Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời nhanh và chi tiết giúp mình nhé, mai mình thi rồi!🥰
- Một số thiên tai của nước ta:
+ Lũ lụt
+ Sạt lở đất
+ Hạn hán
+ Bão...
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng:
+ Hiệu ứng nhà kính
+ Biến đổi khí hậu
+ Các tác động của tự nhiên: phun trào núi lửa, cháy rừng,...
+ Lượng khí thải thải ra từ phương tiện giao thông, nhà máy công nghiệp ngày càng gia tăng...
- Các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên:
+ Trồng cây gây rừng
+ Không vứt rác bừa bãi, rác thải nhựa ra môi trường
+ Nghiêm cấm các hành động chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt các động vật quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng
+ Khuyến khích, vận động người dân sử dụng phương tiện công cộng, tái chế, tái sử dụng đồ dùng...
1 Khái niệm: - Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và Xây dựng một gia đình hoà thuận hạnh phúc. ... nhưng phải thực hiện đúng kế hoạch hoá gia đình. - Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
2 Tổng hợp các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân Việt Nam
Tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.Không phân biệt đối xửXây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.Bảo vệ quyền lợi các thành viên.Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp..Tham khảo:
1.Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và Xây dựng một gia đình hoà thuận hạnh phúc. ... nhưng phải thực hiện đúng kế hoạch hoá gia đình. - Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
Cơ sở quan trọng của hôn nhân là tình yêu chân chính
2.Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm 2013: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.”
3.a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Biện pháp :
- Đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thực thi nghiêm minh theo pháp luật trong công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận, chung huyết thống
- Xử lý pháp luật với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn, những người chung,cận huyết thống.
Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất là, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 02-4-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum; nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ đối với việc lãnh đạo triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT; xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.
Thứ hai là, chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch và đề ra biện pháp cụ thể để tập trung thực hiện có hiệu quả Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT vùng DTTS giai đoạn 2015-2025, và Kế hoạch thực hiện đề án của UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 05/10/2015. Hàng năm, bố trí một phần kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho các đơn vị (ngoài nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ) để triển khai các hoạt động của đề án.
Thứ ba là, đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; chú trọng lựa chọn nội dung trọng tâm, biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của đồng bào DTTS, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng phụ nữ, thanh, thiếu niên và vùng có nguy cơ cao về tảo hôn, HNCHT. Chú trọng hình thức tuyên truyền miệng thông qua đội ngũ báo cáo viên các cấp, cán bộ xã, thôn; lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các chương trình thông tin lưu động, sân khấu hóa; hoạt động ngoại khóa trong các trường học, các câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật; xây dựng các phóng sự, tin, bài phản ánh về hậu quả của tảo hôn, HNCHT phát trên hệ thống phát thanh truyền hình, nhất là loa truyền thanh cơ sở; tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội thi tìm hiểu pháp luật và hoạt động tư vấn trợ giúp pháp lý miễn phí tại trung tâm và lưu động đến các điểm dân cư vùng DTTS. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người DTTS, già làng, trưởng thôn, người có uy tín, hòa giải viên, cộng tác viên ở cơ sở trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình ngay từ trong khu dân cư.
Thứ tư là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thực thi nghiêm minh theo pháp luật trong công tác phòng, chống tảo hôn, HNCHT. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối tượng là cán bộ, đảng viên; xử phạt hành chính kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước. Kết hợp và nâng cao hiệu quả giữa công tác chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra, đánh giá, xử lý vi phạm với thi đua khen thưởng, nhân rộng các mô hình hay trong tuyên truyền, vận động, thực hiện tốt công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Ksor H’Nhuên