K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

Sao băng hay sao sa, sao đổi ngôi là sự bốc cháy của các thiên thạch hay vẩn thạch khi bay vào bầu khi quyển của Trái Đất với tốc độ khoảng 100.000km/h.

15 tháng 3 2021

Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng). Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh ra các sóng xung kích (shock wave) do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa.

12 tháng 1 2021

- Khi bay vào bầu khí quyển của Trái Đất thì những khối đá này sẽ cọ xát với bầu khí quyển làm những khối đá này bị nóng chảy và phát sáng => Xuất hiện hiện tượng "sao băng"

- Có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng thành nhiệt năng

 

khi chúng đi vào trong đầu khí quyển,các khối đá sẽ va vào bầu khí quyển làm các khối đã bị nóng chảy và sẽ phát sáng.sẽ sinh ra hiện tượng sao băng.

vậy ta có các sự chuyển hóa năng lượng từ động năng⇒nhiệt năng.

 

3 tháng 12 2016

Mưa sao băng hầu như xuất hiện vào những thời điểm giống nhau trong một nắm. nguyên nhân là do các "hạt bụi" vũ trụ phân bố theo quỹ đạo hình elip và quay quanh Mặt Trời theo chu kì nhất định. Nếu quỹ đạo Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của một "đám bụi" vũ trụ nào đó thì ít nhất mỗi năm vào đúng thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ một lần xuyên qua lớp bụi vũ trụ đó và xảy ra hiện tượng mưa sao băng trong thời gian đó!!!!

vuivuivui

3 tháng 12 2016

Sao băng còn gọi là sao sa hay sao đổi ngôi (ảnh Lorenzo Lovato)

Sao băng ( còn được gọi là sao sa hay sao đổi ngôi ) là sự bốc cháy của các vật thể nhỏ (thiên thạch ) của vũ trụ khi chúng bay vào khí quyển trái đất. Các vật thể này chuyển động với vận tốc rất nhanh đã nén không khí ở phía trước khiến chúng đạt đến nhiệt độ rất cao và bốc cháy.

Chỉ có những thiên thạch tương đối lớn mới có khả năng xuống tói mặt đất, còn lại hầu hết đều bị cháy hoàn toàn trong bầu khí quyển của trái đất. Khi các thiên thạch va vào Trái đất chúng để lại vết tích rất rõ rang, và độ ảnh hưởng phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng và vận tốc chuyển động của thiên thạch.hihi

29 tháng 4 2020

Sao băng còn được gọi là sao sa hay là sao đổi ngôi là sự bốc cháy của các thiên thạch hay vẩn thạch khi bay vào bầu khi quyển của Trái Đất hoặc là các thiên thể khác có bầu khí quyển.Những vật thể này được di chuyển với tốc độ rất cao khoảng 100.000km/h nhanh nén với không khí ở phía trước( có nhiều người nghĩ đó là ma xát nhưng thực chất ở tầng cao của khí quyển mật độ không khí rất loãng nên sẽ không đủ lớn để làm nóng và phát sáng được các thiên thạch) nó sinh ra các sóng xung kích (shock wave) do nó “va chạm” với các “hạt” của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng.Những thiên thạch có kích thước lớn sẽ tạo ra một vệt dài và phần đầu rất sáng được gọi là Quả cầu lửa (fire ball).Fire ball thực sự là 1 hiện tượng lí thú trong thiên văn quan sát.

Có rất ít thiên thạch có thể bị rơi xuống trái đất vì chúng có kích thước và khổi lượng nhỏ chỉ bằng viên đá cuội nên sẽ bị thiêu cháy hết trên đường xuống trái đất hoặc là chúng chỉ có tốc độ rất cao lực hút của Trái Đất không đủ lớn nên chúng chỉ bay xoẹt qua bầu khi quyển trái đất má thôi. Nhưng một khi kích thước chúng đủ lớn để rơi được xuống mặt đất thì tạo ra một vụ va chạm rất lớn. Nhưng bạn hãy yên tâm vì mỗi năm chỉ có khoảng 150 vụ mà thiên thạch rơi xuống trái đất và kích thước của nó có thể làm hại con người là rất hiếm.

29 tháng 4 2020

hợp lý 

23 tháng 3 2022

Khi di chuyển,áo sẽ bị cọ sát với cơ thể ta . Khi bị cọ sát, nó sẽ bị nhiễn điện . Khi chúng ta cởi áo ra , chúng ta sẽ cọ sát nó 1 lần nữa và sinh ra tia lửa điện. Các chớp sáng li ti đó chính là tia lửa điện

8 tháng 1 2021

Nước muối có nhiệt độ đông đặc nhỏ hơn nước thường nên khi rắc muối trên các con đường có tuyết thì do nhiệt độ đông đặc của muối giảm xuống nên nước muối không thể đông đặc được, do đo, làm tan băng tuyết trên đường.

Cái này có thể giải thích theo hiện tượng ưu trương nhược trương như trong môn sinh học ko chị nhỉ? Bởi muối hút nước và ẩm rất tốt nên em nghĩ cũng thể giải thích theo cách này hmm

Vì khi rắc muối trên các con đường có tuyết thì nhiệt độ đông đặc của muối giảm xuống tạo thành dung dịch nước muối - sẽ làm giảm nhiệt độ đông đặc của nước xuống dưới 0°C, do đó làm tan băng tuyết trên đường.

15 tháng 3 2021

Các phân tử của không khí và băng phiến có khoảng cách nên chúng hòa lẫn vào nhau nhưng vì đóng tủ nên các phân tử của băng phiến có thể ra ngoài rất ít, chúng a không ngửi thấy được. Khi mở tủ ra thì chúng lại hòa lẫn với không khí bên ngoài nên ta thấy có mùi thơm

15 tháng 3 2021

Các phân tử của không khí và băng phiến có khoảng cách nên chúng hòa lẫn vào nhau nhưng vì đóng tủ nên các phân tử của băng phiến có thể ra ngoài rất ít, chúng a không ngửi thấy được. Khi mở tủ ra thì chúng lại hòa lẫn với không khí bên ngoài nên ta thấy có mùi thơm

D
datcoder
CTVVIP
31 tháng 10 2023

- Vào ban đêm nhìn lên bầu trời, mỗi đêm khác nhau em nhìn thấy hình dạng của Mặt Trăng khác nhau: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, không Trăng, …

- Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau vì mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

22 tháng 11 2017

Mặc dù hơi amôniac nhẹ hơn không khí nhưng các phân tử amôniac luôn chuyển động không ngừng theo mọi hướng và giữa các phân tử không khí có khoảng cách nên các phân tử amôniac sẽ len vào các khoảng đó và lan ra mọi nơi trong ống nghiệm, sẽ có những phân tử amôniac chạm vào băng giấy đã được nhúng phênolphtalêin, mà hơi amôniac là bazơ nên làm cho băng thấm phênolphtalêin ngả sang màu hồng.