Hãy viết một đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em hoặc một lễ hội mà em biết.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2:
- Bài tham khảo
Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này.
● HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đê bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ
● pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ được 5 điểm.
● Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm (4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5)
● HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên trừ toàn bài 0,5 điểm.
● Chữ viết không đúng quy định trừ 0,5 điểm
Em tham khảo đoạn văn sau nhé!
Bình Định có rất nhiều lễ hội đặc sắc, thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa vùng đất này nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong đó, em ấn tượng nhất với lễ hội cầu ngư. Cầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống gắn liền với đời sống ngư dân vùng biển. Lễ hội cầu ngư mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi). Lễ hội này còn mang mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá. Lễ hội này được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 15/2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn. Lễ hội Cầu Ngư Bình Định được diễn ra với hai phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng như: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động như: kéo co, bơi thúng đôi nam, lắc thúng, ngoáy thúng. Bên cạnh đó còn có các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và du khách đến xem lễ hội. Là một người con của Bình Định, em rất tự hào về lễ hội truyền thống này. Dù đã được tham dự lễ cầu ngư không biết bao nhiêu lần nhưng lần nào em cũng đều cảm thấy háo hức, phấn khởi. Hi vọng người dân Bình Định sẽ luôn gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống quý báu này.
Vào những dịp lễ tết, quê em thường tổ chức chơi ném còn. Trò chơi tuy chỉ diễn ra trong một buổi, một ngày nhưng thường rục rịch chuẩn bị từ cả tháng trước đó.
Để chơi ném còn, thì cần chuẩn bị hai phần cơ bản đó là quả còn và cây nêu. Những quả còn sẽ do các cô gái may vá, còn cây nêu sẽ do đám trai làng chuẩn bị. Trước hết là về cây nêu. Thường mỗi làng sẽ có một bãi đất trống lớn để tổ chức các hoạt động tập thể. Câu nêu sẽ được dựng ở chính giữa đó. Cây nêu được làm từ các thân tre cao từ 15 đến 20 mét, dựng thẳng ở giữa sân. Thân cây nêu được quấn quanh bởi hai màu đỏ và vàng. Nghe các cụ trong làng bảo, màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Trên ngọn cây nêu là một vòng tròn rỗng, được trang trí bằng các dây tua rua nhiều màu sặc sỡ. Vừa giúp tăng vẻ đẹp, lại vừa giúp dễ nhận diện vị trí của vòng tròn. Tiếp theo là quả còn. Quả còn được may từ nhiều mảnh vải khác nhau, mỗi mảnh có mỗi màu sắc riêng, chắp với nhau tạo thành các múi vuông gắn liền vào nhau. Để trang trí thêm cho những quả còn, người ta chắp thêm vào nhiều sợi dây tua rua sặc sỡ. Giúp quả còn của bản thân trở nên đặc sắc hơn. Công đoạn may quả còn này thường diễn ra cả tháng trời trước khi lễ hội diễn ra.
Cách chơi ném còn thì vô cùng đơn giản. Người chơi chia thành các đội nhỏ để thi đấu với nhau. Đến lượt của ai, thì người đó cầm phần dây, xoay tròn quả còn rồi ném lên, sao cho qua được vòng tròn trên ngọn cây nêu thì sẽ thắng. Tuy đơn giản như vậy, nhưng trò chơi này vẫn thực sự hấp dẫn đối với mọi người. Khi chơi, những người ở bên ngoài sẽ vây xem và cổ vũ cho đội thi, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Trai gái ăn mặc thật xinh đẹp, cùng nhau ném còn trong tiết trời xuân ấm áp. Còn gì vui bằng! Điều thực sự làm nên niềm vui của ngày Tết quê em, chính là những buổi hội chơi ném còn. Nó diễn ra trong sự hồ hởi, mong chờ, vui thích của người dân. Mọi người tham gia trò chơi, nhưng vui mới là chính, còn chuyện thắng thua chỉ xếp vào bên lề.Hiện nay, các hoạt động ngày lễ tết ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhưng trò chơi ném còn vẫn là một nét đặc sắc văn hóa không thể nào xóa nhòa được. Chừng nào xuân còn thắm trên nương lúa, khi đó người làng em còn chơi ném còn.
Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.
Lễ hội đua thuyền là một lễ hội đặc trưng mang hồn cốt dân tộc Việt Nam. Em đã có lần được xem lễ hội đua thuyền vô cùng đặc sắc. Lễ hội được tổ chức trong khuôn viên có một chiếc hồ lớn phù hợp để diễn ra. Những chiếc thuyền rồng bằng gỗ được điêu khắc tinh xảo và sơn màu rực rỡ. Có chiếc màu vàng, có chiếc màu dỏ, có chiế claij màu xanh, tùy vào sở thích của mỗi đội. Những người điều khiển thuyền cũng mặc những bộ quần áo đặc trưng và vô cùng rực rỡ. Khi người phất cờ báo tín hiệu các đội bắt đầu cuộc đua. Thì những cánh tay khỏe mạnh bắt đầu gồn lên để chèo lái chiếc thuyền về phía trước. Thoăn thoắt, những chiếc thuyền lao lên phía trước. Cuộc đua diễn ra vô cùng gay cấn vì các đội vô cùng ngang sức ngang tài. Nhưng cuối cùng cũng có đội nhỉnh hơn và dành chiến thắng. Sau đó, tất cả đều nở nụ cười vì đây chỉ là cuộc chơi và họ đã cố gắng hết mình. Đua thuyền là cần tinh thần đồng đội cao, nỗ lực của tất cả mọi người. Lễ hội đua thuyền không chỉ mang tính giải trí mà nó còn mang giá trị nhân văn và dạy dỗ sâu sắc cho mỗi chúng ta.
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này
tham khảo nha em:))
Hội làng em được tổ chức vào mùng sáu tháng Giêng âm lịch. Một trong những hoạt động được mong chờ nhất là lễ hội đua thuyền.
Con sông chảy qua làng em rất hiền hòa. Từ sáng sớm, mọi người dân trong làng đã ra bờ sông. Ai cũng háo hức chờ đợi, hồi hộp chờ đợi cuộc đua bắt đầu. Năm đội tham dự cuộc thi đại diện cho năm xóm trong làng. Mỗi đội mặc một bộ trang phục truyền thống với màu sắc khác nhau. Em cổ vũ cho đội màu đỏ, là đội của xóm em.
Trên sông, năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Trên thuyền có mười anh thanh niên cao lớn, khỏe mạnh. Anh trai em cũng là một thành viên trong số đó. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu vang lên, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía trước. Chặng đường đua dài khoảng mười ki-lô-mét. Đội nào cũng gắng hết sức để về đích đầu tiên. Người dân hai bên bờ hò reo cổ vũ cho đội của mình. Những tiếng hô: “Đội đỏ cố lên! Đội xanh cố lên! Đội trắng cô lến!..” khiến cuộc đua thêm sôi nổi. Mọi người vừa hô vừa chạy theo những chiếc thuyền.
Đội trắng đang ở vị trí thứ nhất. Theo sau là đội cam, đội đỏ. Nhưng khoảng cách giữa ba đội là không xa. Hai đội vàng và đội xanh đang ở vị trí cuối cùng cũng đang cố gắng hết sức để bắt kịp. Đến khi chỉ còn khoảng vài mét nữa là tới đích thì bất ngờ đội đỏ bắt đầu tăng tốc. Thật bất ngờ, đội đỏ đã vượt lên trước. Đích đến đang ở rất gần rồi. Tiếng hò reo càng lớn hơn. Em hào hứng hô to: “Đội đổ có lên”. Cuối cùng, đội đỏ là đội về đích đầu tiên, giành được giải nhất. Theo sau là đội trắng, đội cam, đội vàng, và đội xanh. Em cảm thấy rất vui vì đội của xóm mình đã chiến thắng.
Các đội giành giải nhất, nhì và ba lên nhận giải thương. Hai đội thua cuộc không vì thế mà nản chí. Họ tự nói với nhau sẽ quyết tâm cho mùa giải năm sau. Người xem thì có người hài lòng với kết quả, có người không phục.
Cuộc đuôi thuyền năm nay vô cùng hấp dẫn. Em mong rằng năm sau có thể tiếp tục được xem lễ hội đua thuyền của quê mình.
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.
Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
- Bài tham khảo
Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này.