền sông, chợ ngay trên sông.
Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.
* Nghệ thuật miêu tả :
+ Vượt thác : Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.
Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp.
Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.
+ Sông nước Cà Mau : Lời kể theo ngôi thứ nhất.
Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền.
Chỉ khi nào được đi thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn, ta mới thấy và cảm nhận được vẻ đẹp riêng và sự náo nhiệt của nó.
Dòng sông uốn lượn hiền hòa như một người thiếu nữ tuổi thanh xuân. Những chiếc tàu vận tải chở hàng xuống nhập khẩu quan trọng đang tiến về cảng. Những xe lan chở cát, đá chạy ì ạch trên sông. Rồi còn ghe, đò chở khách qua lại trên sông. Buổi trưa nắng gắt, dòng sông mới đẹp làm sao! Mặt nước lặng đi, dòng sông như một tấm gương để những chị mây trắng soi mình xuống dòng nước. Ánh nắng thoáng qua trên vành nón lá của một cô gái miền quê sông nước.Bầu trời dần dần quang đãng hơn, những tia nắng cũng lùi dần đi. Dòng sông trở nên thật êm ả. Ô! Đến bây giờ tôi mới biết rằng dòng sông này cũng mang một màu đỏ đậm phù sa như bao con sông khác. Ở gần bờ, những đứa trẻ đang nô đùa cùng những người dân, kẻ giặt giũ người lấy nước, làm đục ngầu cả một đoạn sông. Tiếng cười nói chen lẫn tiếng động cơ tàu thật vui nhộn. Ngồi trên tàu, tôi có thể cảm nhận được dường như không khí trong lành của dòng sông đã xua tan sự ngột ngạt của phố thị. Nổi bật trên sông là những đám lục bình điểm xuyết những bông hoa màu tím dịu.
Những cánh hoa và nõn đọt của loài cây dại này có thể chế biến được những món ăn rất ngon. Dòng sông từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân thành phố.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
Trả lời:
- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...
- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người
Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.
Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):
1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?
2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?
4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.
Trả lời:
1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.
3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.
- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.
4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.
5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.
Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):
1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?
3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?
5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?
6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
Trả lời:
1.Chế độ ăn uống:
- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…
- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.
2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:
- Đội nón (mũ) khi ra nắng.
- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.
- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.
3.Trời lạnh cần:
- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.
- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.
4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.
6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.
Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?
Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.
Trả lời:
- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.
- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.
Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:
- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
- “Rét run cầm cập”.
Trả lời:
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.
Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.
- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?
Trả lời:
- Đi nắng cần đội mũ nón.
- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
- Khi trời nóng không nên lao động nặng.
- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.
- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.
Trả lời:
Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:
1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau
a) Tắm ngay khi người đang nóng nực. | |
b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh. | |
c) Hạ nhiệt một cách từ từ. | |
d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa. | |
x | e) Gồm c và d. |
2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau
a) Mặc thật nhiều quần áo. | |
b) Mặc đủ ấm. | |
c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng. | |
x | d) Gồm b và c. |
e) Gồm a và c. |
NOT VIETNAMESE YES MATH
Xin lỗi mik rất muốn giúp bn nhưng văn mik dài lắm