K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2021

Tham khảo:

Nguyễn Trãi ( 1380-1442 ) là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử nước nhà, là danh nhân văn hóa thế giới nhưng đồng thời cũng là người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Cha ông là nhà nho nghèo, mẹ thuộc dòng dõi quý tộc nhà Trần. Nguyễn Trãi sớm mồ côi mẹ, thuở nhỏ được sự nuôi dạy cẩn thận của của ông ngoại Trần Nguyên Đán. Ông thi đỗ và làm quan cho nhà Hồ cùng với cha năm 1400. Đến 1407, giặc Minh sang xâm lược, cha bị bắt đưa về Trung Quốc, Nguyễn Trãi cũng theo cha nhưng đến biên giới, nghe lời cha, Nguyễn Trãi quay lại tìm cách rửa nhục cho nước. Ông bị giặc Minh giam lỏng 10 năm ở thành Đông Quan, sau đó trốn thoát được, tìm vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi tiến hành cuộc kháng chiến chống Minh đến toàn thắng năm 1427. Ông tái thiết xây dựng đất nước nhưng bị gian thần ghen ghét, nghi ngờ, không được trọng dụng nhiều. Năm 1439, ông về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”. Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự, giáo dục, tài ba của dân tộc ta. Không chỉ vây, ông còn là cây đại thụ đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông ra đi để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”… Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Các tác phẩm chính luận có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông. Nguyễn Trãi có đóng góp lớn vào việc phát triển chữ Nôm và Việt hóa thơ Đường qua việc sử dụng thuần thục thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Nguyễn Trãi đưa vào thơ những hình ảnh dân dã quen thuộc một cách tự nhiên, tinh tế.Thơ văn ông hội tụ đủ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.

16 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Đối với mỗi học sinh, cây bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập khá quen thuộc, đồng hành cùng chúng ta mỗi ngày đi học. Cây bút bi nhỏ xinh là trợ thủ đắc lực để chúng ta viết, vẽ, ghi chép,..giống như con trâu là trợ thủ ra đồng của người nông dân vậy(Biện pháp so sánh). Hàng ngày, nó vẫn nằm ngay ngắn trong hộp bút của học sinh, được chúng ta sử dụng rất nhiều cả ở nhà, lẫn ở trường. Cây bút bi mà chúng ta dùng ngày nay đã được cải biến khá nhiều so với cây bút bi nguyên thủy của nó. Nguồn gốc của cây bút bi đầu tiên là được sáng chế bởi một nhà báo người Hungary. Động lực của ông là muốn tìm ra một loại bút mà thay thế được loại bút máy thường xuyên bị hỏng và làm bẩn giấy. Sau nhiều thăng trầm và thất bại, ông đã phát minh thành công chiếc bút bi hiện đại và nhận bằng sáng chế Anh quốc vào năm 1938. Nguyên lý hoạt động của cây bút bi là nó có một viên bi nhỏ có thể xoay đầu trong hốc thân bút. Khi viết, viên bi đó xoay tròn dẫn đến kéo mực xuống ngòi và lan mực rất đều và đẹp trên mặt giấy. Ngày nay, hai loại bút bi thông dụng mà chúng ta vẫn hay thấy có đường kính 0,7mm hoặc 0,5mm. Thân bút nhỏ nhắn, dài khoảng 12cm nên cầm rất vừa tay. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng có phần gài để người dùng có thể gài vào vở hoặc túi áo. Ruột bút ở bên trong được gắn với lò xo để ấn khi dùng và đóng khi không dùng đến. Ngòi bút nhỏ, trơn, khi viết ra mực rất đều. Có rất nhiều hãng sản xuất bút bi: Thiên Long, Hồng Hà,... Nhưng chúng ta đều thấy ưu điểm của bút bi là rẻ, nhẹ, mực ra đều, đẹp, viết nhanh, không gây bẩn vở như bút mực hay có thể tẩy dễ dàng như bút chì. Tuy nhiên, khi sử dụng bút bi, chúng ta cần lưu ý xoay đầu bút liên tục nếu phải viết trong thời gian dài liên tục. Nếu không, mực sẽ đọng và gây vón cục mực trên giấy. Dùng xong, đóng nắp rồi cất vào trong hộp. Có như vậy, chiếc bút bi của ta sẽ luôn như mới và dùng được lâu. Nếu không muốn mua nhiều bút, người dùng có thể mua ruột bút để thay khi ruột cũ hết mực. 

GIÚP EM VỚI:(( viết một đoạn văn khoảng 400 chữ kể về trải nghiệm của bản thân. (KHÔNG CHÉP TRÊN MẠNG Ạ) YÊU CẦU: mở bài: -Dùng ngôi thứ nhất để kể (người kể xưng tôi) -Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm Thân bài: -Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh -Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan -Kết hợp kể và tả -Sự việc này nối tiếp với sự việc kia một...
Đọc tiếp

GIÚP EM VỚI:(( viết một đoạn văn khoảng 400 chữ kể về trải nghiệm của bản thân. (KHÔNG CHÉP TRÊN MẠNG Ạ) YÊU CẦU: mở bài: -Dùng ngôi thứ nhất để kể (người kể xưng tôi) -Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm Thân bài: -Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh -Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan -Kết hợp kể và tả -Sự việc này nối tiếp với sự việc kia một cách hợp lí Kết bài: -Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân, nêu bài học rút ra. BỐI CẢNH EM CẦN MỌI NGƯỜI VIẾT GIÚP: -nói về sự bướng bỉnh và chủ quan của em khi không chịu nghe lời dặn dò của mẹ rằng không được đi ra ngoài một mình vào buổi trưa. Và kết quả suýt bị kẻ xấu bắt cóc , may mà có chú công an gần đó thấy và ngăn kẻ xấu có ý đồ bắt cóc em lại. GIÚP EM VỚI Ạ, EM ĐANG CẦN GẤP Ạ! EM CÁM ƠN NHIỀU HUHU

0
22 tháng 1 2021

Tham khảo:

Trong ca dao – dân ca, đề tài về cảnh đẹp đất nước chiếm một mảng khá lớn. Mỗi bài là một bức tranh phong cảnh tuyệt với, ẩn chứa lòng tự hào, tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng với quê hương, xứ sở. Bài ca dao nói về cảnh đẹp Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội được lưu truyền rộng rãi và đã trở thành lời ru quen thuộc:

 Gió đưa cành trúc la đà,Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.Mịt mù khói tỏa ngàn sương,Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Hồ Tây xưa kia có tên là hồ Lãng Bạc (tức cái bến có sóng lớn), hay còn gọi là Dâm Đàm (hồ sương mù) vì thường vào lúc sáng sơm và chiều tồi, sương phủ dày trên mặt nước. Vì ở vị trí phía Tây kinh thành nên sau này nó được gọi là Hồ Tây. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái (vùng Bưởi) chuyên nghề làm giấy (vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rồi cán mỏng thành giấy), phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan , thi sĩ nổi tiếng của nước ta.

Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ. Mở đầu là nét chấm phá đơn xơ nhưng sinh động: Gió đưa cành trúc la đà. Làn gió nhẹ sớm mai làm đung đưa cành trúc nặng trĩu sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ. Bức tranh duy nhất chỉ có nét thanh mảnh của cành trúc la đà trên cái nền mông lung mờ ảo của bầu trời và mặt hồ.

Trong câu tiếp theo, các âm thanh hòa quyện vào nhau: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Tiếng chuông ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên. Tiếng gà gáy gợi lên cảm giác quen thuộc nơi thôn dã. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hòa quyện, làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của đất trời lúc đêm tàn, ngày rạng.

Ai đã một lần đến Hồ Tây khi màn sương dày đặc còn bao phủ mặt hồ sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của câu : Mịt mù khói tỏa ngàn sương, để rồi thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trước vẻ đẹp thần tiên ấy.

Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng cuộc sống thì đến câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động bỗng hiện ra rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao.

Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sương mù, tỏa ánh nắng xuống mặt nước, Hồ Tây trở thành một gương mặt khổng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ!

Như vậy là chỉ vẻn vẹn trong bốn câu thơ lục bát mà cảnh đẹp Hồ Tây đã được ngòi bút tài hoa của người xua vẽ thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Ẩn chứa sau từng câu, từng chữ là lòng tự hào, yêu mến tha thiết với quê hương của người dân đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

Trên khắp đất nước Việt Nam ta, ở đâu cũng có những cảnh đẹp làm xao xuyến hồn người. Xứ Lạng ở Đồng Đăng có phố Kì Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Hà Nội với ba sáu phố phường, Hồ Tây, Hồ Gươm, gò Đống Đa, chùa Một Cột... Miền Trung với Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Xứ Huế với vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc của cung điện, đền đài, lăng tẩm, của sông Hương với núi Ngự Bình. Những đêm trăng sáng, tiếng hò ngân dài trên sông nước Hương Giang : Đò từ Đông Ba đò qua đập đá, Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sềnh, Lờ đờ bóng ngả trăng chênh, Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non. Người dân Nam Bộ tự hào với mảnh đất trù phú, mỡ màu bốn mùa hoa thơm trái ngọt, lúa chín vàng đồng: Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó chẳng mong ngày về...

Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khá

Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khác, bài Cảnh đẹp Hồ Tây sẽ sống mãi trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt.

Mỗi một dân tộc, một quốc gia nào trên thế giới đều có những nét đặc trưng riêng về bản sắc và nền văn hoá của mình. Điều đó là một sự tự hào dân tộc. Cũng như Việt Nam ta, một kho tàng về một nền văn minh hình thành rất sớm từ thời cây lúa nước. Tạo ra cho con người Việt cổ đã biết lao động và hình thành cái trục cho sự xuất hiện và hình thành xã hội sau này. Nhưng không chỉ có vậy, rồi từ từ trong cái tiến hoá của con người nói chung người Việt cổ nói riêng, cái tất yếu cũng ra đời (tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, hội hoạ...) sớm xuất hiện và hình thành ngày càng hoàn chỉnh hơn trong đời sống tinh thần của họ. Lúc bấy giời, lẫn lượt trôi dạt mãi đến ngày nay, đúc kết trong cuộc sống và những kinh nghiệm thiết thực trong xã hội và đặc biệt, lưu truyền theo cách truyền miệng từ người này qua người khác. Tục ngữ ca dao đã ra đời.