K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(đây là 1 comment mk thấy trên ytb nhen mn) có một câu chuyện từng buồn đến thế, một người anh mà tôi quen: Năm 2006. Tôi là một đứa nghịch ngợm nhất lớp. .Tôi bị chuyển lớp, tôi học cùng lớp em. . Lần đầu tiên nói chuyện, em nói em tên Hạ. Em cười và nhìn tôi rất lâu. Năm đó tôi và em đều cuối cấp 3. .Tôi biết mẹ em dạy Văn nhưng em lại học tự nhiên, em...
Đọc tiếp

(đây là 1 comment mk thấy trên ytb nhen mn)

có một câu chuyện từng buồn đến thế, một người anh mà tôi quen: Năm 2006. Tôi là một đứa nghịch ngợm nhất lớp. .Tôi bị chuyển lớp, tôi học cùng lớp em. . Lần đầu tiên nói chuyện, em nói em tên Hạ. Em cười và nhìn tôi rất lâu. Năm đó tôi và em đều cuối cấp 3. .Tôi biết mẹ em dạy Văn nhưng em lại học tự nhiên, em muốn làm bác sĩ. .Hôm đó em cãi nhau với mẹ, em muốn làm bác sĩ nhưng mẹ em không cho. Tôi đã trêu em. Em lại cười với tôi. .Mọi người đều ôn thi, em cũng vậy. Em không cười với tôi nữa, em lúc nào cũng học cùng cậu ấy. Tôi bất cần và em cãi nhau với tôi. .Ngày cuối cùng, tôi nói tôi thích em và em khóc. Em nói em cũng thích tôi. .Em đỗ đại học còn tôi bị gia đình bắt đi du học. Mẹ em phản đối vì tôi là một thằng hư đốn. .Hè năm đó, em nói em chờ tôi. .Cũng một buổi tối mùa hè năm sau, em nói em đi tình nguyện. Tôi nghe tiếng mưa, tôi thấy nhớ em. Em nói em nhớ tôi, tôi vui lắm. Tôi trêu em:" Tôi chẳng nhớ em tẹo nào". Em giận, em tắt máy. .Hai hôm rồi em chưa gọi điện cho tôi, tôi nghĩ em giận tôi. Nhưng tôi sẽ không gọi trước cho em vì tình yêu đôi lúc nên giận hờn. .1 tuần sau, em cũng không gọi cho tôi. Tôi rất nhớ em. Bạn tôi gọi điện nói em mất rồi, em bị lũ cuốn khi đang tình nguyện. .Tôi bỏ tất cả về nước, tôi không tìm thấy em nữa. Có lẽ ngày đó là lần cuối tôi gặp em. Em vẫn là cô gái cấp 3 ngày nào. Tôi lao đầu vào học y, tôi muốn viết tiếp giấc mơ của em, cô gái của tôi.Tôi trở thành bác sĩ rồi, còn em em đang ở đâu. Tôi 30 tuổi người ta giới thiệu cho tôi rất nhiều người tôi chỉ nói với họ rằng tôi có rồi cô ấy mới 17 tuổi thôi.

( Nguồn: copy)

4
26 tháng 9 2019

xúc động 😪

26 tháng 9 2019

.

nghe như SE á:((

7 tháng 7 2015

Cho mình mấy **** trong câu trả lời cuối cùng này nào !

7 tháng 7 2015

Cho mình mấy **** trong câu trả lời cuối cùng này nào !

14 tháng 2 2016

Câu 2:

Số bi lấy ra từ bình 1 là:

(40 - 1 x 4) : (3 + 2 + 1) = 6(viên)

Số bi lúc đầu trong 4 bình là:

(6 x 4 + 1) x 4 = 100(viên bi)

 

10 tháng 2 2016

Bác Tiện không làm thợ sơn. Bác Tiện là em rể của bác thợ hàn nên bác Tiện không làm thợ hàn --> Bác Tiện chỉ có thể là thợ da hoặc thợ điện. 
Nếu bác Tiện làm thợ da thì bác Da là thợ điện. Như vậy bác Tiện vừa là em rể của bác thợ tiện vừa là em rể của bác thợ hàn mà vợ bác Tiện chỉ có 2 anh em. Điều này vô lí. 
--> Bác Tiện là thợ điện 
Bác Da và bác thợ sơn là 2 anh em cùng họ nên bác Da không phải là thợ sơn. Theo lập luận trên bác Da không là thợ tiện --> Bác Da là thợ hàn.

Từ "ơ" : thán từ => Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên

Từ :ư" : tình thái từ => Dùng để hỏi.

28 tháng 2 2021

Từ "ơ" trong "Ơ , bác vẽ cháu đấy ư"

=> Thuộc loại thán từ 

=> Bộc lộ cảm xúc

Từ "ư" trong "Ơ , bác vẽ cháu đấy ư"

=> Thuộc loại tình thái từ

=> Dùng để hỏi

7 tháng 11 2016

Thứ nhất là cách ví von tiếng suối trong bài thơ côn sơn ca của Nguyễn Trãi. Nhà thơ ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai:

“Côn Sơn suối chày rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm du dương êm dịu tai. Thật sự tiếng suối ấy nghe thật êm dịu như những tiếng đàn cầm. Trong Côn Sơn âm thanh ấy quả thật quá hay. Cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng đàn cầm. Có thể nói là âm thanh của tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy.

Còn tiếng suối trong thơ Bác lại được ví von như tiếng hát của người con gái từ nơi xa vọng vào:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Tiếng suối kia được nhân hóa như tiếng hát của người con gái nào hát ở đằng xa. Người con gái ấy có giọng hát cao trong vút, tiếng suối ấy thật là làm cho êm dịu lòng người nơi đây. Bác đã sử dụng biện pháp so sánh để từ đó cho thấy âm thanh hay của tiếng suối kia. bác không đơn thuần tả dòng suối với tiếng kêu róc rách.

Điều đó cho thấy con người trở thành thước đo của cái hay cái đẹp đặc biệt là hình ảnh người con gái. Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mời gọi thật sự như một tiếng hát nỉ non trong chốn rừng sâu này.

Như thế qua đây ta thấy được hai nhà thơ hai cách ví von đã đem lại sự phong phú cho việc diễn tả âm thanh của tiếng suối. Cùng một tiếng suối mà có hai cách ví von. Chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như những khúc nhạc hay.

 

14 tháng 11 2016

s mà dài z nek ?

 

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
16 tháng 9 2023

Câu

Nghĩa tường minh

Nghĩa hàm ẩn

a

Thời điểm bắt đầu từ lúc mặc chiếc áo mới chưa thấy có con lợn nào chạy qua

Khoe có chiếc áo mới

b

Thể hiện rõ hình dáng con rắn được miêu tả qua lời kể của nhân vật

Đả kích thói hay nói khoác

Tham khảo:

- Nhân vật "tôi" là một người sĩ diện, thích giả danh tri thức. Rõ ràng mắt không bị gì vẫn cố đi khám rồi đeo kính, uống thuốc. 

- Các ông bác sĩ từ tư nhân đến nhà nước, từ nước ngoài về nước đều khám bệnh một cách giả tạo, không có tâm. Bệnh khám không ra mà phán liều hại bệnh nhân phải khổ sở, vừa tốn tiền vừa tốn thời gian.

- Điều là sự thật là mắt của nhân vật “tôi” không bị làm sao hết; còn điều phóng đại là mỗi lần đi khám, các bác sĩ lại khám ra một loại bệnh mắt của “tôi”, không có một ai khám đúng cả.

13 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và nhận xét

Lời giải chi tiết:

Các bác sĩ trong truyện là những người không có chuyên môn, hành nghề không có tâm. Nhân vật “tôi” là một người ham sĩ diện.

Mắt của nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì hết là thật nhưng lại bị phóng đại thành có bệnh, rồi bệnh này sang bệnh kia. Các ông bác sĩ chê nhau nhưng chính mình cũng khám không ra.