HELP ME
Thuyết minh về khu du lịch thác đá hàn ở Đồng Nai
( giúp mik vs...)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.
Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tị nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.
Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.
Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.
Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.
Quýt hồng là cây ăn quả đặc sản của huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Đây là giống được trồng tại Lai Vung cách nay trên 40 năm từ một hộ nông dân của xã Long Hậu, do có những đặc điểm nổi trội hơn những loại cây khác nên được duy trì, nhân rộng đến nay.
Được biết, hiện cả khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ có huyện Lai Vung mới có diện tích trồng quýt hồng nhiều và chỉ quýt hồng trồng tại đây mới có màu sắc đẹp và hương vị đậm đà hơn những nơi khác.
Tuy nhiên, theo KS. Huỳnh Văn Tồn, tại huyện Lai Vung không phải tất cả các xã đều trồng được quýt hồng mà chỉ có 4 xã Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và một phần của xã Vĩnh Thới là trồng được loại cây này.. Hiện nay, toàn huyện Lai Vung có khoảng 1.200 ha trồng quýt, trong đó 70% diện tích quýt đang cho trái với năng suất bình quân 30 tấn/ha. Thị trường tiêu thụ quýt hồng Lai Vung rộng khắp cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng tập trung nhiều nhất là ở các chợ vùng châu thổ sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...
Nhờ cây quýt hồng mà nhiều hộ ở huyện Lai Vung có khoản thu nhập ổn định, kinh tế gia đình vươn lên khá - giàu. Những năm gần đây, huyện Lai Vung đã được tỉnh Đồng Tháp chọn 217 nhà vườn, canh tác hơn 100 ha trồng quýt hồng an toàn, kiểu mẫu để xây dựng thương hiệu “Quýt hồng Lai Vung” đạt chuẩn trái cây sạch, an toàn.
Không chỉ nổi tiếng về chất lượng, màu sắc, giá trị sử dụng mà quýt hồng Lai Vung còn có giá trị và hiệu quả kinh tế rất lớn (sản lượng hiện nay khoảng 40.000 tấn/năm tương đương 300 tỷ đồng), là cây ăn quả chủ lực của huyện Lai Vung, hiện nay các nhà vườn đang áp dụng các biện pháp kỹ thuật như IPM, GAP để sản xuất ra hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời cũng là nguồn thu nhập quan trọng của các nhà vườn trong huyện.
Với lợi thế của cây quýt hồng là chín tập trung vào dịp Tết nguyên đán, chất lượng ngon nên tiềm năng về thị trường của quýt hồng còn rất lớn; theo chiến lược phát triển thị trường cho quýt hồng trong thời gian tới là tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thành thương hiệu mạnh, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm quýt hồng đặc sản.
Nhờ xác định được những tiềm năng, lợi thế của cây Quýt hồng trong việc phát triển kinh tế (Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2005 – 2010 đề ra chỉ tiêu đến năm 2010 diện tích Quýt hồng toàn huyện đạt 1.200 ha và đến năm 2015 đạt 1.500 ha); Tỉnh Đồng Tháp đặt ra kế hoạch sản xuất cây quýt hồng trong thời gian tới bằng việc tập trung cải tạo những vườn cây ăn trái không hiệu quả sang trồng cây quýt hồng đồng thời mở rộng thêm diện tích ở những khu vực có điều kiện phát triển được tập trung ở 4 xã Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới .
Hiện tại, các nhà vườn trồng quýt hồng trên địa bàn huyện Lai Vung đã thành lập được hai tổ liên kết sản xuất quýt hồng an toàn theo hướng Việt GAP (Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) với tổng diện tích thực hiện khoảng 20 ha. Mô hình sản xuất này mở ra hướng sản xuất hàng hóa bền vững, bảo đảm quy trình kỹ thuật trong trồng trọt và bảo vệ môi trường, hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.
Lãnh đạo ngành Nông nghiệp huyện Lai Vung chia sẻ: Quýt hồng đã mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình và giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nhàn rỗi ở địa phương. Kể từ khi được Cục SHTT (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và nhờ phát triển theo hướng VietGap, quýt hồng bán rất chạy, mang lại giá trị kinh tế cao.
Đặc biệt, một trong những đóng góp rất quan trọng đối với cơ quan nghiên cứu và phát triển đó là sẽ hình thành được một mạng lưới chuyên gia hoạt động để hỗ trợ, phổ biến và hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện các chính sách về phát triển nhãn hiệu, nâng cao vai trò của sở hữu trí tuệ trên thị trường các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
1. Cấu trúc của khí quyển
Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng :
a) Tầng đối lưu
Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng.
Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 trở xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật... Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ ; mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh ; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước ngưng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao.
b) Tầng bình lưu
Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ôdôn. nhất là ớ độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ôdôn hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
c) Tầng giữa
Tầng khí quyển giữa từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -700C đến - 800C ở đỉnh tầng.
d) Tầng ion (tầng nhiệt)
Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên.
e) Tầng ngoài
Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí hêli vả hiđrô, không khí ở tầng này rất loãng.
2. Các khu du lịch nổi tiếng của nước ta: