K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A

28 tháng 11 2018

Chọn đáp án: A

12 tháng 10 2017

Từ đồng nghĩa với từ cậy và nhờ: cậy thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ, hiệu quả của người khác

- Từ chịu có các từ đồng nghĩa nhận, nghe, vâng (thể hiện sự đồng ý, chấp thuận với người khác)

    + Nhận: tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường (sắc thái trung tính)

    + Nghe, vâng: đồng ý, chấp nhận của kẻ dưới với người bề trên (thái độ ngoan ngoãn, kính trọng)

    + Chịu: thuận theo người khác một lẽ nào đó mà mình có thể không hài lòng.

Dùng từ “chịu” Kiều tỏ được thái độ tôn trọng em gái mình, vừa nài ép, đồng thời coi trọng tình cảm cao quý đối với Kim Trọng.

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
                        Ai đưa ra ý nghĩa của bài này giúp mk với !Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốtSáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:- Bác Hồ! Bác Hồ!- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.Cả...
Đọc tiếp

                        Ai đưa ra ý nghĩa của bài này giúp mk với !

Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốt

Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.

Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:

- Bác Hồ! Bác Hồ!

- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.

Cả đám thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.

Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.

Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:

- Các cháu đang chơi Tết?

- Thưa Bác, vâng ạ!

- Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!…

Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi hộp quá, nói không được nhiều…

Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:

- Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?

- Thưa Bác có ạ! – Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh ở lớp.

Tất cả đều cười. Nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.

Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ.

Bác hỏi Thắng:

- Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?

- Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một cuốn sổ một lần hai quả cam.

Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi, lao động thật giỏi… để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt.

- Thưa Bác vâng ạ!

1
29 tháng 1 2018

nói lên sự quan tâm, yêu mến của BÁC đối với HS

6 tháng 7 2019

c, Cả hai câu của Thúy Kiều đều chứa hàm ý, người nghe là Hoạn Thư

- " Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!" : Người quyền uy, quý phái như tiểu thư mà cũng có lúc phải tới đây (ý giễu cợt, mỉa mai)

- " Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều" : sự cảnh báo trước hình phạt thích đáng cho kẻ cay nghiệt như Hoạn Thư

- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:

c, Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu/ Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?Điểm thêm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích đã cho (trang 90 .SGK Ngữ văn 9, tập 2) và trả lời câu hỏi.

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:

- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, concòn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?

1
12 tháng 11 2018

Mức độ hàm ý ở câu thứ hai thấp hơn, nghĩa là người nghe có thể hiểu được ý người nói dễ hơn. Tí hiểu được hàm ý trong lời mẹ nói khi "giãy nảy", "liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc", "u bán con thật đấy ư?"

27 tháng 3 2017

Câu nói " cơm sôi rồi, nhão bây giờ!" Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão

Bé Thu nói hàm ý vì không chịu gọi ông Sáu là ba, và vì tính cách của bé Thu bướng bỉnh.

- Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không hiệu quả vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách " ngồi im" vờ như không nghe thấy.

19 tháng 5 2021

Phân tích đoạn trích sau:

…Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

(Trao duyên - trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.104) 

Dạ đây rõ hơn ở đây ạ

 

19 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

* Câu 1, 2: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Trước khi kể chuyện tình yêu của mình, trước khi trao duyên, Kiều đặt Vân vào một tình thế không thể từ chối được.

-> Thúy Kiều đã sử dụng ngôn từ hết sức tinh tế, hết sức cẩn trọng để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nàng cũng rất hiểu cho tình thế của Thúy Vân, đây là câu chuyện nhất mực hệ trọng, là hạnh phúc của một đời người, đây là câu chuyện rất đột ngột với Thúy Vân.

-“cậy”:

+ là nhờ giúp đỡ, nhờ người khác làm mộ việc gì đó cho mình -> nhờ

+ nghĩa hàm ẩn:

Sự gửi gắm, tin tưởng (tin cậy) Trông mog, hi vọng rất tha thiết (trông cậy)

->Thúy Kiều đã thể hiện sự gửi gắm, nương nhờ rất tha thiết.

-“chịu lời”

+ Nét nghĩa chính tương đương với nhận lời – nhận lời một cách thoải mái

+ Nhận lời làm việc gì đó mà không tự nguyện, miễn cưỡng chấp nhận

->Thúy Kiều rất hiểu cho tình thế, cảm xúc của Thúy Vân khi phải nghe lời sắp nói.

    Kim Trọng có thể là người hoàn hảo, có trí tuệ, có thể là người rất lí tưởng với Thúy Kiều nhưng chưa hẳn đã làm cho Thúy Vân rung động, nhất là khi Vân chưa hề có tình yêu với chàng Kim. -> thiệt thòi của Thúy Vân

- “lạy, thưa”:

+ Cặp từ này phi lí khi được sử dụng trong quan hệ chị em của lễ giáo phong kiến

+ Trở thành hợp lí trong quan hệ giữa người ban ơn với kẻ chịu ơn. -> thể hiện sự tôn trọng trước những gì Thúy Vân sẽ làm cho mình

ð  Cách dùng từ của Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào tình thế khó có thể từ chối trước những điều éo le, nghịch cảnh sắp nói.

* Câu 3 – câu 12: Lí lẽ trao duyên

- Thúy Kiều đưa ra mâu thuẫn mà mình đang phải đối mặt, đang rất dằn vặt, suy nghĩ:

+ Thúy Kiều đã hẹn thề với Kim Trọng

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

++ Quạt ước - ngày: tặng quạt để ngỏ ý ước hẹn trăm năm

++ Chén thề - đêm: uống rượu để thề nguyền trung thủy

-> Đây là câu chuyện đã diễn ra giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Thúy Kiều tặng quạt cho Kim Trọng. Hai người uống rượu thề nguyền trong đêm tự tình:“Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”.

Thúy Kiều còn nhiều lần khác nói lời thề nguyền chung thủy với Kim Trọng:

-                                         Đã lòng quân tử đa mang

                             Một lòng vâng tạc đá lòng thủy chung

-                                        Cùng nhau trót ăn nặng lời

                           Dẫu thay mái tóc dám dời lòng xưa

-                                       Còn non còn nước còn dài

                           Còn về còn nhớ đến người hôm nay

->Nguyên tắc ứng xử của người xưa: đã thề thì nhất định phải thực hiện

>< Nhưng Thúy Kiều lại vi phạm lời thề, là người bội ước khi bán mình chuộc cha.

   Sự bội ước ấy được diễn giải qua một loạt những câu thơ:

+ Giải thích nguyên nhân – khách quan: dù là khách quan nhưng Thúy Kiều vẫn là người bội ước

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

->Biến cố rất lớn, rất bất ngờ, đột ngột đến mức người ta không kịp trở tay, không kịp chuẩn bị.  Đó là chuyện cha và em bị vu oan -> gia đình tan nát.

-> Thúy Kiều bị đặt vào mâu thuẫn “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”. Cuối cùng quyết định:

Đệ lời thệ hải minh sơn

Làm con trước phải đền ơn sinh thành

Vì:   

                                        Thà rằng liều một thân con

                                 Hoa dù giã cánh, lá còn xanh cây

->Chọn chữ hiếu – tuân thủ nguyên tắc đạo lí phong kiến

=> Rơi vào mâu thuẫn khác: phụ lòng người yêu.

=> Thúy Kiều đã gửi gắm sự áy náy, dằn vặt, hối lỗi

Giữa đường đứt gánh tương tư” -> tình yêu dang dở, “đứt gánh”, thành ngữ “giữa đường đứt gánh” khắc sâu tình cảnh của Thúy Kiều

ð    Đau khổ

- Thúy Kiều đề xuất giải pháp để giải quyết mâu thuẫn:

                                    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

-> Thúy Kiều đã lựa chọn ngôn từ chuẩn xác

+ keo loan: keo được làm từ huyết của con chim loan

+ dùng keo loan để “chắp vá”

+ tơ thừa: cho thấy hai điều

++ Sự đau đớn của Thúy Kiều

++ Sự tội nghiệp của Thúy Vân

-> Mối duyên mình rất trân trọng lại phải lìa bỏ và trao cho người khác. Người ấy cũng không hề có tình cảm với người mình yêu. Mình đau đớn bao nhiêu thì người nhận duyên cũng đau đớn bấy nhiêu

+ Mặc em: có hai nghĩa

++ Mặc kệ

++ Buộc em vào -> Vân không thể từ chối. Vì

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

-> Suốt từ đầu, Thúy Kiều vẫn rất hiểu cho tình thế của em

+ Ngày xuân: tuổi trẻ, cơ hội hạnh phúc còn phơi phới, rộng mở, thênh thang trước mắt.

-> Nếu không có câu chuyện của mình, em sẽ có cơ hội hạnh phúc nhưng em sẽ không vì thế mà từ chối mình bởi:

+ Tình máu mủ: tình chị em ruột thịt. Chị cũng vì gia đình nên mới lỡ dở và phải nhờ đến em

=> Em sẽ thay mình trả nợ duyên cho Kim Trọng “thay lời nước non”.

=> Nợ tình thì không trả được vì khối tình ấy rất sâu nặng nhưng có thể nhờ Thúy Vân trả nợ duyên.

- Thúy Kiều giãi bày tâm trạng của mình:

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

-> Luôn có dự cảm không lành. Khi bước chân ra khỏi nhà, khi phải chia tay tình yêu có nghĩa là sẽ chết.

-> Nhưng có điều cứu rỗi: đã phó thác duyên cho Thúy Vân, có thể ngậm cười chín suối, được an ủi, được xoa dịu nỗi đau.

     Sự xoa dịu ấy chỉ có thể có được khi Thúy Vân thay mình trả nợ duyên Kim Trọng

->Đây cũng là một đoạn ra điều kiện với Thúy Vân.

=> Vân không thể từ chối.

=> Thúy Kiều đặt trách nhiệm “chắp mối tơ thừa” sang cho Vân để Vân không thể từ chối.

=> Lập luận sắc sảo, hợp lí

=> Sự thông minh của Thúy Kiều.

Tổng kết