K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2021

Khi con tu hú

1. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về Tố Hữu, một nhà thơ dành cả sự nghiệp và cuộc đời hiến dâng cho Cách mạng

- Nhận định chung về “Khi con tu hú”: “là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng” (Sổ tay Ngữ văn 8)

2. Thân bài

a. Cảnh đất trời vào hè

- Cảnh đất trời vào hè với nhiều âm thanh:

+ Tiếng chim tu hú

+ Tiếng ve ngân

+ Tiếng sáo diều

⇒ Âm thanh rộn rã, tươi vui

- Bên cạnh đó có nhiều màu sắc

+ Vàng: Bắp, lúa

+ Xanh: Trời

+ Hồng: nắng

⇒ Màu sắc tươi tắn, rực rỡ

- Nhiều hương vị:

+ Vị lúa chín

+ Vị ngọt của trái cây

⇒ Những hương vị hết sức ngọt ngào tinh khiết

- Không gian đất trời cao rộng, cánh diều chao liêng ⇒ Sự khoáng đạt đầy tự do

⇒ Kết hợp biện pháp tu từ cùng với những tính từ, từ láy ⇒ bức tranh trong tâm tưởng về mùa hè tươi đẹp của người chiến sĩ trong cảnh tù đày

b. Người tù cách mạng khao khát tự do, đau khổ vì bị giam cầm

- Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”

- Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”,

⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng

⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)

3. Kết bài

- Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng

Tức cảnh Pác Bó

 

1. Mở bài

- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, chúng ta nhắc đến Người không phải chỉ với tư cách của một người đem đến ánh sáng độc lập, mà còn ngưỡng vọng Người trong vai trò là một nhà thơ, một người nghệ sĩ

- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ khắc họa bức chân dung lạc quan của người nghệ sĩ ấy

2. Thân bài

a. Câu thơ đầu (câu khai)

- Câu thơ 7 chữ khắc họa rõ cuộc sống sinh hoạt thường nhật của vị lãnh tụ:

+ Nơi ở: trong hang

+ Nơi làm việc: suối

+ Thời gian: sáng- tối

+ Hoạt động: ra- vào

⇒ Sử dụng các cặp từ trái nghĩa, nhịp thơ linh hoạt, diễm tả lối sống đều đặn, quy củ của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng

b. Câu tiếp (câu thừa)

- Câu thơ làm ta hiểu rõ hơn về cách ăn uống của Bác với những đồ ăn giản dị, đặc trưng của núi rừng: cháo bẹ, rau măng

+ Cháo nấu từ ngô, rau măng thì lấy từ cây măng rừng, của trúc tre trên rừng

+ Những thức ăn giản dị hằng ngày, mộc mạc, đơn sơ, dân dã ⇒ sự gian nan vất vả

⇒ Bác vẫn trong tư thế sẵn sàng, bất chấp khó khăn, gian khổ để đạt được mục đích là giải phóng dân tộc

c. Câu thứ ba (câu chuyển)

- Điều kiện làm việc: bàn đá chông chênh ⇒ Khó khăn, thiếu thốn

- Công việc Bác làm: dịch sử Đảng ⇒ Công việc vĩ đại, quan trọng

⇒ Phép đối làm nổi bật lên sự khó khăn, Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào

d. Câu cuối (câu hợp)

- Cuộc đời cách mạng được nhấn mạnh, Bác hoạt động cách mạng, một công việc không hề dễ dàng và đơn giản, đặc biệt trong hoàn cảnh gian khổ như vậy, thế mà người nghệ sĩ, chiến sĩ vẫn cảm thấy “sang”:

+ “Sang”- sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy thoải mái, sang trong và vui thích

+ Chữ “sang” thể hiện niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của Bác

⇒ Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống ⇒ đây chính là nhãn tự của bài thơ (từ quan trọng thể hiện, nổi bật chủ đề cả bài) và cũng chính là của cuộc đời Bác

3. Kết bài

- Khái quát những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của văn bản

- Bài học về tinh thần lạc quan của Bác đối với mỗi người

Ngắm trăng

 

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu bài thơ.

Tập thơ "Nhật kí trong tù" được ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, khi bác bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và bị giải tới giải lui 30 nhà giam trong 13 huyện của tỉnh. Trong đó, bài thơ "Ngắm trăng" tiêu biểu cho tình yêu thiên nhiên và toát lên tinh thần ung dung của Bác trong hoàn cảnh tù đầy.

2. Thân bài

a) Hai câu đầu

Câu thơ đầu giới thiệu hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: trong tù không có rượu cũng chẳng có hoa. Câu thơ không có hàm ý phàn nàn về sự thiếu thốn trong tù đầy bởi chẳng có nhà tù nào lại nhân đạo đến mức đem rượu và hoa đến cho người tù thưởng thức và ngắm trăng. Bác nói đến rượu và hoa ở đây như một nhu cầu của thi nhân. Các thi nhân xưa thường uống rượu trước hoa mà thưởng trăng trong lúc tâm hồn thư thái như Nguyễn Trãi viết:

"Đêm thu hớp nguyệt nghiêng chén"

còn Bác lại ngắm trăng trong tù, không có rượu và hoa nên câu thơ có ý nuối tiếc, vì không có rượu và hoa để cuộc thưởng trăng được mười phần viên mãn. Nhắc đến rượu và hoa trong hoàn cảnh tù đầy còn cho thấy cái tự do nội tại, sự thư thái và ung dung của Bác.

Câu hai là sự bối rối, xốn xang của Bác trước đêm trăng đẹp:

"Đối thử lương tiêu nại nhược hà"

Mặc dù không có rượu và hoa để thưởng trăng nhưng Người vẫn không thể cầm lòng trước cảnh đẹp đêm trăng và cảm hứng thi sĩ vẫn bốc cao, vẫn khao khát được thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng.

b) Hai câu sau

Người đã thả hồn ra ngoài song sắt của nhà tù để tự do chiêm ngưỡng vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời. Giữa người và trăng có cái song sắt nhà tù vậy mà Người vẫn giao hòa với vầng trăng. Đây là một cuộc vượt ngục về tinh thần hết sức ngoạn mục của Bác.

Còn vầng trăng cũng như vượt qua song sắt của nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ. Hai câu thơ tạo thành những cặp đối rất chỉnh trong từng câu và giữa hai câu: "nhân- nguyệt, minh nguyệt- thi gia" làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa vầng trăng như có gương mặt, ánh mắt, tâm hồn cùng phép đối đã cho thấy với Bác Hồ, trăng hết sức gắn bó thân thiết và trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do lãng mạn. Ở giữa hai đối cực đó là song sắt của nhà tù. Nhưng với cuộc thưởng trăng này, song sắt của nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa. Đọc hai câu thơ, ta cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, ghẻ lở, muỗi rệp..., bất chấp cái song sắt thô bạo của nhà tù để tìm đến "đối diện đàm tâm" với vầng trăng tri kỉ.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ

Bài thơ "Ngắm trăng" vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên sâu sắc, mạnh mẽ - môth biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ của Bác, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại. Vì vậy, có thể nói đằng sau những câu thơ là một tinh thần thép vượt lên trên tất cả.

5 tháng 3 2023

Nội dung tư tưởng: Tình yêu thiên nhiên đất nước lớn lao, vượt qua cảnh ngục tù của người chiến sĩ mang tâm hồn thi sĩ.

21 tháng 3 2021

Nhớ rừng: Biểu cảm (gián tiếp)

Ông đồ: Biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự.

Quê hương: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả

Khi con tu hú: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả

Tức cảnh Pác Bó: Biểu cảm kết hợp tự sự 

Ngắm trăng: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả

Đi đường: Biểu cảm kết hợp miêu tả 

Chiếu dời đô: Nghị luận 

Hịch tướng sĩ: Nghị luận

Nước Đại Việt ta: Nghị luận

Bàn luận về phép học: Nghị luận