K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2021

Khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn. Của những mầm non vươn mình, của sự vật thiên nhiên thay đổi xung quanh ta. Mỗi khoảnh khắc của mùa xuân đẹp tuyệt vời biết mấy.

3 tháng 4 2021

Miêu tả khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn

a. Biện pháp tu từ nhân hoá " tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng". 

Tác dụng: 

- Khiến hình ảnh chồi bọn trở nên sinh động có hồn như một con người. 

- Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

Biện pháp so sánh " buổi chiều nhẹ như tơ vương" 

Tác dụng: 

- Gây ấn tượng với người đọc về hình ảnh buổi chiều. 

-  Khiến người đọc muốn trân trọng buổi chiều hôm ấy. 

b. Biện pháp ẩn dụ "trăm năm đành lỗi hẹn hò" 

Tác dụng:  

- Gây ấn tượng với người đọc

- Cho thấy nỗi xót xa của cặp đôi không thể đến với nhau. 

c. Điệp cấu trúc "Mồ hôi đổ xuống..." 

Tác dụng: 

- Gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Cho thấy sự vất vả của người nông dân. Để có được đồng ruộng màu mỡ, khu vườn xanh ngắt họ phải trải qua quá trình lão động vất vả không ngừng nghỉ.

15 tháng 4 2023

Cảm ơn bạn nhiều.

28 tháng 9 2018

Phương thức biểu đạt: miêu tả.

3 tháng 1 2018

Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức...

Điệp ngữ: “mưa mùa xuân”

Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mưa mùa xuân đã mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên các nhánh lá mầm non. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

chào ( ^_^)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Gió thổi các ngọn khói bay trên tầng ống khói nhà máy. Gió toả hơi mát của dòng suối ra khắp bờ cây. Gió đưa mùi thơm của hoa vườn tràn ra đồng cỏ. Bà mẹ ra hiên gọi con về ăn cơm, gió đưa tiếng gọi vang ra xa ngoài cánh đồng, đến tận tai em bé ngồi trên lưng trâu. Gió thổi bay phấp phới hai dải mũ bác thuỷ thủ, gió ngừng một chút để bác thuỷ thủ châm lửa vào điếu thuốc, rồi lại lồng lộn thổi tiếp. Bác thuỷ thủ kéo lá cờ lên đỉnh cột buồm, gió thổi lá cờ phần phật. Khắp mặt biển vang lên tiếng còi, tiếng chuông, tiếng xích nhổ neo, tiếng reo hò. Gió rộng lớn thổi khắp bầu trời mặt đất, nhưng vẫn không quên quay tít cái chong chóng nhỏ sặc sỡ trên tay em bé. Em bé vừa chạy vừa reo lên: “Gió! Gió! Gió mát quá!”

        “A, tên mình đây rồi! - Cô Gió thầm nghĩ - Mình đã tìm thấy tên rồi!”

Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển. Cô lại cất tiếng hát:
Tôi là ngọn gió
                 Ở khắp mọi nơi
                 Công việc của tôi
                 Không bao giờ nghỉ…
Cô không có dáng hình, nhưng điều đó chẳng sao, hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác. Dù không trông thấy cô, người ta nhận ra cô ngay và gọi tên cô: Gió!
                                        (Trích “Cô gió mất tên” – Xuân Quỳnh)
 Câu 1: Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
 Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:
“Cô Gió cất tiếng chào ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền lướt nhanh trên mặt biển.”
Câu 3: Tại sao dù không trông thấy cô Gió, người ta vẫn nhận ra cô ngay và gọi tên cô: “Gió” ?
Câu 4: Qua văn bản đọc hiểu, em hãy rút ra thông điệp cho bản thân. Lí giải.

2

Tham khảo:

Câu 1: Ngôi kể thứ 3

Câu 2:

Nhân hóa: Cô Gió

Liệt kê: ngọn khói, những bông hoa, những lá cờ, chào những cái chong chóng đang quay và chào những cánh buồm đang căng mở trên sóng lớn, những con thuyền

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh về sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của thế giới xung quanh và cho thấy được sứ mệnh, sự gắn bó của gió với mọi sự vật trong đời sống

Tình cảm nâng niu, trân trọng, yêu quý của tác giả dành cho gió, hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt, tự do

Câu 3:

Vì hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác

Câu 4:

Bài học, thông điệp cho bản thân em sau khi đọc văn bản đó chính là việc nhận ra giá trị, ý nghĩa của bản thân mình. Dáng hình, giá trị của bản thân ta nằm phần nhiều, tồn tại mãi mãi ở điều ta làm cho người khác, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người xung quanh ta. Sự mất đi của một cái tên không có nghĩa là ta biến mất hay ta không có giá trị. Mà hơn cả, ta đã cống hiến, ta đã cho đi để tô điểm cuộc đời này. 

7 tháng 4 2022

Tham khảo

Câu 1:Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi kể thứ 3

Câu 2:Biện pháp tu từ trong câu văn là nhân hóa và liệt kê:

Tác dụng:

 Làm cho câu văn nổi bật có sự phong phú, đa dạng của khung cảnh thiên nhiên qua con mắt của tác giả.

Thể hiện được tình cảm yêu quý của tác giả đối với cảnh vật đất trời nơi đây. 

Câu 3:

Vì hình dáng của cô là ở người khác, ở sự có ích cho người khác, ở niềm vui của người khác

Câu 4:

Em rút ra được thông điệp cho bản thân là:

 Dáng hình, giá trị của bản thân ta nằm phần nhiều, tồn tại mãi mãi ở điều ta làm cho người khác, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho người xung quanh ta.

 

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 3 2019

Đoạn văn đã sử dụng phép nhân hóa và từ láy, từ tượng hình tượng thanh để diễn tả sinh động mưa xuân. Đây không chỉ là đặc trưng mà còn là vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân.

5 tháng 5 2020

1. Đối tượng miêu tả: mưa xuân.

Trình tự miêu tả: trình tự thời gian

2. Biện pháp nhân hóa cho thấy mưa có những đặc điểm hình dáng, tính cách như con người.

3.Mưa xuân mang đến những sức sống mới cho cuộc sống.

Bài 1. Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:       Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.      Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang  mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:

       Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

      Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang  mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi  người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

                                                                                           (Ngữ văn 8, kì I)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Xác định thể loại văn bản.

Câu 2: Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản chứa đoạn văn trên.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 4: “… những cái kì diệu em đã trông thấy” được nói tới trong đoạn trích trên là những điều gì?

Câu 5: Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, nhà văn muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì?

Câu 6:  Cảm nghĩ của em về hình ảnh cô bé bán diêm bằng một đoạn văn quy nạp có khoảng 12 câu. Trong đoạn có sử dụng  câu ghép, từ tượng hình (gạch chân, chỉ rõ).

Câu 7: Theo em nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm và nguyên nhân nào là chủ yếu?

0