K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2021

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

       Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.

       Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:

"Có đi đường mới biết đường đi khó,

       Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".

       Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

       Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

 Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi...".

(Người đi tìm hình của nước)

       Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.

       Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:

"Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

       Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.

       "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:

"Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tổng lao".

"Xử thế từ xưa không phải dễ,

Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".

(Đường đời hiểm trở)

       Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ haha 

7 tháng 3 2021

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

       Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.

       Hai câu đầu trong bài thơ chữ Hán có nghĩa là:

"Có đi đường mới biết đường đi khó,

       Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác".

       Câu thứ nhất nêu lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm sống ở đời, đó là chuyện đi đường và bài học đi đường khó. Với nhà thơ, con đường được nói tới còn là con đường cách mạng vô cùng nguy hiểm: "Là gươm kề tận cổ, súng kề tai - Là thân sống chỉ coi còn một nửa" ("Trâng trối - Tố Hữu). Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp ngữ "trùng san" đã làm nổi bật khó khăn, thử thách chồng chất, người đi đường luôn luôn đối diện với bao gian khổ. Câu thơ chữ Hán không hề có chữ "cao"', dịch giả đã thêm vào, người đọc thơ cần biết:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

       Hai câu thơ đầu về mặt văn chương chữ nghĩa không có gì mới. Ý niệm: "hành lộ nan" đã xuất hiện trong cổ văn hơn nghìn năm về trước. Thế nhưng vần thơ Hồ Chí Minh hay và sâu sắc ở tính nghiệm sinh; nó cho thấy trải nghiệm của một con người "ba mươi năm ấy chân không nghỉ" (Tố Hữu), để tìm đường cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy đã vượt qua đâu chỉ có "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mà còn đầy phong ba bão táp, trải dài trải rộng khắp bốn biển năm châu:

"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể

 Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi...".

(Người đi tìm hình của nước)

       Người xưa có nhắc: "Đọc sách người ấy, đọc thơ người ấy, phải biết con người ấy" là thế.

       Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót (cao phong hậu) thì muôn dặm nước non (vạn lí dư đồ) thu cả vào tầm mắt:

"Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

       Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn. Chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Câu thơ Hồ Chí Minh hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học "Đi đường" thật là vô giá đối với bất cứ ai.

       "Nhật kí trong tù" có nhiều bài thơ viết về đề tài "đi đường" như "Thế lộ nan", "Tẩu lộ", "Lộ thượng",... Đó là những vần thơ giàu chất trí tuệ, mang ý vị triết lí, được đúc kết từ máu và nước mắt:

"Núi cao gặp hổ mà vô sự,

Đường phẳng gặp người bị tổng lao".

"Xử thế từ xưa không phải dễ,

Mà nay, xứ thế khó khăn hơn".

(Đường đời hiểm trở)

       Bài thơ "Đi đường" cho ta bài học về đường đời nhiều khó khăn nguy hiểm, bài học về quyết tâm, vượt khó, vươn lên giành thắng lợi trên con đường đời. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải một trăm năm đi đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập. Bài thơ "Đi đường" trở thành hành trang cho mỗi chúng ta sức mạnh để vươn lên thực hiện ước mơ của mình.

22 tháng 11 2021

 C1

Hai câu thơ đầu
* Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: "Đoạt sáo... Hàm Tử quan" (Chương Dương... quân thù)
- "đoạt sáo", "cầm Hồ": Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, dồn dập như mệnh lệnh trong quân đội
- Phép liệt kê hai trận thắng, hai địa danh vinh quang
=> Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh

C2

 Hai câu thơ sau
* Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: "Thái bình... giang san" (Thái bình... ngàn thu)
- Nhịp thơ khoan thai như lời nhắn nhủ: Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để mãi vững bền đến nghìn thu
- "thái bình" vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần "tu trí lực" để làm cho "Vạn cổ thử giang san"
=> Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba
=> Bộc lộ niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng

22 tháng 11 2021

Cảm ơi 

Bạn tham khảo :

"Quê hương" là bông hoa đẹp nhất trong vườn "Hoa niên" của Tế Hanh. Thế thơ 8 tiếng, chất thơ trong, giọng thơ đầm, hình tượng thơ khỏe... là ấn tượng sâu sắc của chúng ta khi đọc thi phẩm này.

Tám câu thơ đầu nói về cảnh sắc và sức sống lao động của quê nhà. Ánh sáng của đất trời, ánh sáng của tâm hồn như đã tắm hồng cảnh sắc quê hương. Hai tiếng "làng tôi" đầy mến thương cất lên. Đó là tiếng lòng của đứa con xa nhà nói về đất mẹ quê cha:

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông"

Ca dao, dân ca đã thấm vào hồn thơ Tế Hanh tự bao giờ: "Làng tôi có cây đa to...”, "Làng ta phong cảnh hữu tình...", "Làng ta nghé giã nghề khơi...". Chữ "vốn" dùng rất đắt, cho thấy nghề chài lưới của làng tôi là một nghề truyền thống lâu đời của ông cha truyền lại. Hình ảnh "nước bao vây" gợi lên một vùng quê sông nước bao la. Đó là một làng chài ven biển miền Trung, làng Bình Dương thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Con sông được nhắc đến là sông Trà Bồng "nước gương trong soi tóc những hàng tre".

Sáu câu thơ tiếp theo mở ra một không gian hoành tráng: đoàn thuyền rẽ sóng ra khơi trong ánh hồng rạng đông. Có gió nhưng chỉ là "gió nhẹ". Bầu trời rất "trong", bao la, mênh mông. Một buổi "sớm mai hồng" rất đẹp, cảnh vật "làng tôi" như được tắm trong ánh hồng bình minh tráng lệ. Các tính từ: "trong", "nhẹ", "hồng" đã cho thấy một chuyến ra khơi lí tưởng của bà con làng chài. Nhịp thơ 3/2/3 gợi tả nhịp bước lên đường mạnh mẽ:

"Khi trời trong/ gió nhẹ/ sớm mai hồng

Dân trai tráng/ bơi thuyền/ đi đánh cá"

Những chàng trai trẻ trung, cường tráng của làng chài dã hăm hở đưa thuyền ra khơi. Chính họ đã đem sức lao động và tinh thần dũng cảm đi chinh phục biển khơi, đem lại sự ấm no, giàu có và hạnh phúc của quê hương.

Ở nơi chân trời xa xôi, nhà thơ đang sống lại, đang dõi theo nhịp sống của quê hương đã in sâu vào tâm hồn, máu thịt mình. Con thuyền, mái chèo, cánh buồm là hình bóng quê hương, là sức sống của quê hương.

Con tuấn mã là con ngựa tơ, ngựa đẹp, ngựa hay. Con thuyền được so sánh với con tuấn mã là một hình đẹp. Chữ "hăng" đã làm nổi bật khí thế hăng hái, sôi nổi của đoàn thuyền đánh cá buổi lên đường. Mái chèo như những lưỡi kiếm to, dài, sắc bén từ cánh tay của đoàn trai tráng đang chém xuống, đang "phăng" xuống dòng sông, đẩy con thuyền vượt trường giang đầy khẩn trương, hối hả:

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,

Phăng mái chèo, vội vã vượt trường giang".

Cánh buồm của đoàn thuyền rất to như che rợp một góc trời:

"Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

"Mảnh hồn làng" là một hình ảnh trừu tượng thể hiện sức sống tiềm tàng, sức sống lao động bền bỉ, dẻo dai và lâu đời của một miền quê. Cánh buồm to, được so sánh với mảnh hồn làng rất độc đáo, sáng tạo, biểu lộ niềm tự hào sâu sắc đối với quê hương. Qua các động từ: "rướn", "thâu góp" (bao la thâu góp) đã góp phần tô đậm khí thế ra khơi đánh cá vô cùng hào hứng, mạnh mẽ. Những cánh buồm nâu qua năm tháng dãi dầu mưa nắng biển khơi mà trở thành "chiếc buồm vôi" có "thân trắng" dẻo dai, can trường.

Đoạn thơ cho thấy một hồn thơ trẻ trung, phơi phới. Cách dùng từ chuẩn xác, tinh luyện. Hình tượng thơ về cảnh rạng đông, về chiếc thuyền, mái chèo, cánh buồm rất đẹp và sáng tạo, đã làm nổi bật sức sống của làng chài và tình yêu quê hương thiết tha, mặn nồng. Và ta càng thêm thấm thìa:

"Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi"...

 

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Tham khảo về 2 đoạn thơ đầu :

Dưới ngòi bút của nhà văn Tế Hạnh ,bài thơ Quê hương đã đem lại cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương của mình,đặc biệt là hai đoạn thơ đầu.Tác giả đã vẽ ra hình ảnh bức tranh thiên nhiên với những con người lương thiện và vui vẻ.Những con người ở đây vốn làm nghề đánh cá,họ đã quen thuộc khi thấy mùi cá tánh,mặc lên mình bộ quần áo phải xắn cáo gấu quần.Vị trí của ngôi làng bao bọc bởi sông nước,mùi nước biển thân thuộc,nó đã tạo nên một sự giản dị,mộc mạc .Đoạn tiếp theo diễn ra vào buổi sớm mai với bầu trời trong trẻo ,êm đẹp và cao rộng.Thời tiết thuận lợi để đi bắt cá.Hình ảnh con người ở đây khoẻ khắn  và vạm vỡ vỡ khiến người đoc cảm thấy thư thái,có lẽ họ tưởng tượng ra những chiếc thuyền như con tuấn mã,và tôi cũng vậy.Bài thơ khơi dậy cho tôi điều hay ý đẹp,cần phải biết trân trọng quê hương của mình và những gì thuộc về nó .

#H

Link : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về 2 đoạn thơ đầu của bài thơ quê hương. mn giúp mk với ạ.Mai mk nộp rùi.T_T câu hỏi 1576651 - hoidap247.com

27 tháng 9 2021

Nhà thơ giúp em cảm nhận được trái đất là một tài sản vô cùng quý giá của mọi người. Trái đất được tác giả so sánh với quả bóng xanh bay giữa trời xanh. Trái đất luôn ấm áp tiếng chim gù và hình ảnh cánh chim hải âu bay trên sóng biển. Điều đó cho ta thấy trái đất của chúng ta được bình yên trong sáng. Đó là biểu tượng của cuộc sống thanh bình của mọi người trên đất nước chúng ta.

4 tháng 2 2023

Bạn đưa luôn câu thơ để nhận hỗ trợ nhé.

19 tháng 12 2017

Chuyện ở lớp

TÔ HÀ

Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hoa không thuộc bài
Sáng nay cô giáo gọi
Đứng dậy đỏ bừng tai.

Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hùng cứ trêu con
Bạn Mai tay đã mực
Còn bôi bẩn ra bàn.

Vuốt tóc con, mẹ bảo:
- Thôi đừng kể đâu đâu
Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào?...

Lời bình của Phạm Văn Tuấn:

Những bài thơ thành công viết cho thiếu nhi thường có hai dạng: khi viết về thiên nhiên và thế giới chung quanh mình buộc tác giả phải có sự quan sát tinh tế phát hiện những chi tiết thơ giàu hình ảnh với trường liên tưởng ảo hóa chắp thêm cho các em trí tưởng tượng phong phú; cách thứ hai là viết về các mối quan hệ xã hội gần gũi thân thiết như tình cảm: Mẹ con, thầy trò, bà cháu... Ở đây đòi hỏi bài thơ phải có tình huống, nhất là kết thúc tạo ra hiệu quả thẩm mỹ từ ngạc nhiên đến nhận thức. Bài thơ "Chuyện ở lớp" của nhà thơ Tô Hà viết theo kiểu này.

Chuyện thơ rất đơn giản: một em bé về kể lại cho mẹ nghe những chuyện xảy ra ở lớp, cụ thể là những bạn bè của mình. Con mắt trẻ thơ thường có những cách nhìn riêng nghiêng về phía dễ dàng phát hiện ra những thiếu hụt của thế giới chung quanh: một "Bạn Hoa không thuộc bài", một "Bạn Hùng cứ trêu con", một "Bạn Mai tay đã mực/còn bôi bẩn lên bàn".

Những hành vi sinh hoạt ấy thường gieo vào các em những câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Và chỉ có mẹ mới là chỗ dựa tin cậy để trả lời, giải thích các hiện tượng này. Tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, vì thế các em dễ bị dị ứng trước những việc làm chưa tốt của những người chung quanh và cũng có thể dễ bắt chước vì tò mò và tính hiếu thắng.

Bài thơ từ tình huống này đã tạo ra kịch tính chờ đợi câu trả lời của người mẹ. Bình thường, trong cuộc sống có những người mẹ chỉ để tâm giải thích các hiện tượng trên nhưng thật bất ngờ khi:

"Vuốt tóc con, mẹ bảo:
Thôi đừng kể đâu đâu".

Mẹ không muốn đứa con mình chỉ quan tâm những mặt chưa tốt làm cho tâm hồn trong trắng ám ảnh những mặt tối mà khêu gợi hướng thiện tới những mặt tích cực của đời sống khích lệ tính tự tin của con:

"Nói mẹ nghe ở lớp
Con đã ngoan thế nào".

Tâm lý trẻ em thường dễ nhớ nhưng lại chóng quên; khi kể tiếp cho mẹ nghe "Con đã ngoan thế nào" của mình ở lớp thì lập tức em sẽ quên ngay những điều chưa tốt của bạn bè.

Bài thơ ngắn gọn, dung dị theo điệu kể những tình huống bất ngờ được giải quyết không theo sự vận động của đời sống thực muôn hình muôn vẻ, đó chính cũng là giá trị giáo dục thẩm mỹ không phải bằng bài học luân lý thuần túy mà bằng trực cảm sâu sắc của trái tim người mẹ. Trong "Chuyện ở lớp" không có bóng hình cô giáo xuất hiện nhưng vẫn thấp thoáng đâu đó hiện ra nụ cười độ lượng của cô vì mẹ cũng chính là người thầy đầu tiên - trong mẹ có cả bóng hình cô giáo.