K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2021

Tham khảo:

During the last New Year holiday, my parents allowed me to see water puppetry at the Museum of Ethnology. There are a lot of people standing in line to get tickets. Fortunately, my family has a good seat. Water puppetry is the traditional art of the nation. Today, people re-perform the story of Tam Cam with water puppet, very interesting. The artisans are very good at manipulating such a puppet. Voiceover for the character is also very matched, not deviated from the operation. I avidly watched all the repertoire, it was a lot more interesting than watching cartoons, very real. From the characters Tam, aunt stepmother, Cam, goby or Hibiscus are very similar to those described in the original. With smoke and water the story becomes much more thrilling and blurry, very fairy-tale. Everyone was so attentively watching, there was no sound. At the end of the performance, everyone was satisfied and applauded the unremitting ensemble. This is such an interesting performance, I will not forget, I will definitely study well for my parents to see it again.

7 tháng 1 2021

Bằng tiếng Anh nha 

Lần đầu tiên được mẹ đưa đi xem xiếc ở rạp xiếc Thành Phố, em thấy thích thú vô cùng. Mở đầu chương trình là màn biểu diễn vui nhộn của những chú hề mũi đỏ như quả cà chua. Các bạn nhỏ ai cũng lắc lư theo điệu nhạc và tít mắt cười theo từng cử chỉ, hành động của các chú hề. Tiếp sau, có rất nhiều tiếp mục đặc sắc như: khỉ đu dây, chó học toán, sư tử nhảy qua vòng lửa. Nhưng em thích nhất là tiết mục ảo thuật “bồ câu giấy biến thành bồ câu thật”. Khi nhà ảo thuật nhét hai con chim bồ câu giấy vào trong ngăn kéo chiếc hộp, vỗ chiếc hộp một cái, hai con chim bồ câu thật từ trong ngăn kéo bay ra. Cả rạp xiếc tràn ngập tiếng vỗ tay của khán giả. Chương trình kết thúc rồi mà em vẫn còn nuối tiếc mãi. Em thầm cảm ơn mẹ vì món quà ý nghĩa mẹ dành tặng em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi. Em tự hứa sẽ học thật giỏi để ba mẹ vui lòng.

26 tháng 2 2022

lớp 3 hả

6 tháng 2 2022

Tham khảo:

Thứ bảy vừa rồi, bố mẹ đưa em đến rạp xiếc Trung ương để xem những tiết mục ngộ nghĩnh độc đáo.

Buổi biểu diễn thu hút rất nhiều khán giả, các chỗ ngồi đều chật kín người. Mở đầu buổi biểu diễn, người dẫn chương trình xuất hiện gửi lời chào thân ái và lời giới thiệu chương trình tới khán giả. Có rất nhiều những tiết mục hay, hấp dẫn. Nhưng em thích nhất tiết mục ảo thuật cưa đôi người để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Một cô gái rất xinh đẹp bước vào trong hòm gỗ, cô gái ấy tên là Thảo Hiền. Nhà ảo thuật tên là Lê Minh, chú ấy đóng hòm vào rồi dùng một chiếc cưa thật sắc cưa hòm thành ba phần, người của cô gái cũng bị cưa ra. Nhưng thật kì lạ, sau khi ghép cái hòm đó lại nhà ảo thuật phù phép làm cho cô gái trở lại bình thường. Cô duyên dáng bước ra ngoài trong tiếng reo hò và tràng pháo tay giòn giã của khán giả.

Khán giả ra về trong niềm vui phấn khởi, hân hoan. Em rất khâm phục những nghệ sĩ tài tình đã cống hiến những tiết mục vô cùng hấp dẫn cho khán giả.

8 tháng 2 2022

Sáng nay, trường em tổ chức văn nghệ chào xuân 2022. Ở đó có rất nhiều tiết mục văn nghệ hay, nhưng em ấn tượng nhất là tiết mục tốp ca Ngày Tết quê em của các anh chị lớp 5C. Trên sân khấu được trang khí tràn ngập màu sắc mùa xuân, với rèm đỏ, và những chậu mai, đào rực rỡ. Các anh chị mặc những bộ áo dài cách tân màu sắc rực rỡ xếp thành hai nhóm ở hai bên sân khấu. Ở giữa là đội múa phụ họa mặc áo tứ thân, tay cầm những cành hoa nhiều màu sắc. Chỉ cần nhìn thôi, là em đã thấy vui rồi. Khi âm nhạc sôi động vang lên, các anh chị bắt đầu nhún nhảy, chúng em ở dưới cũng hào hứng lắc lư theo. Lời bài hát đã quá quen thuộc, nên chúng em đã cùng nhẩm theo các anh chị trên sân khấu. Tuyệt nhất là các anh chị múa phụ họa, vừa di chuyển theo nhạc, lại còn xếp thành các đội hình đẹp mắt nữa. Cuối tiết mục, mọi người trên sân khấu xếp thành hình chữ S, hai bên là hai câu đối chúc mừng năm mới. Vừa đẹp vừa ý nghĩa. Đối với em, đó chính là tiết mục văn nghệ tuyệt nhất sáng nay.

15 tháng 10 2019

Tham khảo:

During the last New Year holiday, my parents allowed me to see water puppetry at the Museum of Ethnology. There are a lot of people standing in line to get tickets. Fortunately, my family has a good seat. Water puppetry is the traditional art of the nation. Today, people re-perform the story of Tam Cam with water puppet, very interesting. The artisans are very good at manipulating such a puppet. Voiceover for the character is also very matched, not deviated from the operation. I avidly watched all the repertoire, it was a lot more interesting than watching cartoons, very real. From the characters Tam, aunt stepmother, Cam, goby or Hibiscus are very similar to those described in the original. With smoke and water the story becomes much more thrilling and blurry, very fairy-tale. Everyone was so attentively watching, there was no sound. At the end of the performance, everyone was satisfied and applauded the unremitting ensemble. This is such an interesting performance, I will not forget, I will definitely study well for my parents to see it again.

Dịch:

Đợt nghỉ tết dương lịch vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem múa rối nước ở bảo tàng dân tộc học. Ở đây rất đông, mọi người phải xếp hàng mới có thể lấy vé. May mắn là gia đình của em có một chỗ ngồi tốt. Múa rối nước là môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Hôm nay, người ta biểu diễn lại câu chuyện Tấm Cám bằng rối nước, rất thú vị. Các nghệ nhân rất tài giỏi khi điều khiển con rối điêu luyện trên nước như vậy. Lồng tiếng cho nhân vật cũng rất khớp, không hề bị lệch so với hoạt động. Em say sưa xem hết tiết mục, nó còn thú vị hơn rất nhiều so với xem phim hoạt hình, rất chân thực. Từ nhân vật Tấm, dì ghẻ, Cám, cá bống hay Bụt đều rất giống miêu tả trong nguyên bản. Với khói và nước câu chuyện trở nên li kì và mờ ảo hơn nhiều, rất mang cốt cách cổ tích. Mọi người đều rất chăm chú theo dõi, không hề có một tiếng động nào. Kết thúc buổi biểu diễn người nào cũng hài long và vỗ tay khen ngọi đoàn diễn không ngớt. Đây đúng là buổi biểu diễn thú vị, em sẽ không quên, nhất định em sẽ học giỏi để bố mẹ cho đi xem lần nữa.

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 10 2019

Vietnamese water puppetry is a unique folk art. It’s said that ‘Not watching a performance of water puppetry means not visiting Vietnam yet.’ That’s why water puppetry is a must-see show for tourists in Vietnam. Watching this show can help you escape from your busy life and refresh your minds with unforgettable moments.

During the shows, you can only see the puppets and a small folk orchestra of about 7 people; the puppeteers stand behind a curtained backdrop in a pool. All puppets are made of fig wood which goes along well with water. Then they are carved and painted. The themes of the shows are very familiar to Vietnamese people. They focus on the daily life of farmers and common aspects of Vietnamese spiritual life.

Vietnamese water puppetry has been introduced to many countries all over the world and received much love from audiences. Foreigners don’t understand Vietnamese, but they enjoy the shows because the puppets clearly demonstrate Vietnamese life and culture through their actions. Thang Long Water Puppet Theatre on Dinh Tien Hoang Street near Hoan Kiem Lake is the most popular theatre for water puppetry.

Múa rối nước Việt Nam là một nghệ thuật dân gian độc đáo. Người ta nói rằng “Không xem một màn trình diễn mùa rối nước có nghĩa là không đến Việt Nam.” Đó là lý do tại sao múa rối nước là một chương trình không thể thiếu cho các du khách khi đến Việt Nam. Xem chương trình này có thể giúp bạn thoát khỏi cuộc sống bận rộn và làm mới tinh thần của mình với những khoảnh khắc khó quên.

Trong các chương trình, bạn chỉ có thể xem những con rối và một dàn nhạc dân gian nhỏ với khoảng 7 người; những người lính đánh thuê đứng đằng sau một bức tranh trong một cái hồ nước. Tất cả các con rối được làm bằng gỗ sung, loại gỗ rất hợp với nước. Sau đó chúng được khắc và sơn. Các chủ đề của chương trình rất quen thuộc với người Việt Nam. Họ tập trung vào cuộc sống hàng ngày của nông dân và những khía cạnh chung của đời sống tinh thần người dân Việt Nam.

Múa rối nước Việt Nam đã được giới thiệu đến nhiều quốc gia trên thế giới và nhận được nhiều tình cảm từ khán giả. Người nước ngoài không hiểu tiếng Việt, nhưng họ thích các buổi biểu diễn vì những con rối đã thể hiện rõ nét cuộc sống và văn hoá Việt Nam qua hành động của chúng. Nhà hát Múa rối Nước Thăng Long trên đường Đinh Tiên Hoàng gần hồ Hoàn Kiếm là nhà hát múa rối nước nổi tiếng nhất.

9 tháng 10 2023

  Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919 - 2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ. Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. 

     Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ. Theo lịch sử hình thành, tòa nhà đầu tiên của Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915 – 1919. Lần đầu tiên, Bảo tàng mở cửa trưng bày với 160 cổ vật. Việc thu thập những tác phẩm điêu khắc Chăm bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XIX là công lao của những người Pháp yêu ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp. Bảo tàng được mở rộng lần thứ nhất vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để trưng bày thêm những hiện vật mới được thu thập trong những năm 1920, 1930. Hiện, bảo tàng sở hữu hơn 2.000 hiện vật lớn nhỏ; trong đó, có 288 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà bảo tàng, 187 hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1.200 hiện vật lưu giữ trong kho. 

     Tìm hiểu và khám phá Bảo tàng Điêu khắc Chăm, chúng ta như lạc vào một kho tàng văn hóa phong phú, độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng, của Việt Nam, mà còn của cả thế giới. Đến bảo tàng, như thấy lại cả quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Trải qua bao thăng trầm của lịch sự, sự tiếp biến của thời gian, những giá trị về văn hóa, khảo cổ mà Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang trưng bày, lưu giữ, chưa bao giờ thôi hấp dẫn người dân, du khách. Văn hóa, nhìn từ góc độ bảo tàng, là giá trị còn lại vĩnh cửu trước thời gian.

6 tháng 4 2018

Mona Lisa is a 16th century portrait painted with oil paint on a poplar panel in Florence by Leonardo da Vinci during the Renaissance of Italy.
The painting is a half-portrait and represents a woman whose facial expressions are often described as mysterious. The vagueness of the model's expression, the strangeness of the half-face, and the subtlety of formal patterns and illusion are the novelties that contribute to the charm of the image. pictures. Perhaps it was the most famous painting ever stolen and taken back to the Louvre. I it because I see the character in the painting as a mysterious embodiment of feminine eternity
Dịch:
Mona Lisa là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi Leonardo da Vinci trong thời kì Phục Hưng Italia.
Bức tranh là một bức chân dung nửa người và thể hiện một phụ nữ có những nét thể hiện trên khuôn mặt thường được miêu tả là bí ẩn. Sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt, và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào sức mê hoặc của bức tranh. Có lẽ nó là bức tranh nổi tiếng nhất từng bị đánh cắp và được thu hồi về bảo tàng Louvre. tôi thích nó vì tôi thấy nhân vật trong bức tranh như một kiểu hiện thân bí ẩn của nữ tính vĩnh cửu

6 tháng 4 2018

Mona Lisa is a 16th century portrait painted with oil paint on a poplar panel in Florence by Leonardo da Vinci during the Renaissance of Italy.
The painting is a half-portrait and represents a woman whose facial expressions are often described as mysterious. The vagueness of the model's expression, the strangeness of the half-face, and the subtlety of formal patterns and illusion are the novelties that contribute to the charm of the image. pictures. Perhaps it was the most famous painting ever stolen and taken back to the Louvre. I it because I see the character in the painting as a mysterious embodiment of feminine eternity

22 tháng 11 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị giac - xúc giác)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

22 tháng 11 2018

Đó là hình ảnh hành phượng vĩ dưới sân trường em ào một ngày hè tươi sáng. Và có lẽ đây là loài cây gắn bó với em nhiều nhất.Hàng phượng vĩ không biết trồng từ bao giờ ? Bao nhiêu tuổi ? Em đoán rằng hàng cây có từ lâu lắm. Những gốc cây khá to, hai cánh tay người lớn ôm mới xuể. Tán lá xum xuê, một màu xanh thẫm. Những chiếc lá già dang rộng bàn tay đón nắng. Đứng trên tầng hai của đầu dãy phòng học nhìn xuống sân trong hàng cây rõ hẳn. Những tán lá như chiếc ô to tiếp nối che mát cả sân trường. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ rực thắp trong lùm cây xanh thẫm. Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không chỉ một cành mà phượng nở hàng loạt tạo nên một khoảng trời rực đỏ, một khoảng không gian chỉ mỗi màu hoa phượng. Gặp làn gió nhẹ thoảng qua, hoa phương lắc lư như đàn bướm đỏ rập rờn trong vòm lá xanh mơn mởn. Thỉnh thoảng,những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay dưới gốc sân trường. Trên cành cây cao, chim chóc đua nhau chuyền cành, hình như chúng cũng ngợp mắt trước màu hoa phượng. Những chú ve ẩn trong vòm lá kêu ra rả như muốn nói với chúng em rằng: Hè đến rồi, hè đến rồi đấy các bạn ạ!! Lúc ấy lòng em thật bâng khuâng. Có lúc em thầm hỏi: Hàng cây ơi! Các bạn có từ bao giờ mà nay đẹp đến thế? Hoa khẽ gật gù những chiếc râu nhỏ mang theo bao túi phấn, rồi chúng thầm thì trò chuyện cùng em. Phượng vẫn nở, ve vẫn cứ kêu suốt cả ngày hè. Tiếng ve kêu rộn rã như dàn đồng ca mùa hạ.Hình ảnh hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu đã giúp cho em thêm yêu mái trường, thầy cô, bạn bè. Tuy được nghỉ hè, vui thú trên quê hương nhưng em vẫn nhớ mãi hàng cây dưới sân trường. Nơi đó có biết bao nhiêu kỉ niệm thời ấu thơ. Rồi đây, chúng em sẽ lên lớp mới, học trường mới, sẽ xa mái trường cùng hàng cây phượng vĩ thân yêu. Nhưng tất cả sẽ còn mái đối với chúng em, còn mãi với bao thế hệ, chia sẽ ngọt bùi 2 những ngày mới tươi thắm!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Sự hình thành: Múa rối nước vốn thường được biểu diễn trong các buổi hội làng hay các dịp lễ tết, khi bà con đã thu xếp xong việc đồng áng để cùng ra đình góp vui

- Không gian, chất liệu biểu diễn: 

+ Để diễn được trò rối nước, người ta phải dựng lên nhà rối trên mặt ao làng với lối kiến trúc mái chùa cong cong cùng mành tre, cờ phướn, võng lõng, cổng hàng mã, ...

+ Âm thanh và ánh sáng: cần tiếng đàn, tiếng hát, tiếng trống mõ, tiếng kèn sáo và cả những tiếng pháo phụ trợ để thật tròn vai.

Hôm qua, nhân dịp cuối tuần, em được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc ở nhà văn hóa thành phố. Ngay khi mọi người ổn định chỗ ngồi, thì chương trình liền bắt đầu diễn ra. Đầu tiên, hai cô chú dẫn chương trình gửi đến khán giả lời chào thân mật rồi mới giới thiệu chương trình. Các tiết mục vô cùng đa dạng và phong phú. Có những bài hát nhẹ nhàng, lại có những ca khúc sôi động, rộn ràng. Còn có cả tiết mục rap rất mới mẻ nữa. Những ca sĩ, nghệ sĩ trên sân khấu ai cũng mặc thật đẹp, biểu diễn hết mình, đem đến cảm xúc say mê cho khán giả. Trong đó, em thích nhất là tiết mục múa ở giữa chương trình. Mười hai cô gái mặc áo dài trắng, tay cầm chiếc nón lá, múa uyển chuyển, đồng đều trên nền nhạc Bèo dạt mây trôi. Em cứ nhìn theo từng động tác của các chị mà không hề chớp mắt. Khi kết thúc chương trình, lòng em cứ tiếc nuối mãi. Về nhà, em quyết tâm sẽ cố gắng học tập thật tốt để lại được bố mẹ dẫn đi xem ca nhạc một lần nữa.

7 tháng 3 2021

Hôm đó là sáng chủ nhật vui tươi, hớn hở ở rạp xiếc Trung Ương, em được đi xem xiếc cùng Cẩm Tú, Khánh Hòa và Lan Phương. Vừa bước vào rạp, cả bốn chúng em đã lóa mắt vì những ánh đèn bảy sắc cầu vồng hắt vào sân khấu và từ hội trường xuất hiện một nghệ sĩ xiếc. Ba, bốn, năm, sáu trái bóng được tung lên từ tay nghệ sĩ và đó chính là màn mở đầu của chương trình " Ga la xiếc và ảo thuật đầu năm 2012". Buổi biểu diễn có rất nhiều tiết mục đắc sắc như: xiếc thú, ảo thuật, hề, uốn dẻo, đu dây,.......Tiết mục nào cũng đặc sắc nhưng tiết mục nuốt kiếm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em. Vừa nghe tên tiết mục em đã thấy hồi hộp, hấp dẫn rồi. Sau mỗi tiết mục, màn biểu diễn đều có những tiếng nói cười và những tiếng vỗ tay làm bốc cháy cả sân khấu. "Ga la xiếc và ảo thuật đầu năm 2012" là buổi biểu diễn hồi hộp và hấp dẫn nhất mà em từng được xem. Em sẽ chăm chỉ học tập và ngoan ngoãn đề được mẹ cho đi xem buổi biểu diễn hồi hộp tiếp theo.