Viết đoạn văn thuyết minh về giá trị ý nghĩa của bà nà hills, giúp mik với ạ, mik đang cần gấp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk:
Từ ngã tư thị xã Đồng Xoài, du khách đi theo Quốc lộ 741 hướng Phước Long chừng 50 km sẽ đến núi Bà Rá. Núi Bà Rá cao 732 m, thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Ngọn núi được đồng bào dân tộc S’tiêng gọi với cái tên thành kính là “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi thần”.
Đường lên đỉnh Bà Rá trước đây rất hiểm trở, len lỏi qua những khu rừng nguyên sinh dày đặc, dốc đá cheo leo. Bây giờ, đường đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Từ đồi Bằng Lăng, du khách leo khoảng hơn 1.760 bậc tam cấp là lên đến đỉnh. Dọc đường lên núi. Tham quan khung cảnh trên đỉnh Bà Rá sẽ cho du khách cảm giác lâng lâng với nhiều ấn tượng khó quên.
Núi Bà Rá cách thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long khoảng 5 km. Xe khách, xe máy có thể chạy lên đồi Bằng Lăng nằm ở khoảng 1/3 độ cao so với đỉnh Bà Rá. Đường trải nhựa, quanh co khá dốc, hai bên là rừng rậm, thỉnh thoảng có những lạch nước nhỏ chảy tràn qua lộ… Tại đồi Bằng Lăng, dựa vào vách núi có một nhà bia tưởng niệm trang trọng, ghi công các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh.
Núi Bà Rá trong chiến tranh là căn cứ cách mạng, là chiến trường vô cùng ác liệt. Năm 1925, Pháp cho xây tại chân núi Bà Rá một nhà tù lớn để giam cầm chính trị phạm. Bên sườn núi phía tây là nơi đội công tác cách mạng núi Bà Rá từng bám trụ và gây nhiều nỗi kinh hoàng cho địch. Vào lúc 18 giờ ngày 2-1-1974, quân cách mạng đã đánh chiếm núi Bà Rá và sau đó giải phóng thị xã Phước Long vào ngày 6-1-1975.
Nếu du khách thích khám phá và có sức khỏe thì nên đi bộ theo những lối mòn lên núi. Leo núi Bà Rá sẽ cho bạn nhiều cảm xúc và sự hưng phấn. Nên khởi hành lên núi từ 9 giờ sáng, lúc ấy sương mù đã tan, du khách có thể thưởng thức được toàn cảnh quan chung quanh ngọn núi kỳ vĩ này. Từ nhà bia đi lên núi chừng 30 m có một cây bằng lăng cổ thụ cao gần 50 m, chiều rộng chừng 10 người ôm chưa giáp tay, tàng lá xanh um, dáng vẻ thâm nghiêm.
Để leo núi và có thể nghỉ đêm trên đỉnh Bà Rá, du khách nên trang bị gọn nhẹ với giày vải đi rừng, áo gió và ba lô đựng những vật dụng cá nhân cần thiết cho một chuyến du khảo. Lương thực có thể mang theo như bánh mì, mì gói, thịt cá hộp, nước suối… Nếu không thích leo núi, du khách có thể lên đỉnh bằng cáp treo (được đưa vào sử dụng từ tháng 3-2010). Ngồi trên ca-bin cáp treo ngắm không gian bao la dưới chân núi cũng là cảm giác vô cùng thú vị.
Bây giờ, đường nên núi Bà Rá đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Dọc đường lên núi, cảnh vật hoang sơ, lãng mạn với những rừng trúc, lồ ô xen kẽ với bằng lăng, sao, dầu lông và rừng cây bụi như mua, sim, trâm ổi. Dây leo bò bao phủ, chằng chịt khắp nơi. Thỉnh thoảng du khách nghe được tiếng chim chìa vôi, họa mi, chích chòe hót ríu rít, vang lên tràng dài và tiếng cu rừng gáy vọng phía triền núi xa. Không khí trên núi rất mát mẻ, trong lành.
Đứng trên đỉnh Bà Rá, ta có thể quan sát một khu vực rộng lớn chung quanh bạt ngàn một màu xanh bất tận. Hồ Thác Mơ mênh mông có diện tích trên 12.000 ha như một mặt gương khổng lồ, phẳng lặng và đẹp như tranh vẽ. Đây là nơi cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Thác Mơ hiện đại. Trên đỉnh núi Bà Rá có tháp ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước, cao 48 m. Ở đây còn có Miếu Bà là nơi hành hương, cúng viếng của nhiều khách thập phương. Thời chiến tranh, quân đội Mỹ đã xây dựng trên đỉnh Bà Rá một căn cứ quân sự khá hiện đại, dấu tích bây giờ vẫn còn.
Nếu lên núi vào những đêm có trăng (từ mồng 10 đến 20 âm lịch), du khách sẽ thấy mình như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh với trăng ngàn, gió núi đẹp hoang sơ và lãng mạn. Khi trời tối hẳn, du khách có thể cùng bạn bè ra sân trước Miếu Bà ngồi trên những tảng đá, ngắm nhìn vầng trăng huyền ảo cùng những ánh đèn lung linh của thị trấn Thác Mơ dưới chân núi. Và, lửa trại được đốt lên, với một cây đàn ghi-ta, bạn đã có thể trải lòng hòa mình với thiên nhiên, bè bạn…
Tham khảo:
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng, to lớn của công nghệ trong cuộc sống, nó không chỉ làm cho người nông dân đỡ vất vả hơn mà còn tạo ra những giống cây mới cho năng suất và chất lượng cao hơn. Một trong những giống cây được cải tạo năng suất đáng kể đó chính là cây lúa nước.
Cây lúa là loại lương thực vô cùng phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người Việt Nam. Nó gắn bó với người dân ta từ lâu đời, là thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày và cũng là cây lương thực xuất khẩu hàng đầu của nước nhà. Lúa nước là loại cây thân cỏ, ưa nước, gieo trồng trên đất phù sa và có nhiều giống loại khác nhau. Chu kì sinh trưởng của chúng trung bình là bốn tháng, không quá dài nên bà con nông dân có thể tranh thủ thâm canh hai vụ một năm để tăng năng suất.
Một cây lúa nước trưởng thành trung bình có độ cao 80cm, toàn thân màu xanh và rỗng hoàn toàn ở bên trong. Lá lúa dài, hình lưỡi liềm nhỏ bao quanh thân lúa. Rễ cây thuộc loại rễ chùm nên không cắm quá sâu xuống đất điều này đòi đất phù sa phải đủ màu mỡ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Từ ngọn của cây lúa, đến thời điểm chín muồi sẽ trổ bông rồi nặng dần xuống thành hạt. Hạt lúa mọc thành chùm, khi còn non thì mềm mại, có màu xanh thoảng hơi sữa còn được người dân gọi là đòng đòng, khi già nó chuyển thành màu vàng, nặng dần và chúi đầu xuống phía dưới. Khi bấm vào hạt lúa thấy cứng và các hạt tròn, mẩy đều như nhau màu vàng ươm thì cũng là lúc lúa được thu hoạch.
Để có được những hạt lúa căng tròn người ta mang những hạt thóc giống được tuyển chọn kĩ càng đi ngâm trong nước ấm và ủ thóc trong thời gian thích hợp. Sau khi hạt thóc nảy mẩm đủ tiêu chuẩn, ta mang chúng đi gieo xuống những luống đất được chuẩn bị sẵn từ trước. Sau khoảng một tháng, từ những hạt mầm đó sẽ nảy nở thành những cây mạ xanh mướt, tuy nhiên chúng lại ở rất sát nhau nên không thể sinh trưởng thật tốt. Lúc này, người nông dân nhổ những cây mạ đó lên và đem đi cấy xuống những mảnh ruộng phù sa nhiều nước được làm đất kĩ. Độ cao của cây mạ thích hợp để cấy dài khoảng một gang tay người lớn. Người ta cầm bó mạ và lấy khoảng 4 - 8 cây, tùy tay người cấy cắm xuống ruộng đất phù sa thẳng hàng ngang và dọc, mỗi khóm cách nhau trung bình từ 20 - 30cm. Cây lúa non sẽ thích nghi dần với mảnh đất mới và hút phù sa từ đó để lớn lên, phát triển thành cây lúa và ra bông. Mỗi hạt lúa mang trong mình một giọt sữa thơm tho, tinh túy của trời đất, giọt sữa ấy đông đặc lại dần trở thành những hạt gạo. Khi những hạt lúa trở nên chắc chắn (bấm tay vào cứng và khó vỡ), vỏ bên ngoài màu vàng ươm thì cũng là lúc người nông dân thu hoạch.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cây lúa nước trong đời sống từ xưa đến nay. Nó không chỉ là nguồn lương thực nuôi sống chúng ta mà còn làm nên nền kinh tế nước nhà. Cho dù mai sau đất nước có phát triển hiện đại như thế nào nhưng cây lúa nước vẫn mãi giữ vị trí quan trọng trong lòng mỗi người dân.
Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.
Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
I. Mở bài: giới thiệu về cái phích nước(bình thủy
Một vật dụng mà nhà nào cũng có để giữ nhiệt cho nước đó là acsi phích nước. phích nước có vai trò rất quan trọng trong mỗi gai đình, chúng ta cùng đi tìm hiểu về công dụng và thành phân của cái phích nước.
II. Thân bài: thuyết minh về cái phích nước(bình thủy
1. Nguồn gốc của phích nước:
- Phích nước được nhà vật lý học Sir James Dewar phát minh vào năm 1892
- Đây là sản phẩm dược cải tiến nhờ thùng chức nhiệt của Mewton
- Vào năm 1904, chiếc phích nước còn xuất hiện đầu tiên ở Đức
- Hiện nay phích nước có nhiều loại và kiểu dáng, mẫu mã khác nhau
2. Cấu tạo của phích nước:
- Vỏ phích nước được làm bằng nhựa và được trang trí nhiều màu sắc và hình thù khác nhau
- Thân phích được làm bằng nhựa
- Quai phích cho chất liệu cùng với vỏ phích, có một số phích có quai khác với vỏ phích
- Tay cầm được gắn vào cổ phích được làm bằng nhựa
- Nút phích được làm bằng chất liệu giữ nhiệt
- Ruột phích được làm bằng thủy tinh có tráng thủy sẽ giữ nhiệt độ cho nước.
3. Cách bảo quản phích nước:
- Cần rửa sạch phích khi lần đầu tiên sử dụng phích
- Khi mới mua về cần ngâm nước ấm trong phịchs 30 phút
- Chất giữ nhiệt trong phích rất độc nếu ruột phích bị vỡ chính vì thế ta nên cẩn thận
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phích nước
- Đây là một đồ vật có giá trị sử dụng cao của mỗi gia đình
- Hãy bảo quản phích nước cẩn thận
Mở bài
Phích nước là một đồ dùng thông dụng. Phích có thể giữ nhiệt từ 90 - 80 độ trong 1 ngày
Mỗi gia đình đều có ít nhất một cái phích nước
Thân bài
Cấu tạo bên ngoài gồm:
+Vỏ phích được làm bằng sắt hoặc nhựa trang trí đẹp mắt có tác dụng bảo vệ ruột phích
+Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa
+Nắp phích được làm bằng bấc (li- e) hoặc bằng nhựa
+Quai xách bằng nhôm hoặc bằng nhựa
Cấu tạo bên trong:
+ Ruột phích được cấu tạo bởi 2 lớp thủy tinh, ở giữa là lớp chân không. Lòng phích tráng bạc có tác dụng ngăn sự truyền nhiệt ra ngoài.
+ Những chiếc phích tốt có thể giũ nước nóng cả ngày rất tiện dụng.
Cách sử dụng: ruột phích là bộ phận quan trọng nhất cho nên khi mua phải chọn thật kĩ. Phích khi mới mua về không nên đổ nước soi vào ngay vì đang lạnh sẽ bị vỡ nứt. Muốn giữ nước nóng được lâu thì không nên đổ đầy nước mà phải chừa một khoảng trống để cách nhiệt
Cách bảo quản: mỗi buổi sáng đổ hết nước cũ ra, tráng qua nước sach một lần cho hết cặn đọng trong lòng phích rồi mới rót nước sôi vào và đậy nắp thật chặt
Nên để phích tránh xa tầm tay trẻ em để không gây nguy hiểm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phích khác nhau, giá thành từ 200 đến 500 ngàn một chiếc
Kết bài
Phích nước là vật dung quen thuộc và cần thiết cho mọi nhà
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mĩ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.
Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.
Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.
BÀI LÀM
Cuối thế kỉ XIX ( 30 năm cuối thế kỷ 19), mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản tại các nước tư bản Âu – Mỹ ngày càng trở nên sâu sắc. Thời gian làm việc của công nhân thì dài mà lương thì ít, điều kiện việc làm thì hết sức tồi tàn. Vì vậy, để chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh. Vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh. Tiếp theo là tới đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm; hơn nữa trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn giúp cho việc đấu tranh trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Nhưng cũng vì vậy mà nó để lại rất nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn: đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng
Tham khảo
nguồn: hoidap247
Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào. Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người. Câu tục ngữ cũng kkhuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi! Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.
Bạn tham khảo nhé !!
Mỗi khi nhắc đến thế giới loài hoa, thật khó có thể quên được loài hoa hồng kiêu sa, kiều diễm - loài hoa vốn được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”. Đi sâu tìm hiểu về loài hoa này, chúng ta thấy có thật nhiều điều thú vị!
Hoa hồng vốn có nguồn gốc từ xứ sở Ba Tư xa xôi. Từ đất nước Ả-rập thần bí này, hoa hồng đến với khắp các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, có lẽ chưa có mảnh đất nào có bóng con người mà hoa hồng chưa đặt chân đến. Nhưng nổi tiếng nhất, có thể nhắc đến hoa hồng của những đất nước Bun-ga-ri. Một nhà thơ Việt nam đã từng thốt lên:
Hoa hồng Bun-ga-ri. Ôi! Loài hoa diệu kì!
Có lẽ chính vẻ đẹp và những ý nghĩa thiêng liêng của hoa hồng đã tạo nên sức hút diệu kì thu hút và chinh phục hàng triệu trái tim con người.
Hoa hồng thuộc giống thân cỏ và có rất nhiều loài. Có loài thân leo, có loài thân thẳng. Có loài không gai, có loài có gai. Tuy nhiên, phổ biếntiếp từ thân cây. Lá hoa thường có ba nhánh hình bầu dục, viền có răng cưa. Ngoài ra, trên thân cây thường có gai sắc, nhọn. Tuy nhiên, cũng có loài được lai ghép nên thân trơn nhẵn khiến người ôm hoa không sợ bị gai đâm. Nụ hoa được đặt trang trọng trên đỉnh của thân cây. Dưới nụ hoa xanh tươi còn có đài hoa nâng đỡ. Đủ ngày đủ tháng, nụ hoa bung nở hàng chục cánh hoa mềm mịn đan xếp vào nhau kiêu sa, quyến rũ. Cánh hoa hồng cũng có hình bầu dục, to hơn xu đồng tiền, cánh hoa rất mịn (“mịn như nhung”, nên có loài hoa hồng tên gọi là hồng nhung) và êm nhẹ. Đặc biệt, cánh hoa hồng thường có rất nhiều màu: màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam... Với mỗi màu lại có những sắc độ khác nhau: đỏ tươi, huyết dụ, đỏ nhung,...
Hoa có rất nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày. Điều dễ thấy là hoa hồng được dùng để làm cảnh trong nhiều gia đình. Chúng ta trồng hoa hồng trong vườn nhà, chúng ta cắm hoa hồng trong lọ, chúng ta tặng nhau những đoá hoa hồng... Sở dĩ hoa hồng thường được trao tặng nhau một cách trang trọng như thế bởi hoa hồng có nhiều ý nghĩa. Hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu cháy bỏng, nồng nàn. Hoa hồng vàng thể hiện tình bạn cao quý, chân thành. Hoa hồng cam thể hiện sự thành đạt, hiển vinh... Số lượng hoa hồng trong mỗi đoá cũng mang những ý nghĩa nhất định thể hiện suy nghĩ của người tặng, đặc biệt là đối với những đoá hồng đỏ. Không chỉ dùng để làm đẹp, hoa hồng còn rất nhiều tác dụng khác. Từ cánh hoa hồng, nhiều quốc gia đã chiết xuất tinh dầu tạo nên những nền công nghiệp nước hoa khổng lồ như Bun-ga-ri, Pháp,... Cũng từ hoa hồng, dân gian ta chế ra những bài thuốc chữa nhiều bệnh thông thường: cảm, đau bụng,...
Có nhiều tác dụng như vậy nhưng hoa hồng không hề khó tính chút nào. Hoa có thể nở bốn mùa trong năm để dâng hương sắc cho cuộc đời đầy ý nghĩa này. Ở nước ta, hoa hồng đẹp nổi tiếng nhất là hoa hổng của cao nguyên Đà Lạt. Từ Đà Lạt, hoa hồng chẳng những đi khắp mọi nẻo đường đất nước mà hoa còn đến với bạn bè khắp năm châu.
Biết về hoa hồng như vậy, mỗi khi cầm bông hồng trên tay, chúng ta hãy biết trân trọng và yêu quý bông hồng bạn nhé!
học tốt
Tham khảo ở đây:
https://scr.vn/thuyet-minh-ve-ba-na-hill.html