Trình bày nhiệm vụ của hệ thống khởi động.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ diezen (còn gọi là hệ thống nhiên liệu): Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với yêu cầu các chế độ làm việc của động cơ.
- Nguyên lí làm việc: Khi động cơ làm việc, ở kì nạp, không khí được hút qua bầu lọc khí nạp vào xilanh; ở kì nén chỉ có khí trong xilanh bị nén. Nhiên liệu từ thùng nhiên liệu được bơm hút lên, được lọc qua bầu lọc thô, bầu lọc tinh rồi vào bơm cao áp. Tại bơm cao áp nhiên liệu được nén đến áp suất cao. Cuối kì nén, bơm cao áp bơm một lượng nhiên liệu nhất định với áp suất cao vào vòi phun để phun vào xilanh của động cơ. Nhiên liệu hòa trộn với khí nén tạo thành hòa khí rồi tự bốc cháy.
Tham khảo:
Hệ thống khởi động có nhiệm vụ dẫn động trục khuỷu động cơ quay đếm số vòng quay nhất định để động cơ có thẻ tự làm việc. Số vòng quay ban đầu của trục khuỷu để khởi động động cơ đốt trong như sau: động cơ xăng: 40 - 60 vòng/phút: động cơ Diesel: 100 — 120 vòng:phút.
Trong hệ thống truyền lực, có các bộ phận chính sau đây:
- Động cơ: Nhiệm vụ chính của động cơ là chuyển đổi năng lượng từ nguồn năng lượng (như nhiên liệu hoặc điện) thành năng lượng cơ học để tạo ra sức đẩy hoặc vận tốc cho hệ thống.
- Hộp số: Hộp số có nhiệm vụ điều chỉnh và điều tiết công suất và mô-men xoắn từ động cơ đến các bộ phận khác trong hệ thống. Nó cung cấp các tỷ số truyền động khác nhau để tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường sức mạnh.
- Trục truyền động: Trục truyền động là bộ phận dùng để truyền động từ hộp số đến các bộ phận khác như bánh xe, trục khuỷu, hoặc các thiết bị khác. Nó chịu trách nhiệm chuyển đổi và truyền động mô-men xoắn từ động cơ đến các bộ phận khác trong hệ thống.
- Bánh xe: Bánh xe là bộ phận nhận lực từ trục truyền động và chuyển động để tạo ra sự di chuyển hoặc vận tốc. Chúng có thể là bánh xe trên ô tô, bánh xe trên máy móc công nghiệp hoặc bất kỳ loại bánh xe nào trong hệ thống truyền lực.
- Hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển giám sát và điều chỉnh các thông số của hệ thống truyền lực như tốc độ, mô-men xoắn, áp suất, nhiệt độ và các thông số khác. Nó đảm bảo rằng hệ thống hoạt động ổn định và an toàn.
Tất cả các bộ phận này hoạt động cùng nhau để chuyển đổi và truyền động năng lượng từ nguồn năng lượng đến các bộ phận khác trong hệ thống truyền lực, đáp ứng các yêu cầu vận hành và hiệu suất của hệ thống.
- Nhiệm vụ của hệ thống làm mát là giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn.
- Theo chất làm mát có hai hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát bằng nước, hệ thống làm mát bằng không khí.
- Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa: Tạo tia lửa điện cao áp để đốt cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đdúng thời điểm.
- Phân loại:
+ Hệ thống đánh lửa thường. (trong hệ thống đánh lửa thường có hệ thống đánh lửa có tiếp điểm).
+ Hệ thống đánh lửa điện tử (bán dẫn). (trong hệ thống này chia thành hệ thống đánh lửa có tiếp điểm và hệ thống đánh lửa không tiếp điểm).
- Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khoá khới động, rơle của bộ phận điều khiển sẽ hút lõi thép 3 sang trái, qua cần gạt 5, khớp truyền động 6 được đấy sang phải đê vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà 8. Đổng thời khi đó động cơ điện 1 cũng được đóng điện, momen quay của nó sẽ được truyền qua khớp 6 để làm quay bánh đà của động cơ đốt trong.
- Khi động cơ đốt trong đã làm việc, tắt khoá khơi động để ngắt dòng điện vào cuộn dây rơle của bộ phận điều khiển và ngắt dòng điện vào động cơ 1, lò xo 2 dãn ra đưa các chi tiết của bộ phận điểu khiến và truyền động trở vể vị trí ban đầu.
Tham khảo:
- Hệ thống khởi động gồm 4 bộ pận chính.
+ Nguồn điện 1 chiều: ắc quy
+ Bộ phận điều khiển (Rơ le, thanh kéo cần gạt )
+ Động cơ điện 1 chiều
+ Bộ phận truyền động: Khớp truyền động ( Măng nix)
3. Nguyên lý làm việc
- Khi động cơ chưa khởi động.
+ Khi chưa đóng công tắc khởi động, lò xo 2 đẩy lõi thép 3 và thanh kéo 4 sang phải, đầu dưới cần gạt 5 kéo khớp 6 sang trái để vành răng của khớp 6 tách ra khỏi vành răng của bánh đà 8
- Khi khởi động động cơ .
+ Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khóa khởi dộng, rơ le khóa khởi động sẽ hút lõi thép 3 sang bên trái qua cần gạt 5, khớp truyền động 6 được đẩy sang phải để vành răng của nó ăn khớp với vành răng bánh đà 8.
- Khi động cơ đã làm việc .
+ Khi động cơ đã làm việc , tắt khóa khởi động để ngắt dòng điện vào cuộn rơ le của bộ phận điều khiển và ngắt dòng điện vào động cơ 1, lò xo hồi vị 2 ở rơ le giãn ra đẩy các bộ phận điều khiển và truyền động về vị trí ban đầu. Chú ý :
+ Khi khởi động nên bấm công tắc rứt khoát để đảm bảo độ bền cho hệ thống.
+ Cần thường xuyên bảo dưỡng ắc quy và chổi than của động cơ điện để bảo đảm hệ thống luôn hoạt động tốt.
+ Khớp truyền động là khớp 1 chiều vì vậy nó chỉ có thể truyền chuyển động từ động cơ sang vành răng bánh đà nhằm bảo vệ động cơ điện.
Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được.